TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

BẬT MÍ 8 MẸO VIẾT PROMPTS CHATGPT CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Prompts ChatGPT là gì?
  • 2. Lợi ích của việc sử dụng Prompt ChatGPT
  • 3. 8 mẹo viết Prompts ChatGPT cho người mới bắt đầu
    • 3.1. Đưa ra câu lệnh Prompt GPT có bối cảnh chi tiết 
    • 3.2. Đưa ra yêu cầu rõ ràng về văn phong và định dạng 
    • 3.3. Tránh đưa ra câu lệnh Prompt mâu thuẫn và mơ hồ
    • 3.4. Đưa ra câu lệnh Prompt yêu cầu Chat GPT “nhập vai”
    • 3.5. Liên tục đưa ra yêu cầu cải thiện trong cuộc hội thoại
    • 3.6. Cung cấp thông tin trước cho ChatGPT
    • 3.7. Yêu cầu Chat GPT đưa ra các góc nhìn mới mẻ
    • 3.8. Sử dụng ChatGPT một cách có trách nhiệm
  • 4. Gợi ý 25 mẫu Prompts ChatGPT để trở thành chuyên gia marketing
  • 4. Một số nhược điểm của ChatGPT
  • 5. Gợi ý 5 công cụ hỗ trợ tạo Prompts ChatGPT cho người mới bắt đầu
    • 5.1. PromptHero
    • 5.2. Prompt Perfect
    • 5.3. AIPRM 
    • 5.4. PromptBase
    • 5.5. ChatGPT Prompt Generator

Ngày nay, ChatGPT là một công cụ hữu ích, được sử dụng rộng rãi trong học tập và làm việc. Tuy nhiên, để ChatGPT phát huy tối đa hiệu quả của mình, người dùng phải biết cách đặt câu lệnh Prompt chính xác. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu 8 mẹo viết Prompts ChatGPT cho người mới bắt đầu nhanh chóng và hiệu quả. 

1. Prompts ChatGPT là gì?

Prompt là một đoạn văn bản hoặc câu lệnh mà người dùng nhập vào hệ thống để hướng dẫn ChatGPT phản hồi hoặc thực hiện một hành động cụ thể. Prompt có thể là một câu hỏi, một yêu cầu hoặc thậm chí là một đoạn mô tả ngắn để AI hiểu và trả lời. ChatGPT dựa trên thông tin người dùng cung cấp để tạo ra các câu trả lời phù hợp, căn cứ vào dữ liệu được lập trình trước đó.

Dưới đây là một số ví dụ về Prompt ChatGPT:

Ví dụ 1: “Hãy viết một bài giới thiệu về cách duy trì lối sống lành mạnh trong môi trường công sở.”

Ví dụ 2: “Hãy giải thích về quá trình lây bệnh của Covid - 19.”

Các prompts ChatGPT này giúp hệ thống đưa ra các câu trả lời chi tiết, đúng trọng tâm và tiết kiệm thời gian cho người dùng.

Prompts ChatGPT là gì?
Prompts ChatGPT là gì?

2. Lợi ích của việc sử dụng Prompt ChatGPT

Sử dụng prompts ChatGPT mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu. Một số lợi cíh của việc sử dụng Prompt ChatGPT có thể kể đến như sau: 

  • Giao tiếp rõ ràng và linh hoạt với AI: Prompt giúp định hướng AI phản hồi chính xác và linh hoạt theo yêu cầu cụ thể của người dùng
  • Tiết kiệm thời gian: Khi viết đúng prompt, người dùng sẽ nhận được câu trả lời chất lượng mà không cần điều chỉnh quá nhiều lần. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian giao tiếp với AI
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Tương tác đúng cách với ChatGPT giúp người dùng học cách diễn đạt rõ ràng và logic hơn 
  • Hỗ trợ quá trình sáng tạo: Sử dụng các câu lệnh Prompts giúp người dùng yêu cầu Chat GPT tạo ra những nội dung mới mẻ, từ viết bài, xây dựng kịch bản, cho đến lên ý tưởng phát triển sản phẩm mới
Lợi ích của việc sử dụng Prompt ChatGPT
Lợi ích của việc sử dụng Prompt ChatGPT

3. 8 mẹo viết Prompts ChatGPT cho người mới bắt đầu

Vậy làm thế nào để ChatGPT cung cấp phản hồi đúng với mong muốn của người dùng? Dưới đây là 8 mẹo viết Prompts ChatGPT cho người mới bắt đầu mà bạn không thể bỏ qua.

8 mẹo viết Prompts ChatGPT cho người mới bắt đầu
8 mẹo viết Prompts ChatGPT cho người mới bắt đầu

3.1. Đưa ra câu lệnh Prompt GPT có bối cảnh chi tiết 

Một trong những mẹo viết prompts cho người mới bắt đầu là đưa ra câu lệnh có bối cảnh cụ thể. Khi cung cấp cho ChatGPT một câu lệnh với bối cảnh rõ ràng và chi tiết, AI sẽ hiểu rõ yêu cầu và đưa ra phản hồi chính xác hơn. Vì vậy, với người mới bắt đầu sử dụng Chat GPT, hãy cố gắng bổ sung đầy đủ các yếu tố như thời gian, địa điểm, hoàn cảnh xung quanh trong Prompt để ChatGPT có thể đưa ra câu trả lời sát với yêu cầu. 

Ví dụ: Thay vì đưa ra một Prompt chung chung như “Hãy viết một bài phát biểu về bảo vệ môi trường”, bạn có thể viết một Prompt với bối cảnh chi tiết hơn như sau: “Hãy viết một bài phát biểu về bảo vệ môi trường cho học sinh trung học tại Hà Nội, diễn ra vào ngày lễ Trái Đất. Bài phát biểu này sẽ được trình bày trước 300 học sinh và cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trồng cây.”

Đưa ra câu lệnh Prompt GPT có bối cảnh chi tiết
Đưa ra câu lệnh Prompt GPT có bối cảnh chi tiết

3.2. Đưa ra yêu cầu rõ ràng về văn phong và định dạng 

Yêu cầu ChatGPT trả lời theo một văn phong nhất định hoặc định dạng cụ thể sẽ giúp câu trả lời sát với với mục đích của người dùng hơn. Điều này cũng tránh tình trạng ChatGPT đưa ra những câu trả lời với văn phòng cứng nhắc, thiếu tự nhiên. 

Ví dụ: “Hãy viết một email với văn phong trang trọng, lịch sự nhằm mục đích thông báo cho đối tác rằng cuộc họp đã bị hoãn do vấn đề kỹ thuật và đề xuất lịch họp mới vào tuần sau.”

3.3. Tránh đưa ra câu lệnh Prompt mâu thuẫn và mơ hồ

Để đảm bảo ChatGPT hiểu đúng yêu cầu của người dùng, mẹo viết Prompts cho người mới bắt đầu là hãy tránh đưa ra các câu lệnh chứa thông tin mâu thuẫn hoặc mơ hồ. Thay vào đó, bạn cần viết câu lệnh rõ ràng, logic để AI hiểu rõ yêu cầu và phản hồi chính xác hơn.

Ví dụ: Thay vì đưa ra một Prompt có tính mâu thuẫn như “Làm sao để vừa giảm cân mà vẫn tăng cân?”, hãy viết: “Làm thế nào để giảm tỷ lệ mỡ trong khi duy trì cơ bắp?”

3.4. Đưa ra câu lệnh Prompt yêu cầu Chat GPT “nhập vai”

Nếu chỉ định cho ChatGPT một vai trò cụ thể, nó sẽ biết định hướng đưa ra câu trả lời phù hợp. Theo đó, mẹo viết Prompts cho người mới bắt đầu là hãy mô tả rõ ràng vai trò mà bạn mong muốn AI thực hiện trong đoạn prompt. Một số vai trò mà bạn có thể yêu cầu ChatGPT nhập vai vai bao gồm: người kể chuyện, chuyên gia công nghệ, người nổi tiếng, chuyên gia marketing, nhân viên bán hàng, khách hàng, cô giáo, học sinh…

Ví dụ: “Hãy đóng vai 1 content marketing chuyên nghiệp để viết 1 bài chuẩn SEO với từ khoá “digital marketing”. Yêu cầu bài viết phân tích đầy đủ các nội dung chuyên sâu nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.”

Sau đó, từ góc nhìn của một content marketing chuyên nghiệp, Chat GPT sẽ đưa ra phản hồi là một viết đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn SEO.

3.5. Liên tục đưa ra yêu cầu cải thiện trong cuộc hội thoại

Nếu phản hồi từ ChatGPT chưa đáp ứng đúng yêu cầu của bạn, đừng ngại đưa ra thêm Propmt yêu cầu cải thiện câu trả lời. Hãy  cung cấp thêm thông tin chi tiết hoặc yêu cầu sửa đổi nội dung để ChatGPT đáp ứng nhu cầu của bạn tốt hơn.

Ví dụ: Sau khi Chat GPT đưa ra phản hồi là một viết chuẩn SEO với từ khoá “digital marketing”, bạn có thể yêu cầu thêm như sau: “Rất tuyệt. Bạn có thể phân tích chi tiết hơn về các nền tảng hỗ trợ digital marketing không?”

Tiếp tục đưa ra thêm yêu cầu cho đến khi bạn nhận được câu trả lời thỏa đáng: “Hãy phân tích các case study nổi tiếng về digital marketing”

3.6. Cung cấp thông tin trước cho ChatGPT

Cung cấp trước thông tin sẽ giúp ChatGPT hiểu rõ hơn về yêu cầu và đưa ra phản hồi chính xác. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn AI làm việc dựa trên một nền tảng nội dung cụ thể.

Ví dụ: “Dưới đây là thông tin chi tiết về chiến dịch marketing gần đây của chúng tôi. Dựa trên thông tin này, hãy tạo một kế hoạch chi tiết để tối ưu hóa chiến dịch đó.”

Tương tự, nếu muốn Chat GPT viết một nội dung tương tự như văn bản mẫu, hãy cho Chat GPT đọc nội dung văn bản đó trước. Sau đó đưa ra yêu cầu viết lại một văn bản khác có nội dung tương tự nhưng với văn phòng khác biệt, 

3.7. Yêu cầu Chat GPT đưa ra các góc nhìn mới mẻ

Để khai thác tối đa khả năng sáng tạo của ChatGPT, bạn có thể yêu cầu AI đưa ra các góc nhìn mới mẻ hoặc quan điểm khác biệt về một chủ đề quen thuộc. Đây là mẹo viết prompt cho người mới bắt đầu khi cảm thấy bí ý tưởng trong quá trình sáng tạo.

Ví dụ: “Hãy đưa ra các quan điểm khác nhau về làm việc từ xa mà không cần đến văn phòng. Hãy phân tích những lợi ích và hạn chế từ góc nhìn của nhân viên và nhà quản lý.”

3.8. Sử dụng ChatGPT một cách có trách nhiệm

Mặc dù ChatGPT rất hữu ích nhưng người dùng nên có ý thức sử dụng AI một cách có trách nhiệm. Điều này đặc biệt quan trọng với những người mới bắt đầu làm quen với ChatGPT. 

Theo đó, hãy luôn kiểm tra lại thông tin mà AI cung cấp và đảm bảo rằng nội dung đó phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của bạn, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào AI. Đó là bởi ChatGPT được huấn luyện dựa trên một lượng lớn dữ liệu từ sách điện tử, bài viết trực tuyến và nhiều nguồn khác. Tuy nhiên, nó không có khả năng xác minh tính chính xác của thông tin. Mặc dù ChatGPT có thể cung cấp những lập luận có vẻ logic nhưng nếu thông tin trước đó trên Internet đã sai lệch, ChatGPT có thể sẽ vô tình lặp lại những sai lầm đó. Vì vậy, nếu sử dụng các câu trả lời từ ChatGPT mà không kiểm chứng, bạn có thể đang góp phần lan truyền những thông tin sai lệch.

4. Gợi ý 25 mẫu Prompts ChatGPT để trở thành chuyên gia marketing

Nếu muốn trở thành một chuyên gia marketing nhưng vẫn đang loay hoay tìm cách tận dụng tối đa hoá sức mạnh của ChatGPT thì bạn không thể bỏ qua top 25 mẫu Prompt dưới đây: 

1 - Soạn thảo mô tả sản phẩm cho [Thêm thông tin] bằng mô hình AIDA (Attention, Interest, Desire, Action) để thu hút sự quan tâm từ khách hàng tiềm năng.

2 - Phát triển mô tả sản phẩm cho [Thêm thông tin] sử dụng mô hình PAS (Problem, Agitation, Solution) để nhấn mạnh khả năng giải quyết các vấn đề của sản phẩm.

3 - Tạo mô tả chi tiết sản phẩm cho [Thêm thông tin] bằng cách áp dụng mô hình FAB (Features, Advantages, Benefits) để làm nổi bật giá trị mà sản phẩm mang lại.

4 - Viết bài đăng mạng xã hội cho [Thêm thông tin] theo mô hình 4 Cs (Clear, Concise, Compelling, Credible) để đảm bảo bài viết dễ tiếp cận và tương tác cao.

5 - Phát triển bài đăng Instagram cho [Thêm thông tin] sử dụng kỹ thuật kể chuyện để kết nối cảm xúc với người đọc.

6 - Tạo chuỗi bài viết Twitter về [Thêm thông tin] sử dụng mô hình HERO (Hook, Empathy, Response, Overcome) để thu hút sự chú ý và khuyến khích tương tác.

7 - Viết email chào mừng giới thiệu [Thêm thông tin] cho người đăng ký mới theo mô hình 5 Ws (Who, What, When, Where, Why).

8 - Soạn email khuyến mãi cho [Thêm thông tin] với mô hình AIDA để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mua sắm.

9 - Tạo chuỗi email chăm sóc khách hàng tiềm năng quan tâm đến [Thêm thông tin] sử dụng mô hình BANT (Budget, Authority, Need, Timing) để phân loại và chuyển đổi khách hàng.

10 - Viết bài blog nghiên cứu tình huống về cách [Thêm thông tin] giúp khách hàng đạt được mục tiêu bằng mô hình STAR (Situation, Task, Action, Result).

11 - Soạn quảng cáo Google Ads cho [Thêm thông tin] sử dụng mô hình PPC (Problem, Promise, Call-to-Action) để gia tăng tỷ lệ nhấp chuột.

12 - Tạo nội dung bài đăng Facebook về các tính năng đặc biệt của [Thêm thông tin] theo mô hình UBC (Unique Selling Point, Benefit, Call-to-Action).

13 - Viết tiêu đề và nội dung quảng cáo trên LinkedIn cho [Thêm thông tin] sử dụng mô hình OIC (Offer, Information, Call-to-Action).

14 - Phát triển nội dung cho trang chủ của [Thêm thông tin] theo mô hình 5-Second Test (headline, value proposition, CTA) để tăng sự rõ ràng và khuyến khích chuyển đổi.

15 - Viết mục FAQ cho website [Thêm thông tin] để giải đáp thắc mắc thường gặp theo mô hình SCQA (Situation, Complication, Question, Answer).

16 - Soạn trang About Us cho [Thêm thông tin] sử dụng mô hình 5 Ws để truyền tải câu chuyện thương hiệu một cách rõ ràng và hấp dẫn.

17 - Viết nội dung cho trang đích của chương trình ưu đãi [Thêm thông tin] theo mô hình AIDA để tối ưu hóa chuyển đổi.

18 - Soạn nội dung trang đích để thu hút khách hàng tiềm năng cho [Thêm thông tin] với mô hình PPC.

19 - Tạo trang đích cho sự kiện hội thảo về [Thêm thông tin], bao gồm thông tin chi tiết và form đăng ký, sử dụng mô hình Event Promotion.

20 - Viết thông cáo báo chí về việc ra mắt [Thêm thông tin] theo mô hình 5 Ws để đảm bảo sự tiếp cận toàn diện.

21 - Soạn thông cáo báo chí về các giải thưởng hoặc công nhận gần đây mà [Thêm thông tin] đã nhận được, áp dụng mô hình 5W và 1H (Who, What, When, Where, Why, How).

22 - Viết kịch bản video demo sản phẩm cho [Thêm thông tin] bằng mô hình Explainer Video để giải thích các tính năng và lợi ích chính của sản phẩm.

23 - Soạn kịch bản video feedback từ khách hàng cho [Thêm thông tin] sử dụng mô hình STAR (Situation, Task, Action, Result) để minh họa hiệu quả sản phẩm.

24 - Tạo kịch bản video giới thiệu [Thêm thông tin] cho khách hàng mới sử dụng mô hình PAS để nhấn mạnh cách sản phẩm giải quyết vấn đề.

25 - Viết nội dung feedback khách hàng cho [Thêm thông tin] dựa trên các đánh giá tích cực sử dụng mô hình STAR.

>>> XEM THÊM: 15 CÔNG THỨC VIẾT CONTENT ĐỈNH CAO NHẤT ĐỊNH BẠN PHẢI NẮM RÕ

4. Một số nhược điểm của ChatGPT

Mặc dù ChatGPT mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, song chúng vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Điều này buộc người dùng phải hiểu cách hoạt động của ChatGPT để đưa ra những Prompt hợp lý. Dưới đây là một số nhược điểm của ChatGPT:

  • Giới hạn bởi ngữ cảnh: ChatGPT không lưu trữ thông tin từ các cuộc trò chuyện trước đó. Vì vậy mỗi cuộc hội thoại mới giống như một tờ giấy trắng. Điều này buộc người dùng phải đưa ra những Prompt cụ thể và chi tiết như ban đầu
  • Khả năng đưa ra thông tin sai lệch: ChatGPT không thể tự kiểm tra tính xác thực của thông tin, do đó nó có thể cung cấp những thông tin không chính xác hoặc thiếu độ tin cậy cho người dùng
  • Thiếu tính sáng tạo: Khi Prompt quá chung chung hoặc khó hiểu, AI có thể đưa ra những câu trả lời mơ hồ mà không có khả năng tự sáng tạo ra các câu trả lời sâu sắc hơn 
  • Khả năng hiểu hạn chế: ChatGPT không có khả năng hiểu các câu lệnh chung chung, thiếu thông tin chi tiết. Vì vậy buộc người dùng phải bổ sung thêm thông tin vào câu lệnh hoặc liên tục đưa ra những câu lệnh bổ sung 
Một số nhược điểm của ChatGPT
Một số nhược điểm của ChatGPT

5. Gợi ý 5 công cụ hỗ trợ tạo Prompts ChatGPT cho người mới bắt đầu

Dưới đây là một số công cụ hỗ trợ việc tạo prompt hiệu quả khi làm việc với ChatGPT, đặc biệt dành cho những người mới bắt đầu sử dụng:

5 công cụ hỗ trợ tạo Prompts ChatGPT cho người mới bắt đầu
5 công cụ hỗ trợ tạo Prompts ChatGPT cho người mới bắt đầu

5.1. PromptHero

PromptHero là một nền tảng chuyên cung cấp và chia sẻ các mẫu prompts sẵn có, phù hợp với nhiều loại mô hình AI như ChatGPT, DALL-E hay MidJourney. Người dùng có thể tham khảo hàng trăm mẫu prompt sáng tạo và tùy chỉnh chúng sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Công cụ này rất hữu ích cho những người mới bắt đầu hoặc muốn tìm kiếm cảm hứng sáng tạo khi tương tác với AI.

5.2. Prompt Perfect

Prompt Perfect là một công cụ giúp tối ưu hóa prompt để có được phản hồi chính xác nhất từ ChatGPT. Nó cho phép người dùng nhập prompt ban đầu và sau đó tinh chỉnh lại để cải thiện đầu ra của các công cụ AI. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian soạn câu lệnh và nâng cao chất lượng phản hồi.

Công cụ này hữu ích đối với những người muốn viết prompt chi tiết nhằm nahanj được câu tra lời chính xác và phù hợp từ ChaTCPT.

5.3. AIPRM 

AIPRM là một tiện ích mở rộng cho trình duyệt giúp người dùng tạo ra prompt một cách dễ dàng khi sử dụng ChatGPT. Nó cung cấp nhiều template và mẫu câu lệnh cho các lĩnh vực khác nhau, ví dụ như marketing, kinh doanh, lập trình, sáng tạo nội dung…

AIPRM được đánh giá là một công cụ hỗ trợ tốt cho những người thường xuyên làm việc với ChatGPT trong các dự án chuyên sâu.

5.4. PromptBase

PromptBase là một nền tảng cho phép người dùng mua hoặc bán các mẫu prompt. Người dùng có thể tìm kiếm các prompts tốt nhất cho từng nhu cầu cụ thể, đồng thời chia sẻ hoặc kinh doanh các mẫu prompts do mình tạo ra.

Công cụ này đặc biệt hữu ích cho các nhà sáng tạo nội dung và nhà phát triển muốn tìm kiếm các prompts chất lượng cao và độc đáo.

5.5. ChatGPT Prompt Generator

ChatGPT Prompt Generator (Tool by FlowGPT) là một công cụ trực tuyến hỗ trợ người dùng tạo các câu lệnh phù hợp và hiệu quả cho ChatGPT cũng như các mô hình AI tương tự. Công cụ này có thể tự động tạo ra các prompts dựa trên nhu cầu của người dùng, giúp tiết kiệm thời gian và cải thiện chất lượng câu lệnh đầu vào.

ChatGPT Prompt Generator được sử dụng rộng rãi trong việc viết lách, lập kế hoạch, hỗ trợ học tập và sáng tạo ý tưởng cho các dự án của cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Như vậy, bài viết đã chỉ ra Prompt ChatGPT là gì, lợi ích và nhược điểm của nó trong học tập và làm việc. Đồng thời, bật mí 8 mẹo viết Prompts ChatGPT cho người mới bắt đầu chính xác và hiệu quả. Bên cạnh đó, bật mí top 5 công cụ sáng tạo Prompt một cách nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, những thông tin trọng bài viết sẽ giúp bạn biết cách đưa ra câu lệnh phù hợp để khai thác tối đa sức mạnh của ChatGPT. 

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger