TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

TẬN DỤNG KÊNH BÁN HÀNG ONLINE GIÚP BÙNG NỔ DOANH THU ĐA NỀN TẢNG

Mục lục [Ẩn]

  • 1. 12 kênh bán hàng online hấp dẫn nhất hiện nay
    • 1.1. Kênh Tiktok - Xu hướng bán hàng tiềm năng 
    • 1.2. Kênh Zalo - Nền tảng bán hàng thân thuộc
    • 1.3. Kênh Facebook - Nền tảng bán hàng quốc dân
    • 1.4. Kênh Instagram - Kênh tiếp cận nhóm khách hàng trẻ 
    • 1.5. Kênh Youtube - Nền tảng bán hàng sáng tạo và thu hút
    • 1.6. Kênh Website - Đảm bảo uy tín và tính chuyên nghiệp
    • 1.7. Kênh Google - Nền tảng tiếp cận hàng triệu khách hàng 
    • 1.8. Kênh thương mại điện tử - Vị trí dẫn đầu
    • 1.9. Kênh Affiliate Marketing - Bán hàng linh hoạt và sáng tạo
    • 1.10. Kênh rao vặt - Trợ thủ bán hàng đắc lực
    • 1.11. KOL, KOC hoặc influencer - Xu hướng thời thượng
    • 1.12. Kênh Email Marketing - Phương pháp bán hàng hiện đại
  • 2. Xu hướng bán hàng đa kênh bùng nổ doanh số 

Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, việc tận dụng các kênh bán hàng hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu đột phá. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR khám phá top 12 kênh bán hàng online tiềm năng nhất, giúp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng doanh thu đột phá. 

1. 12 kênh bán hàng online hấp dẫn nhất hiện nay

Dưới đây là top 12 kênh bán hàng online hiệu quả nhất mà doanh nghiệp không thể bỏ qua nếu muốn tăng trưởng doanh thu bứt phá. 

1.1. Kênh Tiktok - Xu hướng bán hàng tiềm năng 

Mặc dù ra đời muộn hơn nhiều ứng dụng mạng xã hội khác nhưng TikTok đã nhanh chóng khẳng định vị thế với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng (theo thống kê của Brandastic) và hiện diện tại hơn 150 quốc gia (theo nghiên cứu năm 2019 của SensorTower). Trong đó, TikTok Shop là một tính năng mua sắm hiện đại, giúp người dùng có thể bán hàng trực tiếp thông qua video, livestream và tab giới thiệu sản phẩm.

Dưới đây là những lợi ích và hạn chế khi xây dựng kênh TikTok bán hàng:

Lợi ích:

  • Tương tác mạnh mẽ: Tiktok có lượng người dùng trẻ và năng động, video dễ viral, giúp sản phẩm tiếp cận nhanh chóng với hàng triệu người dùng.
  • Khả năng sáng tạo: Doanh nghiệp có thể tự do sáng tạo các nội dung video cuốn hút, giúp sản phẩm dễ dàng ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
  • Khả năng bán hàng trực tiếp: Việc tích hợp tính năng mua hàng ngay trên video hoặc livestream giúp chốt đơn nhanh chóng mà không cần rời nền tảng.

Hạn chế:

  • Yêu cầu sáng tạo cao: Doanh nghiệp cần đầu tư vào nội dung sáng tạo và hấp dẫn để thu hút người xem.
  • Cạnh tranh khốc liệt: Số lượng người bán trên Tiktok tăng mạnh, dẫn đến sự cạnh tranh lớn về nội dung và giá cả.
Kênh Tiktok
Kênh Tiktok

1.2. Kênh Zalo - Nền tảng bán hàng thân thuộc

Zalo là một trong những kênh bán hàng online đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua. Với hơn 60 triệu người dùng tại Việt Nam, Zalo đã trở thành nền tảng kết nối và giao tiếp quen thuộc, đồng thời là kênh bán hàng hiệu quả. 

Một số hình thức bán hàng phổ biến qua Zalo:

  • Bán hàng qua Zalo cá nhân: Đây là hình thức bán hàng giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng mục tiêu thông qua các tin nhắn, bài đăng cá nhân, hoặc chia sẻ thông tin sản phẩm. 
  • Bán hàng qua Zalo Shop: Zalo Shop, thông qua tính năng Zalo Official Account (OA), là một lựa chọn chuyên nghiệp hơn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng tệp khách hàng. 

Dưới đây là những lợi ích và hạn chế khi bán hàng qua kênh này:

Lợi ích:

  • Tiếp cận trực tiếp với khách hàng mục tiêu: Zalo giúp doanh nghiệp tương tác ngay lập tức với khách hàng tiềm năng thông qua tin nhắn hoặc bài đăng.
  • Tỷ lệ tiếp cận bài đăng/tin nhắn cao nhất: Zalo nổi bật với tỷ lệ tiếp cận tự nhiên cao. Theo thống kê, khi đăng một bài viết trên Zalo, cứ 10 người thì có tối thiểu 4 người nhìn thấy bài đăng, tương ứng với tỷ lệ 40%. Trong khi đó, với Facebook, tỷ lệ này chỉ dao động từ 5-10%.
  • Tính năng chăm sóc khách hàng hiệu quả: ZNS/ZNC giúp tự động hóa các thông báo, nhắc nhở, và phản hồi với chi phí thấp, đồng thời tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch.

Hạn chế:

  • Giới hạn bạn bè: Với Zalo cá nhân, doanh nghiệp chỉ có thể kết nối tối đa với 2,000 người, điều này hạn chế khả năng mở rộng quy mô bán hàng.
  • Khả năng cạnh tranh thấp: Zalo OA giúp cải thiện tương tác, nhưng vẫn chưa thực sự phổ biến bằng các kênh khác như Facebook hay Shopee.
Kênh Zalo
Kênh Zalo

1.3. Kênh Facebook - Nền tảng bán hàng quốc dân

Facebook là một trong những kênh bán hàng online phổ biến nhất hiện nay với hơn 3,3 tỷ người dùng toàn cầu, trong đó Việt Nam đứng thứ 7 với hơn 66 triệu người dùng. Với mức độ phủ sóng lớn, Facebook trở thành một kênh bán hàng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. 

Một số hình thức bán hàng phổ biến trên Facebook:

  • Bán hàng qua trang cá nhân: Người dùng có thể dễ dàng đăng bài giới thiệu sản phẩm trên Facebook cá nhân. Hình thức này phù hợp với những người kinh doanh nhỏ lẻ và muốn tận dụng mạng lưới cá nhân của mình. 
  • Bán hàng qua Fanpage: Fanpage là lựa chọn lý tưởng khi doanh nghiệp muốn tiếp cận lượng lớn khách hàng mục tiêu. Fanpage không giới hạn số lượng người theo dõi và có thể tận dụng quảng cáo trả phí (Facebook Ads) để gia tăng khả năng tiếp cận. 
  • Bán hàng qua Group (nhóm): Các nhóm (Group) trên Facebook là nơi tập trung người dùng có chung sở thích hoặc nhu cầu, rất phù hợp để doanh nghiệp chia sẻ thông tin sản phẩm và tiếp cận khách hàng tiềm năng. 
  • Bán hàng qua Messenger: Messenger là ứng dụng nhắn tin của Facebook, giúp doanh nghiệp dễ dàng tư vấn, tương tác và chốt đơn hàng. 

Dưới đây là những lợi ích và hạn chế khi bán hàng qua kênh này:

Lợi ích:

  • Phạm vi tiếp cận rộng lớn: Với lượng người dùng khổng lồ, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đồng thời dễ dàng gia tăng tương tác với kahchs hàng.
  • Đa dạng hình thức bán hàng: Facebook cung cấp nhiều kênh bán hàng từ cá nhân đến tổ chức, giúp doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn theo quy mô và đối tượng.
  • Khả năng chạy quảng cáo mạnh mẽ: Facebook Ads là công cụ quảng cáo hiệu quả, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tiếp cận, đẩy mạnh doanh thu.

Hạn chế:

  • Chi phí quảng cáo cao: Quảng cáo trên Fanpage đòi hỏi chi phí lớn để đạt hiệu quả tốt, đặc biệt đối với những doanh nghiệp mới hoặc quy mô nhỏ.
  • Khả năng trôi bài: Các bài đăng trên trang cá nhân hoặc nhóm dễ bị trôi, khiến bài viết ít xuất hiện trên newsfeed và giảm hiệu quả tiếp cận.
  • Phụ thuộc vào quản trị viên nhóm: Khi bán hàng qua các nhóm, doanh nghiệp phụ thuộc vào quy định của quản trị viên và khó quản lý bài viết.
Kênh Facebook
Kênh Facebook

1.4. Kênh Instagram - Kênh tiếp cận nhóm khách hàng trẻ 

Instagram là nền tảng chia sẻ hình ảnh và video ngắn, phù hợp cho các sản phẩm cần hình ảnh đẹp mắt. Doanh nghiệp có thể bán hàng qua Instagram Shop, quảng bá sản phẩm qua các bài đăng, stories hoặc thông qua các influencer.

Dưới đây là những lợi ích và hạn chế khi bán hàng qua kênh này:

Lợi ích:

  • Tập trung vào hình ảnh sản phẩm: Instagram là nơi lý tưởng để giới thiệu các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao như thời trang, mỹ phẩm.
  • Kết nối dễ dàng với Facebook: Instagram thuộc sở hữu của Facebook, giúp doanh nghiệp dễ dàng liên kết chiến dịch quảng cáo trên cả hai nền tảng.

Hạn chế:

  • Giới hạn về khách hàng: Instagram có tệp khách hàng chủ yếu là người trẻ, không phù hợp với mọi loại sản phẩm.
  • Hạn chế nội dung: Instagram chủ yếu tập trung vào hình ảnh, không cho phép chia sẻ nhiều thông tin chi tiết về sản phẩm.
Kênh Instagram
Kênh Instagram

1.5. Kênh Youtube - Nền tảng bán hàng sáng tạo và thu hút

Youtube Shopping cho phép doanh nghiệp bán hàng thông qua các video hướng dẫn, review sản phẩm hoặc livestream. Doanh nghiệp có thể chèn liên kết mua hàng trực tiếp trong video.

Dưới đây là những lợi ích và hạn chế khi bán hàng qua kênh này:

Lợi ích:

  • Nội dung chi tiết: Video dài giúp doanh nghiệp giải thích chi tiết về sản phẩm, tăng độ tin tưởng từ người xem.
  • Tiếp cận đa dạng đối tượng: Youtube có người dùng thuộc nhiều nhóm tuổi khác nhau, giúp doanh nghiệp tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng.

Hạn chế:

  • Chi phí sản xuất cao: Tạo ra các video chất lượng cao yêu cầu đầu tư về kỹ thuật và thời gian.
  • Cạnh tranh nội dung: Nhiều thương hiệu lớn đã phát triển kênh Youtube mạnh mẽ, tạo ra sự cạnh tranh cao trong việc thu hút lượt xem.
Kênh Youtube
Kênh Youtube

1.6. Kênh Website - Đảm bảo uy tín và tính chuyên nghiệp

Website bán hàng là một kênh độc lập mà doanh nghiệp hoàn toàn kiểm soát được. Khách hàng có thể truy cập trực tiếp vào website để xem và mua sản phẩm mà không cần qua bên thứ ba.

Dưới đây là những lợi ích và hạn chế khi bán hàng qua kênh này:

Lợi ích:

  • Kiểm soát hoàn toàn: Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh mọi khía cạnh của trải nghiệm người dùng từ giao diện đến quy trình mua hàng.
  • Tăng tính chuyên nghiệp: Website giúp xây dựng uy tín thương hiệu và cải thiện hình ảnh trong mắt khách hàng.

Hạn chế:

  • Chi phí cao: Doanh nghiệp phải đầu tư vào thiết kế và duy trì website, bao gồm cả chi phí bảo mật và quản lý.
  • Yêu cầu kỹ năng: Điều hành một website thành công đòi hỏi kỹ năng quản lý và tối ưu hóa liên tục.
Kênh Website
Kênh Website

1.7. Kênh Google - Nền tảng tiếp cận hàng triệu khách hàng 

Google không chỉ là công cụ tìm kiếm hàng đầu mà còn cung cấp nhiều giải pháp kinh doanh hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu và tối ưu doanh thu. Dưới đây là các công cụ hỗ trợ bán hàng phổ biến trên Google:

  • Google Shopping: Google Shopping cho phép các doanh nghiệp hiển thị sản phẩm trực tiếp trên Google Search thông qua hình ảnh, giá cả và thông tin mô tả. Người dùng có thể so sánh sản phẩm từ nhiều nhà bán lẻ khác nhau và dễ dàng quyết định mua sắm.
  • Google Business: Google Business là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tăng thứ hạng SEO, đồng thời quảng bá thương hiệu trên Google Maps và các tìm kiếm địa phương. Đây là cách hiệu quả để các doanh nghiệp thu hút khách hàng trong khu vực, đặc biệt là các cửa hàng offline.
  • Google Express: Google Express là một trung tâm mua sắm trực tuyến, kết nối khách hàng với các nhà bán lẻ lớn như Target, Costco và Best Buy. Đây là kênh giúp doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được lượng lớn người mua sắm thông qua một nền tảng đáng tin cậy.

Dưới đây là những lợi ích và hạn chế khi bán hàng qua kênh này:

Lợi ích:

  • Nhắm đúng đối tượng: Google Ads cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu theo từ khóa, giúp tiếp cận chính xác khách hàng đang có nhu cầu mua sắm.
  • Phân tích chi tiết: Các công cụ của Google cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả quảng cáo, giúp doanh nghiệp tối ưu chiến dịch.

Hạn chế:

  • Chi phí quảng cáo cao: Các từ khóa cạnh tranh có thể dẫn đến chi phí quảng cáo tăng cao, làm giảm tỷ suất lợi nhuận.
  • Phụ thuộc vào quảng cáo: Lượng truy cập từ Google phụ thuộc nhiều vào ngân sách quảng cáo.
Kênh Google
Kênh Google

1.8. Kênh thương mại điện tử - Vị trí dẫn đầu

Kênh thương mại điện tử (TMĐT) là nền tảng trực tuyến cho phép doanh nghiệp và cá nhân thực hiện quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ. 

Các sàn TMĐT nổi bật trong nước như Shopee, Lazada, Tiki, và Sendo là các kênh bán hàng phổ biến và hiệu quả. Bên cạnh các sàn TMĐT trong nước, doanh nghiệp có thể tận dụng các sàn TMĐT nước ngoài để tiếp cận thị trường toàn cầu, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận

  • Amazon: Đây là nền tảng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, cung cấp đa dạng ngành hàng từ cao cấp đến gia dụng. 
  • eBay: Không chỉ kết nối người bán với người mua, eBay còn phát triển hình thức đấu giá độc đáo, giúp thu hút khách hàng. Một số danh mục sản phẩm Việt Nam phổ biến trên eBay là thủ công mỹ nghệ, sức khỏe và sắc đẹp.
  • AliExpress: Một trang thương mại điện tử chuyên bán sỉ với các mặt hàng đa dạng từ thời trang đến điện tử. AliExpress cũng đang phát triển mảng bán lẻ để giúp các shop mở rộng hình thức bán hàng và thu hút thêm khách hàng.
  • Alibaba: Là nền tảng thương mại điện tử toàn cầu với hàng triệu giao dịch mỗi ngày. Việc hợp tác với Alibaba giúp shop cạnh tranh về giá và tạo uy tín thương hiệu thông qua huy hiệu "Gold Supplier."

Một số hình thức bán hàng qua sàn thương mại điện tử bao gồm:

  • B2B (Business to Business): Giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau, thường áp dụng cho việc buôn bán số lượng lớn sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • B2C (Business to Consumer): Mô hình phổ biến nhất, nơi doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng cuối cùng.
  • C2C (Consumer to Consumer): Giao dịch giữa người tiêu dùng với nhau thông qua một nền tảng trung gian, như Shopee hoặc Lazada.
  • C2B (Consumer to Business): Người tiêu dùng tạo ra giá trị (sản phẩm hoặc dịch vụ) và bán lại cho doanh nghiệp.

Dưới đây là những lợi ích và hạn chế khi bán hàng qua kênh này:

Lợi ích:

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Công nghệ AI và Big Data giúp phân tích hành vi người dùng, tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm.
  • Tiết kiệm chi phí: Cắt giảm chi phí thuê mặt bằng, nhân viên nhờ mô hình kinh doanh trực tuyến.
  • Tiếp cận khách hàng hiệu quả: Quảng cáo và đề xuất thông minh giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.

Hạn chế:

  • Cạnh tranh cao: Do nhiều người bán, khó nổi bật và giữ giá cạnh tranh.
  • Phí hoa hồng và chi phí: Sàn thu phí hoa hồng, giảm lợi nhuận.
  • Phụ thuộc vào chính sách sàn: Tuân thủ chặt chẽ quy định của sàn, rủi ro tài khoản bị hạn chế nếu vi phạm.
Kênh thương mại điện tử
Kênh thương mại điện tử

1.9. Kênh Affiliate Marketing - Bán hàng linh hoạt và sáng tạo

Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là hình thức bán hàng trong đó nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ (Advertisers) trả hoa hồng cho đối tác bên ngoài (Publishers) khi họ thu về doanh số hoặc lưu lượng truy cập thông qua các lượt giới thiệu. Dưới đây là hai loại chương trình tiếp thị liên kết phổ biến:

  • Chương trình tiếp thị liên kết nội bộ (Private Affiliate Program): Được phát triển riêng bởi các doanh nghiệp lớn, không cần qua bên trung gian, giúp tăng mức hoa hồng cho các Publishers. Doanh nghiệp và Publisher làm việc trực tiếp với nhau, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận.
  • Chương trình tiếp thị liên kết công khai (Affiliate Public Networks): Doanh nghiệp thuê bên trung gian (Affiliate Network) để quản lý chiến dịch, đảm bảo các quy trình hoạt động hiệu quả nhưng phải chia sẻ hoa hồng với bên thứ ba này.

Dưới đây là những lợi ích và hạn chế khi bán hàng qua kênh này:

Lợi ích:

  • Chi phí linh hoạt: Doanh nghiệp chỉ trả hoa hồng khi có kết quả cụ thể (lượt truy cập hoặc doanh số).
  • Tiếp cận thị trường rộng lớn: Publisher giúp quảng bá sản phẩm đến đối tượng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng.
  • Đa dạng kênh tiếp thị: Kết hợp nhiều Publishers giúp mở rộng chiến lược marketing.

Hạn chế:

  • Khó kiểm soát chất lượng: Chất lượng Publisher không đồng đều, có thể gây khó khăn trong việc đảm bảo uy tín thương hiệu.
  • Phụ thuộc vào nền tảng trung gian: Trong chương trình liên kết công khai, việc phụ thuộc vào bên trung gian có thể làm giảm lợi nhuận do phí quản lý và hoa hồng.
Kênh Affiliate Marketing
Kênh Affiliate Marketing

1.10. Kênh rao vặt - Trợ thủ bán hàng đắc lực

Kênh rao vặt là các trang web cho phép cá nhân và doanh nghiệp đăng tin bán hàng miễn phí hoặc với chi phí thấp, ví dụ như Chotot.vn, 5giay.vn,... Đây là kênh phổ biến để bán các sản phẩm đa dạng từ gia dụng, bất động sản, đến xe cộ.

Dưới đây là những lợi ích và hạn chế khi bán hàng qua kênh này:

Lợi ích:

  • Đăng tin miễn phí: Hỗ trợ đăng tin bán hàng miễn phí, giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo.
  • Tiếp cận khách hàng địa phương: Dễ dàng thu hút khách hàng tại khu vực gần, tăng khả năng giao dịch trực tiếp.

Hạn chế:

  • Thông tin không đáng tin cậy: Chất lượng thông tin và sản phẩm không đồng đều, khó kiểm chứng.
  • Ít tương tác: Khó khăn trong việc tương tác và chăm sóc khách hàng so với các kênh thương mại khác.
Kênh rao vặt
Kênh rao vặt

1.11. KOL, KOC hoặc influencer - Xu hướng thời thượng

Đây là hình thức tận dụng sức ảnh hưởng của người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm đến đông đảo người theo dõi. Hình thức này đặc biệt phù hợp với các lĩnh vực như thời trang, mỹ phẩm, công nghệ.

Dưới đây là những lợi ích và hạn chế khi bán hàng qua kênh này:

Lợi ích:

  • Tăng độ tin cậy: Người tiêu dùng thường tin tưởng các sản phẩm được KOL hoặc influencer giới thiệu.
  • Tiếp cận đa dạng: Tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng khác nhau tùy thuộc vào đối tượng người theo dõi của influencer.

Hạn chế:

  • Chi phí cao: Việc hợp tác với các influencer nổi tiếng có thể rất tốn kém.
  • Rủi ro về uy tín: Nếu KOL/influencer gặp scandal, doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng xấu đến hình ảnh.
KOL, KOC hoặc influencer
KOL, KOC hoặc influencer

1.12. Kênh Email Marketing - Phương pháp bán hàng hiện đại

Email Marketing là một trong những kênh bán hàng hiệu quả, mang lại khả năng tiếp cận khách hàng cao và tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

Các loại Email Marketing phổ biến:

  • Email bán hàng (Email sale): Nhắm đến việc giới thiệu sản phẩm mới, ra mắt chương trình khuyến mãi để tăng doanh thu.
  • Email giao dịch: Gửi khi khách hàng hoàn tất giao dịch, thường được dùng bởi các sàn thương mại điện tử hoặc ngân hàng để xác nhận đơn hàng và cung cấp biên lai điện tử.
  • Email chào mừng: Gửi khi khách hàng đăng ký tài khoản, cung cấp lời chào và thông tin về cửa hàng cùng các ưu đãi.
  • Email xây dựng thương hiệu: Giúp tăng nhận diện và sự gắn kết với khách hàng qua lời chúc sinh nhật, thư cảm ơn hoặc thông tin tư vấn.
  • Email thu hút khách hàng cũ: Nhắm vào việc khơi lại sự quan tâm của khách hàng thông qua ưu đãi đặc biệt như mã giảm giá hoặc chương trình miễn phí vận chuyển.

Dưới đây là những lợi ích và hạn chế khi bán hàng qua kênh này:

Lợi ích:

  • Thu hút traffic về website: Các email quảng cáo chứa đường dẫn tới trang web giúp tăng lượng truy cập, thúc đẩy hành vi mua sắm và gia tăng chuyển đổi.
  • Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Qua các chiến dịch email định kỳ, doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin giá trị, giữ liên lạc và duy trì sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm/dịch vụ.
  • Tiết kiệm chi phí, ROI cao: Chi phí thực hiện các chiến dịch Email Marketing thấp hơn nhiều so với các kênh quảng cáo khác nhưng mang lại tỷ lệ hoàn vốn (ROI) cao, nhờ khả năng tiếp cận rộng rãi và trực tiếp.

Hạn chế:

  • Dễ bị vào thư mục spam: Nếu email không tối ưu hóa hoặc không cung cấp giá trị thực sự, nhiều khả năng email sẽ bị đưa vào mục spam, giảm hiệu quả tiếp cận.
  • Khó thu hút sự chú ý: Khách hàng dễ bỏ qua hoặc xóa email nếu không có tiêu đề và nội dung hấp dẫn, đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục sáng tạo nội dung thu hút.
Kênh Email Marketing
Kênh Email Marketing

2. Xu hướng bán hàng đa kênh bùng nổ doanh số 

Hiện nay, bán hàng đa kênh (Omnichannel) đang trở thành xu hướng nổi bật trong chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Thay vì chỉ tập trung vào một kênh bán hàng duy nhất, các doanh nghiệp đang kết hợp nhiều kênh khác nhau như cửa hàng truyền thống, website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo) và các ứng dụng di động để tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng.

Bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng trên nhiều nền tảng, đồng thời mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch cho người dùng. Việc kết hợp nhiều kênh không chỉ tăng doanh thu mà còn tối ưu hóa dữ liệu khách hàng, giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược marketing hiệu quả hơn.

Dưới đây là một số bí quyết giúp doanh nghiệp triển khai chiến lược bán hàng đa kênh hiệu quả:

  • Quản lý dữ liệu đồng bộ: Doanh nghiệp cần ứng dụng các công cụ như CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) hoặc phần mềm quản lý bán hàng để theo dõi toàn bộ dữ liệu khách hàng từ các kênh, tối ưu hóa quy trình vận hành và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
  • Đảm bảo sự đồng nhất thông tin: Đảm bảo thông tin và chính sách bán hàng nhất quán trên tất cả các kênh để mang lại trải nghiệm mượt mà cho khách hàng.
  • Tích hợp website và mạng xã hội: Kết nối trực tiếp website với mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, giúp khách hàng dễ dàng tìm và mua sản phẩm từ nhiều nền tảng.
  • Chăm sóc khách hàng đa kênh: Đầu tư phát triển đội ngũ chăm sóc khách hàng đa kênh, có khả năng tương tác qua nhiều kênh như điện thoại, email, mạng xã hội. Điều này đảm bảo hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và chính xác trên mọi nền tảng.

Tóm lại, việc chọn lựa và tối ưu hóa các kênh bán hàng là bước đi chiến lược giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả và gia tăng doanh thu. Trường Doanh Nhân HBR hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt trong việc triển khai các kênh bán hàng phù hợp.









Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger