Trường doanh nhân HBR ×

MÔ HÌNH DROPSHIPPING LÀ GÌ? 5 BƯỚC XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH DROPSHIPPING

Nội dung [Hiện]

Mô hình kinh doanh Dropshipping là một trong những xu hướng kinh doanh trực tuyến ngày càng phổ biến và thu hút sự chú ý của nhiều người. Với tiềm năng hoạt động linh hoạt và vốn khởi điểm ít, nó đã trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người muốn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng của mình. Hãy cùng HBR tìm hiểu mô hình dropshipping là gì và cách xây dựng mô hình tiềm năng này trong bài viết dưới đây.

1. Mô hình kinh doanh Dropshipping là gì?

Mô hình kinh doanh Dropshipping là gì? Mô hình kinh doanh Dropshipping là mô hình bán hàng bỏ qua bước vận chuyển. Người bán hàng không phải nhập hàng, lưu trữ tồn kho mà chỉ cần tập trung vào quảng cáo để bán hàng. Thay vào đó, họ hợp tác với nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất để gửi hàng trực tiếp đến khách hàng. Khi có đơn hàng từ khách hàng, người bán chỉ cần chuyển thông tin đơn hàng và địa chỉ giao hàng cho nhà cung cấp và nhà cung cấp sẽ gửi hàng trực tiếp đến khách hàng.

Mô hình kinh doanh Dropshipping là mô hình bán hàng bỏ qua bước vận chuyển
Mô hình kinh doanh Dropshipping là mô hình bán hàng bỏ qua bước vận chuyển

2. Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh Dropshipping

Mô hình kinh doanh Dropshipping có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của mô hình này

2.1. Ưu điểm của mô hình kinh doanh Dropshipping 

  • Khởi đầu với vốn ít: Bạn không cần phải đầu tư một số lượng lớn hàng hóa hoặc lưu trữ, giúp giảm thiểu rủi ro tài chính.

  • Linh hoạt và dễ dàng mở rộng: Mô hình kinh doanh Dropshipping cho phép bạn dễ dàng mở rộng doanh nghiệp mà không gặp các rào cản về lưu trữ hàng hóa. Bạn có thể thử nghiệm và bán nhiều sản phẩm khác nhau mà không cần phải vận hành tồn kho trước.

  • Quản lý dễ dàng: Với mô hình kinh doanh Dropshipping, bạn không phải lo lắng về việc quản lý kho hàng, đóng gói và vận chuyển. Nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động này, giúp bạn tập trung vào việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

  • Đa dạng sản phẩm: Bạn có thể dễ dàng mở rộng danh mục sản phẩm. Bạn có thể tìm kiếm và bán hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

2.2. Nhược điểm của mô hình kinh doanh Dropshipping 

  • Cạnh tranh khốc liệt: Vì Dropshipping trở nên ngày càng phổ biến, cạnh tranh trên thị trường cũng trở nên khốc liệt. Bạn phải làm việc chăm chỉ để xây dựng một thương hiệu độc đáo và tìm cách nổi bật trong số hàng ngàn cửa hàng Dropshipping khác.

  • Chi phí vận chuyển cao: Một đơn hàng bán lẻ dưới 1 kg từ Trung Quốc về Việt Nam đang ở mức 50.000 – 60.000 VND. Giá này chưa bao gồm các chi phí khác như xử lý đơn hàng, đóng gói hay phân loại sản phẩm. Do đó, chi phí về vận chuyển đang là một bất lợi cho người sử dụng mô hình kindoanh Dropshipping.

Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh Dropshipping
Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh Dropshipping

2. 5 bước xây dựng mô hình kinh doanh Dropshipping 

Mô hình kinh doanh Dropshipping đang được nhiều nhà bán hàng áp dụng vì tính linh hoạt và lợi nhuận cao. Hiện tại mô hình này đang hoạt động theo các bước cơ bản sau:

2.1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường (Market Research) giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường, thực trạng và xu hướng hiện tại, từ đó đưa ra các chiến lược quảng cáo phù hợp nhằm bán được nhiều hàng nhất có thể.

