Trường doanh nhân HBR ×

9 CHIẾN LƯỢC TIÊP THỊ PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP

Nội dung [Hiện]

Trong thời gian đầu khởi nghiệp, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với câu chuyện “làm thế nào để còn tiền hoạt động”. Bỏ ra số vốn không nhỏ, nhất định phải bán được hàng để duy trì sự tồn tại của công ty. Vậy nhưng nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp lại chú trọng quá nhiều vào những khoản đầu tư không cần thiết mà bỏ qua tiếp thị và quảng cáo. Hệ quả là doanh thu ít đi và ngân sách lại càng eo hẹp. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 9 chiến lược tiếp thị chi phí thấp nhưng hiệu quả cao rất phù hợp với các doanh nghiệp khởi nghiệp.

1. Tiếp thị qua giới thiệu của khách hàng
 

Qua các cuộc khảo sát cho thấy, khách hàng ngày càng có xu hướng mua hàng thông qua một người bạn, người thân của họ. Những điều mà nhà sản xuất nói về sản phẩm chưa chắc đã thu hút được họ bằng những ý kiến phản hồi tích cực từ người đã dùng.

Chi phí cho chiến lược tiếp thị giới thiệu của khách hàng không hề tốn kém thậm chí doanh nghiệp sẽ không mất đồng nào để quảng cáo. Những phản hồi khách hàng cũ chính là lời giới thiệu chân thực và đáng tin tưởng nhất. Trong trường hợp nếu chưa ai biết về sản phẩm của bạn, hãy dành cho khách hàng một mức chiết khấu ưu tiên, đổi lại họ sẽ giới thiệu một khách hàng mới.

9 CHIẾN LƯỢC TIÊP THỊ PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP

2. Thông cáo báo chí
 

Mặc dù báo chí ngày nay đang bị mất chỗ đứng khi các trang mạng xã hội phát triển quá mạnh mẽ nhưng không thể phủ nhận rằng nó vẫn là kênh thông tin chính thống được nhiều người tin tưởng và tìm đọc. Khách hàng sẽ nghĩ rằng phải là một thương hiệu uy tín mới có thể xuất hiện trên trang báo. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp khởi nghiệp chia sẻ thông tin sản phẩm, pr thương hiệu trên các kênh truyền thông lớn, có uy tín và sức lan rộng.

3. Tiếp thị nội dung
 

Đừng quên rằng, người mua sẽ mua theo cảm xúc nhiều hơn mua theo nhu cầu. Khi nội dung tiếp thị có thể lay động được cảm xúc của họ khiến họ muốn hành động ngay lập tức là lúc sản phẩm của bạn được bán.

Cách tiếp cận đơn giản nhất là tạo một trang web cho doanh nghiệp, mỗi ngày cập nhật những thông tin hữu ích có liên quan đến sản phẩm vừa giúp họ giải trí, vừa thực tế, độc đáo, sáng tạo để thực hiện mục đích bán hàng của mình.

4. SEO
 

Sau khi đã có các bài viết trên website, hãy đầu tư để cải thiện khả năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Việc nghiên cứu các từ khóa được tìm nhiều nhất trên Google cũng chính là cách tìm hiểu insight của khách hàng. Khi khách hàng quan tâm đến sản phẩm, họ sẽ đặt ra những câu hỏi thắc mắc và các nội dung tiếp thị của mình chính là lời giải đáp thắc cho họ về sản phẩm.

5. Tiếp thị truyền thông xã hội
 

Mạng xã hội là kênh truyền thông tốt và phù hợp với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo thống kê gần đây nhất năm 2018 đã có khoảng hơn 4 tỷ người sử dụng Internet. Với những con số khổng lồ trên cũng hoàn toàn dễ hiểu cho việc hiện trên toàn thế giới hơn 3 tỷ người sử dụng các mạng xã hội. Điều đó đồng nghĩa cứ 2 người thì sẽ có 1 người sử dụng mạng xã hội. Nếu chỉ kể riêng mạng xã hội Facebook, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 thế giới về số lượng người dùng.

Đây là chính là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận và đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng. Việc tiếp cận với khách hàng mục tiêu trên các trang mạng xã hội cũng sẽ tăng nguồn truy cập đến trang web của doanh nghiệp.

9 CHIẾN LƯỢC TIÊP THỊ PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP

6. Tiếp thị bằng email
 

Mặc dù cách tiếp cận bằng email trong xu hướng xã hội hiện nay được cho là tốn nhiều thời gian nhưng đây vẫn là một trong những chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất về mặt chi phí. Khách hàng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong muốn, danh sách email phải là các khách hàng có nhu cầu về sản phẩm, đang tìm hiểu về sản phẩm chứ không phải là hàng loạt data mua từ nguồn nào đó.

7. Quảng cáo Pay – per – Click (PPC)
 

Quảng cáo Pay-per-click có thể tốn kém nếu nhắm vào những từ khóa hàng đầu có lượng truy cập cao, nhưng vẫn có những thị trường ngách và ứng dụng phù hợp với các nhà khởi nghiệp có túi tiền eo hẹp.

8. Thương hiệu cá nhân
 

Mọi người có xu hướng tin vào những phản hồi của người dùng sản phẩm nói hơn là doanh nghiệp cùng với quyền “tự do ngôn luận” mỗi trang mạng cá nhân là một “tờ báo” nên các doanh nhân hoàn toàn có thể tự  mình thu hút lượng khách hàng riêng. Người nhà mình tự quảng cáo tiếp thị cho sản phẩm của mình thì càng tuyệt vời mà chẳng tốn kém chi phí.

9. Diễn đàn và nhóm cộng đồng
 

Diễn đàn và nhóm cộng đồng những người đang có chung một mối quan tâm sẽ là nơi tiếp thị sản phẩm hiệu quả. Đúng mục tiêu, đúng đối tượng và đúng nhu cầu cấp thiết, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng được bán.

Trên đây là những chiến lược tiếp thị sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp khởi nghiệp. Cho dù nếu công ty của bạn đang quá eo hẹp về ngân sách buộc phải tạm thời đưa tiếp thị ra khỏi bài toán tài chính thì vẫn nên tìm những giải pháp để xây dựng sự nhận diện thương hiệu và sản phẩm. Khi đã có nguồn doanh thu ổn định và tốt hơn, những chiến lược tiếp thị lớn hơn sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn doanh nghiệp.

*Biên soạn theo DNPlus

 

 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger