TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

HEADHUNTER LÀ GÌ? BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG VỚI NGHỀ SĂN ĐẦU NGƯỜI

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Headhunter là gì?
  • 2. Vai trò của Headhunter đối với doanh nghiệp và người lao động
    • 2.1. Đối với doanh nghiệp
    • 2.2. Đối với người lao động
  • 3. Nghề tuyển dụng Headhunter đảm nhiệm công việc gì?
  • 4. Phân biệt Headhunter và HR
  • 5. Cơ hội và thách thức đối với nghề Headhunter là gì?
    • 5.1. Cơ hội nghề Headhunter
    • 5.2. Thách thức khi làm nghề Headhunter
  • 6. Bí quyết để trở thành Headhunter chuyên nghiệp cho “tân binh”
    • 6.1. Nâng cao kiến thức chuyên môn
    • 6.2. Lắng nghe và giao tiếp hiệu quả
    • 6.3. Thấu hiểu doanh nghiệp và ứng viên
    • 6.4. Đọc vị tâm lý và giỏi thuyết phục
    • 6.5. Xử lý dữ liệu thần tốc
    • 6.6. Xử lý stress và khủng hoảng 
    • 6.7. Đánh giá tiềm năng ứng viên
  • 7. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp ở vị trí Headhunter

Headhunter là cánh tay phải đắc lực giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tìm được những nhân tài phù hợp về với đội ngũ của mình. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu Headhunter là gì và làm thế nào để trở thành một Headhunter chuyên nghiệp. 

1. Headhunter là gì?

Headhunter hay “Thợ săn đầu người” là một thuật ngữ dùng để chỉ những người hoặc công ty chuyên cung cấp dịch vụ tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự. Họ còn được gọi với các tên khác như "Chuyên viên tuyển dụng cấp cao" hay "Người săn chất xám".

Họ làm việc như những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, giúp các công ty tìm kiếm và thu hút các ứng viên phù hợp cho những vị trí cấp cao hoặc đặc biệt khó tìm. Nói cách khác, Headhunter đóng vai trò là cầu nối giữa nhân tài và doanh nghiệp, giúp ứng viên và doanh nghiệp có thể tìm thấy nhau trong thời gian ngắn nhất.

Headhunter là gì?
Headhunter là gì?

2. Vai trò của Headhunter đối với doanh nghiệp và người lao động

Dưới đây là những vai trò nổi bật của Headhunter đối với doanh nghiệp và người lao động.

2.1. Đối với doanh nghiệp

  • Tìm kiếm nhân tài chất lượng: Headhunter giúp doanh nghiệp tìm kiếm và tuyển chọn những ứng viên phù hợp với nhu cầu và văn hoá doanh nghiệp, đặc biệt cho các vị trí cấp cao hoặc khó tuyển
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Headhunter thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, sàng lọc và phỏng vấn ứng viên, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tuyển dụng
  • Tiết kiệm chi phí: So với tuyển dụng truyền thống, tuyển dụng Headhunter giúp doanh nghiệp giảm tới 80% chi phí tuyển dụng nhờ việc đơn giản hóa quy trình và giảm thiểu các sai sót trong quá trình tuyển dụng
  • Tư vấn chiến lược nhân sự: Bên cạnh việc tìm kiếm nhân tài, các Headhunter còn cung cấp lời khuyên về việc lập kế hoạch tuyển dụng, xây dựng chính sách phúc lợi hấp dẫn để giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài
Vai trò của Headhunter đối với doanh nghiệp
Vai trò của Headhunter đối với doanh nghiệp

2.2. Đối với người lao động

  • Mở rộng cơ hội việc làm: Khi ứng viên tìm kiếm việc làm qua dịch vụ Headhunter, họ sẽ có nhiều lựa chọn việc làm hơn, từ đó nhanh chóng tìm được một công việc phù hợp với mong muốn và trình độ của bản thân
  • Cơ hội học tập và phát triển: Thông qua Headhunter, ứng viên có thể tìm thấy một môi trường làm việc lý tưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và phát triển bản thân
  • Hỗ trợ trong quá trình tìm việc: Headhunter giúp người lao động chuẩn bị hồ sơ, tập luyện trước khi phỏng vấn, thương lượng về lương và phúc lợi với nhà tuyển dụng 
  • Bảo mật và riêng tư: Những thợ săn đầu người luôn cam kết tôn trọng quyền riêng tư và bảo mật tuyệt đối các thông tin cá nhân của người lao động trong quá trình tìm kiếm việc làm
Vai trò của Headhunter đối với doanh nghiệp
Vai trò của Headhunter đối với doanh nghiệp

3. Nghề tuyển dụng Headhunter đảm nhiệm công việc gì?

Nghề tuyển dụng Headhunter đảm nhận một số công việc cơ bản sau: 

  • Lập kế hoạch marketing, tìm kiếm khách hàng: Xây dựng, triển khai và tối ưu hóa các chiến dịch marketing trực tuyến để quảng bá thương hiệu của công ty headhunter. Mục tiêu là làm cho công ty được các nhà tuyển dụng và ứng viên biết đến rộng rãi hơn, từ đó gia tăng các đơn đặt hàng
  • Xử lý các đơn đặt hàng: Tổng hợp và phân tích các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp khách hàng. Đồng thời, cung cấp thông tin về chi phí dịch vụ săn đầu người cho khách hàng
  • Tìm kiếm và sàng lọc hồ sơ ứng viên: Headhunter sẽ tạo ra các thông báo tuyển dụng nhằm thu hút những ứng viên tiềm năng. Khi đã nhận đủ số lượng hồ sơ, Headhunter sẽ sàng lọc hồ sơ để tìm ra các ứng viên đạt yêu cầu. Những hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được xếp lịch phỏng vấn trực tiếp
    • Phỏng vấn ứng viên: Trực tiếp phỏng vấn để chọn ra những ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu của doanh nghiệp. Sau đó, cung cấp danh sách các ứng viên đạt yêu cầu cho doanh nghiệp để họ tiếp tục phỏng vấn và đánh giá ứng viên
    • Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng: Theo dõi và khảo sát hiệu quả làm việc của ứng viên tại doanh nghiệp khách hàng. Từ đó, đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và ứng viên nhằm có những cải thiện phù hợp

    Những công việc mà Headhunter đảm nhận
    Những công việc mà Headhunter đảm nhận

    4. Phân biệt Headhunter và HR

    Dưới đây là những tiêu chí cơ bản nhằm phân biệt dịch vụ tuyển dụng Headhunter và tuyển dụng nội bộ HR. 

    Tiêu chí phân biệt

    Headhunter

    HR

    Định nghĩa 

    Tìm kiếm và chiêu mộ ứng viên cho doanh nghiệp thông qua quá trình thu hút, tìm kiếm và giới thiệu những ứng viên tiềm năng

    Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nhân sự bên cạnh việc tuyển dụng. Thường đăng tải các thông báo tuyển dụng và chờ đợi ứng viên nộp đơn một cách thụ động

    Hình thức làm việc

    Đóng vai trò là bên thứ ba, làm việc theo hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp







    Là những nhân sự chính thức trong doanh nghiệp, làm việc tại bộ phận quản lý nhân sự

    Tính chất công việc

    Tuyển chọn những ứng viên phù hợp để lấp đầy các vị trí công việc còn trống trong doanh nghiệp

    Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách và quy trình liên quan đến lĩnh vực nhân sự

    Mạng lưới

    Làm việc với nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau 

    Làm việc tại cùng một công ty hoặc tổ chức, tập trung vào quản lý và phát triển nhân sự nội bộ








    Nhiệm vụ 

    Tìm kiếm ứng viên qua các mạng lưới chuyên nghiệp, thường tìm kiếm ứng viên cho các vị trí cấp cao trong doanh nghiệp

    Xây dựng mối quan hệ với nhân sự hiện tại, theo dõi hiệu suất làm việc và xử lý các vấn đề liên quan đến nhân sự. Tìm kiếm ứng viên cho các vị trí cấp thấp hoặc vị trí đầu vào trong doanh nghiệp 

    5. Cơ hội và thách thức đối với nghề Headhunter là gì?

    Mọi lĩnh vực và ngành nghề đều tiềm ẩn những cơ hội và thách thức nhất định. Nghề Headhunter cũng không phải là một ngoại lệ: 

    5.1. Cơ hội nghề Headhunter

    • Cơ hội việc làm hấp dẫn: Ngành Headhunter đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng thu nhập lớn. Điều này mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho các Headhunter, đặc biệt khi tìm kiếm ứng viên cho các vị trí cấp cao trong doanh nghiệp 
    • Tiếp xúc với nhiều ngành nghề: Headhunter có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các khách hàng thuộc nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Từ đó, tạo ra sự đa dạng trong công việc và tăng cường cơ hội học tập từ các lĩnh vực khác nhau
    • Nâng cao kiến thức chuyên môn: Trong quá trình tuyển dụng ứng viên, Headhunter phải nắm vững các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức chuyên môn của các lĩnh vực đặc thù. Qua đó, họ sẽ có cơ hội tích lũy và nâng cao thêm kiến thức chuyên môn
    • Xây dựng mạng lưới chuyên môn: Headhunter thường phải tìm kiếm và tiếp cận ứng viên tiềm năng qua các kênh khác nhau như website tuyển dụng, sự kiện tuyển dụng, hội thảo…Qua đó, có cơ hội xây dựng mạng lưới kết nối rộng lớn trong ngành

    Những cơ hội đối với nghề Headhunter
    Những cơ hội đối với nghề Headhunter

    5.2. Thách thức khi làm nghề Headhunter

    • Cạnh tranh khốc liệt: Ngành Headhunter có sự cạnh tranh cao giữa nhiều công ty khác nhau, điều này có thể làm giảm cơ hội thành công và tạo áp lực lớn cho các Headhunter 
    • Tốn nhiều thời gian và công sức: Việc tìm kiếm và thuyết phục ứng viên phù hợp có thể rất khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỹ năng giao tiếp và đàm phán tinh vi của Headhunter 
    • Áp lực lớn: Headhunter phải chịu áp lực từ chỉ tiêu KPI, khách hàng và ứng viên. Đặc biệt, các Headhunter mới vào nghề thường gặp nhiều khó khăn hơn do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn
    • Đòi hỏi kiến thức đa dạng: Do phải tuyển dụng ứng viên cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên Headhunter phải có kiến thức chuyên môn về nhiều ngành và phải hiểu rõ tính chất của từng vị trí công việc khác nhau

    Những thách thức đối với nghề Headhunter
    Những thách thức đối với nghề Headhunter

    6. Bí quyết để trở thành Headhunter chuyên nghiệp cho “tân binh”

    Để trở thành một Headhunter chuyên nghiệp, các tân binh có thể học hỏi 7 bí quyết dưới đây. 

    6.1. Nâng cao kiến thức chuyên môn

    Trước tiên, tân binh cần trang bị cho mình kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể tuyển dụng ứng viên cho các công ty thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Bên cạnh đó, Headhunter cần nắm rõ các khái niệm, quy trình và tiêu chuẩn trong ngành để có thể phỏng vấn và đánh giá ứng viên một cách chính xác.

    6.2. Lắng nghe và giao tiếp hiệu quả

    Lắng nghe tích cực cho phép Headhunter nắm bắt đầy đủ thông tin quan trọng, từ đó hiểu rõ yêu cầu của các bên liên quan. Ngoài ra, giao tiếp hiệu quả giúp Headhunter truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng, thuyết phục. Qua đó, đảm bảo quá trình kết nối giữa ứng viên với doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ, hiệu quả. 

    6.3. Thấu hiểu doanh nghiệp và ứng viên

    Headhunter giống như những người “mai mối” giữa ứng viên và doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần phải nắm rõ yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và hiểu rõ tình hình doanh nghiệp để giới thiệu với ứng viên. Bên cạnh đó, phải hiểu rõ nguyện vọng và năng lực thực sự của ứng viên để đánh giá xem họ có phải là mảnh ghép hoàn hảo mà doanh nghiệp cần tìm hay không.

    6.4. Đọc vị tâm lý và giỏi thuyết phục

    Muốn thành công trong nghề săn đầu người, các tân binh cần phải rèn luyện kỹ năng đọc vị tâm lý để nắm bắt chính xác cảm xúc, suy nghĩ của ứng viên. Qua đó, hiểu rõ vấn đề và nguyện vọng của ứng viên. Điều này giúp Headhunter đưa ra những đề xuất hợp lý và biết cách thuyết phục ứng viên chấp nhận làm việc cho các doanh nghiệp khách hàng.

    6.5. Xử lý dữ liệu thần tốc

    Trong cuộc đua về thời gian, một Headhunter giỏi chỉ mất khoảng 1 phút để xử lý 2 CV, đồng nghĩa với việc xử lý hàng trăm CV trong một ngày. Vì vậy, muốn trở thành một Headhunter xuất sắc, các tân binh phải rèn luyện kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu thần tốc. Điều này cho phép Headhunter nhanh chóng loại bỏ những CV kém chất lượng và chọn lọc những CV phù hợp nhất. 

    6.6. Xử lý stress và khủng hoảng 

    Nghề Headhunter là một nghề cực kỳ khó khăn và vất vả, đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực lớn. Do vậy, Headhunter cần rèn luyện khả năng chịu đựng áp lực cao và kiểm soát cảm xúc tốt để không dễ dàng từ bỏ. Đồng thời phải linh hoạt và khôn khéo trong việc giải quyết vấn đề.

    6.7. Đánh giá tiềm năng ứng viên

    Bí quyết cuối cùng để trở thành Headhunter chuyên nghiệp là học cách đánh giá tiềm năng của ứng viên. Thông qua sàng lọc hồ sơ, trò chuyện và phỏng vấn, Headhunter cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu và mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên, từ đó đánh giá mức độ phù hợp của họ với doanh nghiệp. 

    7 bí quyết để trở thành Headhunter chuyên nghiệp
    7 bí quyết để trở thành Headhunter chuyên nghiệp

     

    7. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp ở vị trí Headhunter

    1 - Muốn trở thành Headhunter thì phải học ngành gì?

    Trên thực tế, không có ngành học cụ thể nào chuyên đào tạo về Headhunter. Tuy nhiên, Headhunter liên quan đến nhiều lĩnh vực như quản trị nhân sự, giao tiếp, đàm phán… Do vậy, một số ngành học để theo đuổi nghề Headhunter bao gồm Quản trị Nhân sự, Quản trị Kinh doanh, Tâm lý học, Marketing…

    2 - Mức lương của nghề Headhunter có cao không?

    Mức lương của Headhunter thường được xác định dựa trên thời gian làm việc và số năm kinh nghiệm của họ:

    • Dưới 1 năm kinh nghiệm, mức lương dao động từ 7 - 10 triệu đồng/tháng
    • Từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm, mức lương dao động từ 10 - 17 triệu đồng/tháng
    • Trên 3 năm kinh nghiệm, mức lương có thể đạt trên 1.000 USD/tháng 

    3 - Nên sử dụng tuyển dụng Headhunter hay tuyển dụng nội bộ?

    Tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu và yêu cầu nhân sự mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ Headhunter hoặc phương pháp tuyển dụng nội bộ. 

    Tuy nhiên, Headhunter thường mang lại hiệu quả tuyển dụng cao hơn, đặc biệt là khi tìm kiếm nhân tài cho các vị trí cấp cao hoặc khó tìm. Đó là bởi các công ty săn đầu người luôn duy trì một mạng lưới ứng viên tài năng, linh hoạt và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng gấp của nhiều doanh nghiệp.

    Như vậy, bài viết đã chỉ ra khái niệm Headhunter là gì, vai trò và nhiệm vụ của họ đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, phân biệt dịch vụ headhunter và tuyển dụng nội bộ. Từ đó, gợi ý 7 bí quyết giúp các tân binh nhanh chóng trở thành một headhunter chuyên nghiệp. 

    Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, thông qua bài viết, doanh nghiệp có thể lựa chọn những headhunter chuyên nghiệp để nâng cao hiệu quả tìm kiếm và thu hút nhân tài. 

    Thông tin tác giả

    Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
    Đăng ký ngay
    Hotline
    Zalo
    Facebook messenger