Bạn cần khảo sát và thu thập thông tin về nhu cầu, sở thích, mong muốn của khách hàng tiềm năng của bạn. Điều này giúp bạn xác định được các sản phẩm hoặc danh mục sản phẩm nào có tiềm năng để bán và quảng cáo hướng tới đúng đối tượng khách hàng của mình trong mô hình kinh doanh Dropshipping. 

Nghiên cứu khách hàng trong mô hình kinh doanh dropshipping
Nghiên cứu khách hàng trong mô hình kinh doanh dropshipping

2.2. Lựa chọn sản phẩm kinh doanh 

Khi lựa chọn sản phẩm kinh doanh trong mô hình kinh doanh Dropshipping, bạn cần xem xét một số yếu tố sau đây:

  • Tính cạnh tranh: Xem xét mức độ cạnh tranh của sản phẩm trong thị trường. Nếu có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ gặp khó khăn để tạo sự phân biệt và cạnh tranh giá cả

  • Khả năng vận chuyển: Đánh giá khả năng vận chuyển và gửi hàng của sản phẩm. Chọn những sản phẩm nhẹ, không quá cồng kềnh để tiết kiệm chi phí vận chuyển và đảm bảo giao hàng nhanh chóng và hiệu quả

  • Lợi nhuận và giá cả: Xem xét lợi nhuận và giá cả của sản phẩm. Bạn cần tính toán chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển và giá bán để đảm bảo rằng bạn có thể đạt được lợi nhuận hợp lý trong mô hình kinh doanh Dropshipping.

Xem ngay 8 nguyên tắc để lựa chọn sản phẩm khi kinh doanh theo mô hình Dropshipping

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHOÁ XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

2.3. Liên hệ các nhà cung cấp

Ở bước này, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp sau khi lựa chọn sản phẩm kinh doanh. Đây chính là khoảng thời gian để bạn tìm hiểu và liên hệ với nhà cung cấp mặt hàng mà bạn dự định sẽ kinh doanh. Bạn hãy đặt ra các thỏa thuận về điều khoản nếu muốn làm việc một cách chuyên nghiệp và có được tối đa hóa lợi nhuận.

  • Sapo: Sapo là một nền tảng thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ Dropshipping hàng đầu tại Việt Nam. Các cửa hàng trực tuyến trên Sapo có thể bán các loại hàng hóa khác nhau như thời trang, điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm và nhiều loại sản phẩm khác tùy thuộc vào ngành hàng mà các cửa hàng tập trung kinh doanh

  • Tiki, Lazada: Tiki và Lazada là những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam và cũng cung cấp dịch vụ Dropshipping. Bạn có thể tạo tài khoản đối tác với Tiki và Lazada và sử dụng nền tảng của họ để bán sản phẩm và giao hàng trực tiếp tới khách hàng.

  • Amazon và eBay: Amazon và eBay là hai nền tảng thương mại điện tử quốc tế nổi tiếng. Chúng cung cấp mô hình kinh doanh Dropshipping cho các nhà bán hàng trên toàn thế giới, cho phép họ tiếp cận thị trường toàn cầu và khách hàng đa dạng

  • Haravan: Haravan cung cấp giải pháp thương mại điện tử và Dropshipping cho doanh nghiệp. Nền tảng của Haravan cho phép bạn tạo cửa hàng trực tuyến, quản lý sản phẩm, đơn hàng và kết nối với nhà cung cấp để gửi hàng trực tiếp tới khách hàng.

Các nhà bán hàng cần lựa chọn kĩ nhà cung cấp trong mô hình kinh doanh Dropshipping
Các nhà bán hàng cần lựa chọn kĩ nhà cung cấp trong mô hình kinh doanh Dropshipping

2.4. Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp

Nếu bạn không có kỹ năng thiết kế website cho mô hình kinh doanh Dropshipping, bạn có thể đầu tư vào dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp hoặc sử dụng các nền tảng thương mại điện tử có sẵn để xây dựng cửa hàng trực tuyến của mình.

Quan trọng là bạn nên nghiên cứu và tham khảo các đối thủ cạnh tranh để có những cải tiến và điểm nổi bật trong thiết kế của bạn. Điều này giúp bạn tạo ra một trải nghiệm mua hàng tốt hơn cho khách hàng của mình và tạo sự khác biệt trong thị trường.

2.5. Quảng cáo cho website 

Để quảng cáo cho website bán hàng của bạn, có một số phương pháp quảng cáo hiệu quả mà bạn có thể xem xét:

  • Quảng cáo Facebook: Trong mô hình kinh doanh Dropshipping, Facebook Ads là một công cụ quảng cáo mạnh mẽ và phổ biến. Bạn có thể tạo các quảng cáo dựa trên đối tượng mục tiêu, địa điểm, sở thích và hành vi của người dùng Facebook

  • Quảng cáo Zalo: Zalo cũng là một nền tảng quảng cáo phổ biến trong mô hình kinh doanh dropshipping. Bạn có thể chạy quảng cáo trên Zalo để tiếp cận khách hàng Việt Nam thông qua các hình thức như tin nhắn quảng cáo, banner quảng cáo trên trang chủ Zalo, quảng cáo trên Zalo Official Account…

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp website của bạn xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm như Google.

  • Banner quảng cáo trên các trang báo và trang thông tin: Đặt banner quảng cáo trên các trang báo, trang thông tin có lượng truy cập cao có thể giúp bạn tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Hãy xác định đúng đối tượng mục tiêu của bạn và chọn các trang phù hợp để đặt quảng cáo.

XEM THÊM: 11 MÔ HÌNH KINH DOANH ONLINE NÊN ỨNG DỤNG ĐỂ ĐỘT PHÁ DOANH THU

3. Hỏi đáp những thách thức và cách vượt qua khi thực hiện mô hình kinh doanh Dropshipping

Câu hỏi 1: Chi phí chiết khấu thấp và giá nhập hàng cao trong mô hình kinh doanh Dropshipping dẫn đến lợi nhuận khiêm tốn sau khi trừ các chi phí.

Trả lời: Nỗ lực mở rộng kinh doanh để tăng số lượng sản phẩm bán ra là giải pháp để có cơ hội đàm phán mức chiết khấu thích hợp và đạt lợi nhuận cao hơn trong mô hình kinh doanh Dropshipping

Câu hỏi 2: Việc sử dụng quảng cáo click (PPC - Pay Per Click) có thể đòi hỏi chi phí cao

Trả lời: Tập trung vào từ khóa có mô tả sát nhất với tìm kiếm của khách hàng. Ngoài Google AdWords, bạn cũng có thể sử dụng các kênh khác như email marketing, mạng xã hội, quảng cáo trả tiền, truyền miệng để đa dạng hóa nguồn tiếp cận khách hàng và tạo trải nghiệm đáng nhớ để thu hút và giữ chân khách hàng

Câu hỏi 3: Có quá nhiều đối thủ cạnh tranh? 

Trả lời: Hãy tìm kiếm các cơ hội mới và khám phá các kênh quảng cáo khác như diễn đàn, phần hỏi đáp, trang báo để tiếp cận khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh

Câu hỏi 4: Đối mặt với hết hàng và thời gian giao hàng từ nhà cung cấp

Trả lời: Hãy thỏa thuận với nhà cung cấp và cung cấp thông tin thời gian giao hàng chính xác cho khách hàng

4. Kết luận

Mô hình kinh doanh Dropshipping đã thu hút sự chú ý của nhiều người muốn khởi nghiệp trực tuyến. Đây là một mô hình linh hoạt và tiện lợi, cho phép bạn kinh doanh hàng hóa mà không cần phải lo về hàng tồn kho hay vận chuyển hàng. Bằng cách hiểu rõ về khái niệm và quy trình vận hành của mô hình này nhà kinh doanh sẽ đạt được nhiều thành công bất ngờ.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger