Mục lục [Ẩn]
- 1. Công cụ AI viết kịch bản là gì?
- 2. Lợi ích của việc sử dụng công cụ AI viết kịch bản
- 3. Top 10 công cụ AI viết kịch bản chuyên nghiệp nhất
- 3.1. ChatGPT
- 3.2. Jasper
- 3.3. Smodin
- 3.4. Script to Video Maker
- 3.5. Grammarly
- 3.6. ScriptBook
- 3.7. Celtx
- 3.8. DeepBrain
- 3.9. Final Draft
- 3.10. Replika
- 4. Hướng dẫn cách viết kịch bản video Youtube với công cụ AI
Với sự bùng nổ của công nghệ trong thời đại 4.0, công cụ AI viết kịch bản đang trở thành trợ thủ đắc lực cho các nhà sáng tạo nội dung. Các công cụ này không chỉ giúp tối ưu quá trình viết kịch bản mà còn gợi mở những ý tưởng mới mẻ, độc đáo. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR khám phá top 10 công cụ AI viết kịch bản chuyên nghiệp nhất hiện nay.
1. Công cụ AI viết kịch bản là gì?
Công cụ AI viết kịch bản là các ứng dụng hoặc nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động tạo ra các kịch bản cho các tác phẩm điện ảnh, truyền hình, TVC quảng cáo hay các video giải trí. Bằng cách phân tích một lượng lớn dữ liệu từ các kịch bản có sẵn, các công cụ AI có thể nhận diện các mô hình và cấu trúc câu chuyện, từ đó tạo ra những kịch bản mới phù hợp với nhu cầu của người dùng
Các công cụ này không chỉ có khả năng đưa ra ý tưởng, viết lời thoại, xây dựng tình tiết, phát triển nhân vật mà còn giúp tối ưu hóa bố cục kịch bản.
2. Lợi ích của việc sử dụng công cụ AI viết kịch bản
Việc sử dụng các công cụ AI viết kịch bản mang lại những lợi ích nổi bật cho các nhà biên kịch và những người sáng tạo nội dung. Cụ thể như sau:
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Thay vì phải dành hàng giờ hoặc nhiều ngày để xây dựng kịch bản, AI có thể tạo ra văn bản một cách nhanh chóng và chính xác dựa trên các yêu cầu của người dùng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể, cho phép các nhà sáng tạo tập trung vào những khía cạnh quan trọng hơn
- Tăng cường khả năng sáng tạo: Với khả năng phân tích và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ từ các kịch bản và tác phẩm có sẵn, công cụ AI có thể đề xuất những ý tưởng mới lạ, độc đáo mà người viết có thể chưa từng nghĩ đến
- Tối ưu hoá quá trình sáng tạo nội dung: Khả năng của công cụ AI không chỉ dừng lại ở việc viết kịch bản. Chúng còn có khả năng chỉnh sửa ngữ pháp, phong cách viết, tạo ra storyboard hoặc video dựa trên kịch bản đã có. Điều này giúp tối ưu hóa mọi mặt của quá trình sản xuất nội dung
3. Top 10 công cụ AI viết kịch bản chuyên nghiệp nhất
Dưới đây là 10 công cụ AI viết kịch bản chuyên nghiệp đang được sử dụng phổ biến trong ngành sáng tạo nội dung. Mỗi công cụ đều có những tính năng nổi bật và phù hợp với các nhu cầu sáng tạo khác nhau.
3.1. ChatGPT
ChatGPT của OpenAI là một trong những công cụ AI viết kịch bản “quốc dân”, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. ChatGPT nổi tiếng với khả năng tạo ra các đoạn hội thoại tự nhiên với con người và giúp người dùng sáng tạo nội dung một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Công cụ này có một số tính năng viết kịch bản nổi bật sau:
- Tạo ra các văn bản tự nhiên, phù hợp với ngữ cảnh và yêu cầu của người dùng
- Hỗ trợ viết đa dạng các thể loại nội dung, từ viết kịch bản TVC, kịch bản giải trí trên TikTok, Youtube…
- Có thể đưa ra những gợi ý sáng tạo nội dung mới dựa trên thông tin đầu vào mà người dùng cung cấp
Tuy nhiên, ChatGPt vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Dữ liệu của ChatGPT có thể không được cập nhật thường xuyên, vì vậy đôi khi ứng dụng này không nắm bắt được các xu hướng content mới nhất
- Cần có sự can thiệp của con người để điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng mục đích cụ thể
Xem thêm: BẬT MÍ 8 MẸO VIẾT PROMPTS CHATGPT CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
AI MARKETING 2024 - CƠ HỘI BỨT PHÁ DOANH NGHIỆP CÙNG AI!
Bạn đã sẵn sàng để dẫn đầu trong kỷ nguyên số? Đừng bỏ lỡ AI MARKETING 2024, sự kiện đột phá giúp bạn khám phá sức mạnh của AI trong marketing và kinh doanh!
Những lý do bạn không thể bỏ lỡ MEGA EVENT AI MARKETING 2024:
- Gặp gỡ 1.500+ doanh nghiệp, 300+ KOL/KOC và 10+ chuyên gia hàng đầu trong AI, Affiliate, Social, E-commerce.
- Ứng dụng AI để tạo nội dung chất lượng, tối ưu quy trình bán hàng và tự động hóa marketing.
- Phát triển hệ thống tiếp thị liên kết đa kênh mạnh mẽ, tăng trưởng doanh thu bền vững trên Shopee, Tiki, Lazada...
- Tự động hóa quy trình marketing & sales, tăng hiệu suất gấp 20 lần.
- Học cách kiếm tiền từ YouTube và khai phá tiềm năng sáng tạo nội dung.
Số lượng vé giới hạn, đăng ký ngay để không bỏ lỡ cơ hội bứt phá cùng AI!
THỜI GIAN & ĐỊA ĐIỂM:TP. Hà Nội: 09H00 - 17H30 || NGÀY 05-06/10/2024TP. Hồ Chí Minh: 09H00 - 17H30 || NGÀY 06-07/11/2024
3.2. Jasper
Jasper (trước đây là Jarvis) là một công cụ chuyên về copywriting, có khả năng tạo ra nội dung tự nhiên như được viết bởi chính con người. Công cụ này đặc biệt hữu ích trong việc viết kịch bản quảng cáo hoặc kịch bản phim ngắn.
Công cụ này có một số tính năng viết kịch bản nổi bật sau:
- Khả năng tạo ra các văn bản giống như được viết bởi con người, phù hợp với ngành nghề sáng tạo nội dung
- Cung cấp nhiều mẫu template để người dùng lựa chọn, giúp người dùng dễ dàng tạo ra các loại kịch bản khác nhau
- Giao diện thân thiện và dễ sử dụng
Nhược điểm:
- Chi phí sử dụng cao, đặc biệt với phiên bản cung cấp các tính năng nâng cao
- Người dùng đôi khi vẫn cần phải chỉnh sửa thủ công để hoàn thiện kịch bản do công cụ này tạo ra
3.3. Smodin
Smodin là một công cụ AI viết content miễn phí giúp người dùng tạo ra các kịch bản dựa trên thông tin nhập vào như thể loại, bối cảnh, nhân vật.
Dưới đây là một số tính năng nổi bật của công cụ này:
- Hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng cho người mới bắt đầu
- Có khả năng tạo kịch bản nhanh chóng dựa trên thông tin đầu vào mà người dùng cung cấp
Tuy nhiên, công cụ này có một số hạn chế sau:
- Giới hạn trong khả năng sáng tạo và phát triển ý tưởng mới
- Nội dung do công cụ này tạo ra dễ bị trùng lặp
- Khả năng phát triển nhân vật và cốt truyện phức tạp còn hạn chế
3.4. Script to Video Maker
Script to Video Maker là một công cụ AI không chỉ giúp sáng tạo kịch bản mà còn hỗ trợ chuyển đổi kịch bản thành video hoàn chỉnh với các yếu tố bổ sung như hình ảnh, âm thanh và hiệu ứng.
Công cụ này có một số tính năng nổi bật như sau:
- Tạo ra video từ kịch bản có sẵn, hỗ trợ tạo video hoàn chỉnh bằng cách tự động ghép hình ảnh và âm thanh
- Tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng trong việc sản xuất video
Nhược điểm:
- Người dùng cần nhập các yêu cầu chi tiết để công cụ này hiểu và tạo ra một kịch bản đáp ứng chính xác mong đợi của người dùng
- Người dùng cân phải trả phí để sử dụng một số tính năng cao cấp
3.5. Grammarly
Grammarly là công cụ kiểm tra ngữ pháp, chính tả và phong cách viết. Công cụ này hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung viết kịch bản chuyên nghiệp với độ chính xác cao.
Cụ thể, công cụ này mang đến những tính năng viết kịch bản nổi bật sau:
- Khả năng phát hiện lỗi ngữ pháp, chính tả một cách nhanh chóng, chính xác
- Đưa ra các gợi ý về phong cách viết phù hợp, giúp kịch bản trở nên mượt mà hơn
- Có thể tích hợp dễ dàng với nhiều nền tảng viết khác nhau
Nhược điểm:
- Người dùng cần phải đăng ký phiên bản premium để sử dụng một số tính năng nâng cao
- Đôi khi công cụ này có thể đưa ra các gợi ý không chính xác với ngữ cảnh của kịch bản
3.6. ScriptBook
ScriptBook là công cụ AI có khả năng phân tích dữ liệu để đánh giá mức độ thành công của một kịch bản dựa trên các yếu tố như cấu trúc, phát triển nhân vật và thể loại.
Theo đó, công cụ này có một số tính năng viết kịch bản nổi bật sau:
- Phân tích kịch bản chi tiết và dự đoán khả năng thành công của kịch bản
- Cung cấp phản hồi dựa trên dữ liệu giúp người dùng cải thiện chất lượng nội dung kịch bản
Mặc dù vậy, công cụ này vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
- Không thể hiểu được sự sáng tạo vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường của con người, vì vậy có thể đánh giá sai chất lượng của các kịch bản có tính sáng tạo cao
- Chi phí sử dụng cao và chỉ phù hợp với các dự án có quy mô lớn.
3.7. Celtx
Celtx là bộ công cụ toàn diện giúp quản lý quá trình viết kịch bản và sản xuất các tác phẩm truyền thông. Công cụ này được tích hợp với AI để hỗ trợ các tác vụ như định dạng và soạn thảo văn bản.
Công cụ này có một số tính năng viết kịch bản nổi bật sau:
- Cung cấp bộ công cụ toàn diện từ viết kịch bản đến quản lý lịch trình sản xuất video
- Có khả năng dự đoán văn bản và tự động điều chỉnh định dạng kịch bản
- Cho phép nhiều người tham gia vào cùng một dự án viết kịch bản
Nhược điểm:
- Giao diện của công cụ này có thể phức tạp đối với người mới bắt đầu
- Người dùng cần phải trả phí để sử dụng một số tính năng cao cấp
3.8. DeepBrain
DeepBrain là một công cụ AI giúp nâng cấp quy trình viết kịch bản bằng cách hỗ trợ tạo nội dung video. Công cụ này sử dụng các thuật toán học sâu để phân tích và sản xuất video dựa trên kịch bản mà người dùng cung cấp. Đây là một giải pháp lý tưởng cho việc tạo storyboard hoạt hình hoặc hình dung trước các TVC quảng cáo, giúp tối ưu hóa quá trình sáng tạo.
Dưới đây là một số tính năng nổi bật của công cụ này:
- Tạo storyboard và video từ kịch bản sẵn có, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong giai đoạn tiền sản xuất
- Hỗ trợ tạo storyboard và animatic từ kịch bản sẵn có
Nhược điểm:
- Đòi hỏi người dùng phải cung cấp một kịch bản thật sự chi tiết và rõ ràng
- Các tính năng nâng cao yêu cầu người dùng phải trả phí để sử dụng
3.9. Final Draft
Final Draft là công cụ AI viết kịch bản chuyên nghiệp được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình.
Dưới đây là một số tính năng viết kịch bản nổi bật của công cụ này:
- Tự động định dạng kịch bản theo tiêu chuẩn
- Các công cụ AI giúp dự đoán văn bản và tăng tốc độ viết kịch bản
Nhược điểm:
- Không có phiên bản miễn phí, chi phí sử dụng cao
- Khá phức tạp cho người mới làm quen với việc viết kịch bản
3.10. Replika
Replika ban đầu là một chatbot AI được thiết kế để tương tác với người dùng, nhưng cũng có thể được sử dụng để xây dựng kịch bản bằng việc điều chỉnh lời thoại của các nhân vật
Dưới đây là một số tính năng viết kịch bản nổi bật của công cụ này:
- Giúp phát triển tính cách nhân vật thông qua tương tác với chatbot
- Hỗ trợ biên kịch trong việc xây dựng các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lý nhân vật
- Hỗ trợ biên kịch khám phá các khía cạnh mới của nhân vật
Tuy nhiên, công cụ này vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
- Hạn chế trong việc phát triển các cuộc hội thoại phức tạp, có chiều sâu
- Chỉ phù hợp cho việc phát triển đối thoại giữa các nhân vật, không phù hợp cho việc viết kịch bản hoàn chỉnh
4. Hướng dẫn cách viết kịch bản video Youtube với công cụ AI
Nếu bạn muốn tạo ra các kịch bản video một cách nhanh chóng thì công cụ AI chính là trợ thủ đắc lực mà bạn không thể bỏ qua. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách viết kịch bản video Youtube mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1 - Tìm kiếm ý tưởng video với YouTube AI
Trước tiên, bạn cần truy cập vào phần “Nguồn cảm hứng” trên kênh Youtube của mình, sau đó nhập từ khoá về ý tưởng mà bạn muốn tìm kiếm.
YouTube AI sẽ tự động đề xuất những ý tưởng liên quan đến chủ đề mà bạn quan tâm. Ví dụ, nếu bạn tìm kiếm từ khóa “How to create a Script with AI”, Youtube AI sẽ trả kết quả là những video hoặc tiêu đề có liên quan.
Đặc biệt, YouTube AI có khả năng gợi ý các từ khóa dựa trên sở thích, thói quen tìm kiếm của người dùng. Điều này giúp bạn có thể tiếp cận với những ý tưởng mới một cách nhanh chóng.
Bước 2: Tạo dàn ý kịch bản video với ChatGPT
Sau khi có ý tưởng từ YouTube AI, tiếp theo bạn có thể dùng ChatGPT để hoàn thiện dàn ý kịch bản. ChatGPT có khả năng tạo ra bố cục ba phần rõ ràng cho kịch bản của bạn, bao gồm: Mở bài, thân bài và kết bài.
Tiếp theo, hãy yêu cầu ChatGPT điền chi tiết vào các phần trong dàn ý bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, tuỳ theo mong muốn của bạn. Điều này sẽ giúp tự động tối ưu hóa các phần nội dung trong kịch bản video.
Bước 3: Thêm yếu tố bất ngờ và cảm xúc cho kịch bản
Một yếu tố quan trọng trong kịch bản là yếu tố bất ngờ và tính cảm xúc. Yếu tố bất ngờ và cảm xúc giúp thu hút và giữ chân khán giả ở lại lâu hơn với video của bạn.
Bạn có thể tiếp tục yêu cầu ChatGPT thêm các yếu tố bất ngờ vào kịch bản, đồng thời điều chỉnh văn phong sao cho phù hợp với đối tượng khán giả mục tiêu.
Ví dụ, đối với trẻ em, văn phong nên dễ thương, nhí nhảnh. Ngược lại, đối với người lớn, văn phong phải trưởng thành và thuyết phục.
Như vậy là với công cụ AI, bạn hoàn toàn có thể tạo thành công 1 kịch bản video nhanh chóng chỉ trong 3 bước đơn giản.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu top 10+ công cụ AI viết kịch bản uy tín nhất hiện nay. Đồng thời, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của từng công cụ này. Mặc dù công cụ này mang lại rất nhiều tiện ích nhưng không thể thay thế hoàn toàn sự sáng tạo của con người. Vì vậy, Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, bạn sẽ biết cách sử dụng các công cụ AI một cách thông minh để không bị phụ thuộc hoàn toàn.