TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

CHIẾN LƯỢC TRUYỀN ĐẠT TẦM NHÌN TỪ LÃNH ĐẠO TỚI NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Tại sao lãnh đạo phải có chiến lược truyền đạt tầm nhìn tới nhân viên?
    • 1.1. Giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu và định hướng chung của doanh nghiệp
    • 1.2. Tạo động lực và cảm hứng cho nhân viên
    • 1.3. Tăng cường sự cam kết và gắn kết lâu dài
    • 1.4. Giảm thiểu sự lãng phí và nhầm lẫn trong công việc
    • 1.5. Giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh với sự thay đổi
    • 1.6. Tối ưu hóa việc phân bổ và quản lý nguồn lực
  • 2. Chiến thuật truyền đạt tầm nhìn từ lãnh đạo tới nhân viên
    • 2.1. Xác định tầm nhìn rõ ràng và cụ thể
    • 2.2. Liên kết tầm nhìn với mục tiêu và giá trị cá nhân của nhân viên
    • 2.3. Lặp lại và củng cố tầm nhìn thường xuyên
    • 2.4. Khuyến khích phản hồi và thảo luận hai chiều
    • 2.5. Lãnh đạo bằng hành động để làm gương cho nhân viên
  • 3. Các phương tiện giúp lãnh đạo truyền đạt tầm nhìn hiệu quả
  • 4. Kỹ năng lãnh đạo khi truyền đạt tầm nhìn tới nhân viên
    • 4.1. Kỹ năng giao tiếp rõ ràng và mạnh mẽ
    • 4.2. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
    • 4.3. Kỹ năng lãnh đạo bằng hành động
    • 4.4. Kỹ năng tạo động lực và khơi dậy cảm hứng
    • 4.5. Kỹ năng thích nghi và linh hoạt cách truyền đạt

Việc truyền đạt tầm nhìn từ lãnh đạo tới nhân viên không chỉ là việc thông báo về một mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Đây còn là quá trình khơi dậy cảm hứng, tạo sự gắn kết và giúp nhân viên hiểu rõ vai trò của mình trong sự phát triển của tổ chức. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo đang gặp khó khăn khi truyền đạt tầm nhìn giúp nhân sự hướng về mục tiêu chung của doanh nghiệp. Bài viết này, Trường doanh nhân HBR sẽ đưa ra những gợi ý hiệu quả nhất.

1. Tại sao lãnh đạo phải có chiến lược truyền đạt tầm nhìn tới nhân viên?

Một trong những "nỗi đau" lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là không truyền đạt được tầm nhìn rõ ràng tới nhân viên, khiến tổ chức thiếu sự đồng thuận, nhân sự không hiểu được các quyết định của sếp dẫn tới bất mãn và mâu thuẫn trong quá trình làm việc.

Lý do lãnh đạo cần có chiến thuật truyền đạt tầm nhìn tới nhân viên
Lý do lãnh đạo cần có chiến thuật truyền đạt tầm nhìn tới nhân viên

Chính vì vậy, các lãnh đạo, chủ doanh nghiệp cần phải có chiến lược truyền đạt tầm nhìn rõ ràng tới nhân viên để:

1.1. Giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu và định hướng chung của doanh nghiệp

Lãnh đạo thường tự mình nắm rõ tầm nhìn và kế hoạch phát triển, nhưng lại không truyền đạt đầy đủ làm cho các cấp bên dưới không hiểu rõ mục tiêu của doanh nghiệp, hoặc hiểu sai lệch. Vì đó, nhân viên có thể làm việc theo những hướng khác nhau, gây lãng phí thời gian và nguồn lực, thậm chí đi ngược lại với chiến lược phát triển tổng thể.

Khi tầm nhìn được truyền đạt một cách chiến lược và liên tục, toàn bộ đội ngũ sẽ có chung định hướng, giúp tối ưu hóa sự phối hợp và nâng cao hiệu suất làm việc.

>>> XEM THÊM: CÁCH THIẾT LẬP VÀ TRUYỀN TẢI OKRS ĐỂ NHÂN SỰ CAM KẾT VÌ MỤC TIÊU CHUNG

1.2. Tạo động lực và cảm hứng cho nhân viên

Các chủ doanh nghiệp SMEs thường đi lên từ nghề thiếu tầm nhìn quản trị dài hạn, họ chỉ tập trung vào việc bán hàng mà ít chú trọng tới việc khơi dậy cảm hứng cho nhân viên. Trong nhiều trường hợp, nhân viên cảm thấy công việc của mình chỉ là "hoàn thành nhiệm vụ" mà không hiểu được tầm quan trọng hay ý nghĩa lớn lao của những gì họ đang làm.

Vì thế, lãnh đạo cần truyền đạt tầm nhìn một cách rõ ràng, liên kết nó với mục tiêu cá nhân của nhân viên. Khi nhân viên cảm nhận được vai trò quan trọng của mình trong việc đạt được mục tiêu chung, họ sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt huyết cao hơn.

1.3. Tăng cường sự cam kết và gắn kết lâu dài

Một trong những nỗi đau thường gặp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là tỷ lệ nghỉ việc cao, dẫn đến việc phải liên tục tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn làm giảm hiệu quả làm việc của toàn bộ đội ngũ. 

Một phần nguyên nhân đến từ việc nhân viên không cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp do thiếu sự kết nối với tầm nhìn chung. Nhân viên dễ bị mất phương hướng, không hiểu được mục tiêu dài hạn của công ty, dẫn đến việc thiếu sự cam kết và dễ dàng rời bỏ công ty khi gặp phải thách thức hoặc cơ hội tốt hơn.

>>> XEM THÊM: CÁCH GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN GIỎI ĐỒNG HÀNH VỚI DOANH NGHIỆP LÂU DÀI

1.4. Giảm thiểu sự lãng phí và nhầm lẫn trong công việc

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ thường điều hành doanh nghiệp theo cảm tính, không có quy trình bài bản trong việc truyền đạt tầm nhìn và mục tiêu. Kết quả là nhân viên làm việc một cách thiếu định hướng, dễ dẫn đến nhầm lẫn và lãng phí thời gian vào những nhiệm vụ không có giá trị cốt lõi.

1.5. Giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh với sự thay đổi

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và công nghệ. Doanh nghiệp cần linh hoạt và thích nghi nhanh chóng để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nếu tầm nhìn không được truyền đạt hiệu quả, nhân viên sẽ không thể nắm bắt được những thay đổi cần thiết để điều chỉnh công việc của mình.

Lãnh đạo doanh nghiệp cần truyền đạt tầm nhìn thường xuyên và cập nhật kịp thời, giúp nhân viên hiểu được lý do và mục tiêu của các thay đổi. Điều này giúp toàn bộ đội ngũ hành động linh hoạt và thích nghi với những thách thức mới một cách hiệu quả.

1.6. Tối ưu hóa việc phân bổ và quản lý nguồn lực

Một trong những khó khăn lớn của các doanh nghiệp SMEs là phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Lãnh đạo thường bị cuốn vào việc giải quyết các vấn đề hàng ngày và không có đủ thời gian để hoạch định chiến lược dài hạn hay truyền đạt tầm nhìn cho nhân viên. Kết quả là doanh nghiệp không sử dụng tối ưu nhân lực, tài chính và thời gian.

Việc truyền đạt tầm nhìn rõ ràng sẽ giúp điều chỉnh cách phân bổ nguồn lực, đảm bảo rằng mỗi bộ phận và mỗi nhân viên đều biết rõ vai trò của mình, từ đó giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu chung.

2. Chiến thuật truyền đạt tầm nhìn từ lãnh đạo tới nhân viên

Truyền đạt tầm nhìn là một nghệ thuật đòi hỏi lãnh đạo không chỉ có kỹ năng giao tiếp tốt mà còn phải biết cách kết nối tầm nhìn doanh nghiệp với nhân viên một cách sâu sắc. 

Dưới đây là những chiến thuật quan trọng giúp lãnh đạo truyền đạt tầm nhìn hiệu quả tới nhân viên:

Chiến thuật truyền đạt tầm nhìn từ lãnh đạo tới nhân viên
Chiến thuật truyền đạt tầm nhìn từ lãnh đạo tới nhân viên

2.1. Xác định tầm nhìn rõ ràng và cụ thể

Một trong những yếu tố cốt lõi của việc truyền đạt tầm nhìn thành công là sự rõ ràng. Tầm nhìn doanh nghiệp cần phải cụ thể, dễ hiểu và truyền cảm hứng. 

  • Tầm nhìn phải đơn giản và dễ nhớ: Thay vì những thông điệp dài dòng, phức tạp, lãnh đạo nên định hình một tầm nhìn ngắn gọn nhưng mạnh mẽ, thể hiện rõ mục tiêu cốt lõi mà doanh nghiệp muốn đạt được.
  • Liên kết tầm nhìn với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Tầm nhìn không nên chỉ là mục tiêu xa vời, mà cần dựa trên các giá trị văn hóa và triết lý kinh doanh của công ty.

Ví dụ: Thay vì chỉ nói "Chúng ta muốn trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành", lãnh đạo có thể truyền đạt một tầm nhìn rõ ràng hơn như: "Chúng ta muốn mang lại sản phẩm chất lượng nhất và tạo ra trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất trong ngành mỹ phẩm tự nhiên."

2.2. Liên kết tầm nhìn với mục tiêu và giá trị cá nhân của nhân viên

Nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn khi họ cảm thấy được kết nối với tầm nhìn của doanh nghiệp. Điều quan trọng là lãnh đạo phải giúp nhân viên thấy rõ mối liên hệ giữa mục tiêu của doanh nghiệp và mục tiêu cá nhân của họ.

  • Cá nhân hóa tầm nhìn: Lãnh đạo nên dành thời gian để thảo luận với từng nhân viên hoặc từng bộ phận về cách mà công việc của họ đóng góp vào mục tiêu chung. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ vai trò của mình và cảm thấy có động lực hơn khi họ biết công việc của mình không chỉ là một phần nhỏ lẻ mà thực sự có ý nghĩa trong bức tranh lớn.
  • Khuyến khích sự tham gia của nhân viên: Thay vì chỉ truyền đạt tầm nhìn từ trên xuống, lãnh đạo có thể khuyến khích nhân viên góp ý và tham gia vào việc thực hiện tầm nhìn. Nhân viên sẽ cảm thấy tầm nhìn không chỉ là của lãnh đạo, mà còn là tầm nhìn chung của toàn đội ngũ.

2.3. Lặp lại và củng cố tầm nhìn thường xuyên

Tầm nhìn của doanh nghiệp không nên chỉ được truyền đạt một lần và sau đó bị lãng quên. Để nhân viên thực sự hiểu, ghi nhớ và hành động theo tầm nhìn, lãnh đạo cần lặp lại và củng cố tầm nhìn một cách liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

  • Lặp lại trong các cuộc họp định kỳ: Mỗi cuộc họp, dù là họp toàn công ty hay họp nhóm, nên là cơ hội để lãnh đạo nhắc nhở nhân viên về tầm nhìn chung và cách nó liên quan đến công việc hiện tại của họ.
  • Sử dụng nhiều phương tiện để truyền tải: Tầm nhìn nên được truyền tải qua nhiều kênh khác nhau như email nội bộ, các buổi họp video, bản tin, hoặc trên các nền tảng truyền thông nội bộ của doanh nghiệp. Định dạng của thông điệp cũng nên đa dạng, từ văn bản đến hình ảnh, video để tạo sự sinh động và dễ tiếp cận.
  • Công nhận và khen thưởng những đóng góp: Lãnh đạo nên thường xuyên nhắc lại tầm nhìn khi công nhận những đóng góp của nhân viên có liên quan đến mục tiêu chung, từ đó củng cố thông điệp một cách tích cực.

2.4. Khuyến khích phản hồi và thảo luận hai chiều

Một chiến lược truyền đạt tầm nhìn hiệu quả không chỉ là lãnh đạo truyền tải thông tin mà còn phải tạo không gian cho nhân viên phản hồi và thảo luận. Điều này không chỉ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về tầm nhìn, mà còn giúp lãnh đạo điều chỉnh thông điệp sao cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của đội ngũ.

  • Tạo điều kiện để nhân viên đặt câu hỏi: Trong các buổi họp hoặc gặp gỡ định kỳ, lãnh đạo nên tạo điều kiện để nhân viên đặt câu hỏi về tầm nhìn và cách thức thực hiện. Điều này giúp lãnh đạo hiểu được những khó khăn mà nhân viên có thể gặp phải trong việc nắm bắt và thực hiện tầm nhìn.
  • Thu thập phản hồi thông qua khảo sát hoặc trò chuyện cá nhân: Các cuộc khảo sát nội bộ hoặc buổi trò chuyện riêng với nhân viên có thể giúp lãnh đạo hiểu sâu hơn về cảm nhận và ý kiến của nhân viên về tầm nhìn. Đây là cách để đảm bảo rằng tầm nhìn không chỉ là một khẩu hiệu xa vời mà thật sự gần gũi với đội ngũ.

2.5. Lãnh đạo bằng hành động để làm gương cho nhân viên

Một tầm nhìn dù có rõ ràng và hấp dẫn đến đâu cũng sẽ không có giá trị nếu lãnh đạo không thực hiện và sống theo tầm nhìn đó. Nhân viên sẽ dễ dàng bị mất niềm tin và động lực nếu họ thấy lãnh đạo chỉ nói mà không làm.

Lãnh đạo/ chủ doanh nghiệp hãy:

  • Thể hiện tầm nhìn qua các quyết định hàng ngày: Lãnh đạo nên thể hiện rõ ràng cam kết với tầm nhìn thông qua các quyết định chiến lược cũng như cách điều hành hàng ngày.
  • Trở thành hình mẫu cho nhân viên: Nhân viên sẽ luôn theo dõi hành động của lãnh đạo. Vì vậy, lãnh đạo cần sống theo những giá trị mà tầm nhìn đề cao, từ việc đối xử công bằng, minh bạch với nhân viên đến việc đảm bảo rằng doanh nghiệp không đi chệch khỏi mục tiêu dài hạn.
5 quy tắc làm chủ mật mã tài lãnh đạo | Trường doanh nhân HBR | Mr. Tony Dzung

Trường Doanh nhân HBR tin rằng với các chiến thuật trên, các doanh nghiệp có thể truyền tải thành công tầm nhìn và phát triển mạnh mẽ hơn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt

3. Các phương tiện giúp lãnh đạo truyền đạt tầm nhìn hiệu quả

Có nhiều công cụ khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng để truyền đạt tầm nhìn tới toàn bộ nhân sự. Việc lựa chọn phương tiện phù hợp giúp đảm bảo thông điệp được truyền tải một cách chính xác và tiếp cận đúng đối tượng.

Phương tiện giúp lãnh đạo truyền đạt tầm nhìn hiệu quả
Phương tiện giúp lãnh đạo truyền đạt tầm nhìn hiệu quả

1 - Họp toàn công ty

Đây là cách truyền thống nhưng vẫn vô cùng hiệu quả, giúp chủ doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với toàn thể nhân viên. Qua đó, tầm nhìn được chia sẻ một cách công khai và trang trọng, tạo ra cơ hội để mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của mục tiêu chung.

2 - Email và bản tin nội bộ

Email và các bản tin nội bộ là phương tiện phù hợp để chia sẻ những thông điệp dài và có tính chi tiết. Nhà quản trị có thể giải thích tầm nhìn, cách thức thực hiện và những cột mốc quan trọng cần đạt được một cách rõ ràng.

3 - Mạng xã hội truyền thông nội bộ

Các nền tảng mạng xã hội và nền tảng giao tiếp nội bộ riêng của doanh nghiệp cho phép lãnh đạo truyền đạt tầm nhìn thông qua các định dạng đa phương tiện như video, infographic hoặc bài viết ngắn gọn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp một cách hấp dẫn hơn, phù hợp với nhiều nhân sự với các độ tuổi và sở thích khác nhau.

4 - Buổi coaching trực tiếp

Lãnh đạo có thể truyền đạt tầm nhìn qua các buổi coaching hoặc mentoring trực tiếp với các quản lý cấp trung - mắt xích quan trọng giữa nhà lãnh đạo và nhân viên. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi cấp quản lý đều hiểu rõ tầm nhìn và có thể truyền đạt lại cho nhân viên cấp dưới một cách nhất quán.

4. Kỹ năng lãnh đạo khi truyền đạt tầm nhìn tới nhân viên

Truyền đạt tầm nhìn không chỉ là việc chuyển tải thông điệp, mà còn là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng giúp định hình văn hóa doanh nghiệp và tạo sự gắn kết mạnh mẽ trong đội ngũ. Một nhà lãnh đạo giỏi cần có những kỹ năng đặc biệt để truyền tải tầm nhìn sao cho nhân viên không chỉ hiểu mà còn cam kết thực hiện.

Kỹ năng lãnh đạo cần có để truyền đạt tầm nhìn hiệu quả
Kỹ năng lãnh đạo cần có để truyền đạt tầm nhìn hiệu quả

Dưới đây là những kỹ năng thiết yếu mà một lãnh đạo cần có để truyền đạt tầm nhìn một cách hiệu quả:

4.1. Kỹ năng giao tiếp rõ ràng và mạnh mẽ

Giao tiếp là kỹ năng nền tảng quan trọng nhất khi truyền đạt tầm nhìn. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc truyền tải thông điệp của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu. Sự phức tạp trong cách trình bày hoặc việc sử dụng ngôn từ không phù hợp có thể khiến nhân viên hiểu sai hoặc không nắm bắt được ý nghĩa của tầm nhìn.

4.2. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu

Lãnh đạo không chỉ cần truyền đạt thông tin mà còn cần lắng nghe phản hồi từ nhân viên để đảm bảo tầm nhìn không chỉ là mệnh lệnh từ trên xuống mà còn có sự tham gia và đồng thuận của đội ngũ. Điều này giúp nhân viên cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng, từ đó tăng tính cam kết của họ.

4.3. Kỹ năng lãnh đạo bằng hành động

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi truyền đạt tầm nhìn là hành động nhất quán với tầm nhìn mà lãnh đạo đã đặt ra. Nếu lãnh đạo chỉ nói về tầm nhìn nhưng hành động lại đi ngược với những giá trị đã đề cập, nhân viên sẽ mất niềm tin và không còn động lực để thực hiện.

4.4. Kỹ năng tạo động lực và khơi dậy cảm hứng

Một lãnh đạo giỏi không chỉ là người quản lý mà còn là người truyền cảm hứng. Để tầm nhìn thực sự có sức mạnh thúc đẩy đội ngũ hành động, lãnh đạo cần biết cách khơi dậy cảm xúctruyền động lực cho nhân viên. Khi tầm nhìn được truyền tải với sự nhiệt huyết và ý nghĩa, nhân viên sẽ cảm thấy họ đang làm việc cho một mục tiêu lớn hơn, tạo động lực cống hiến và nỗ lực nhiều hơn.

4.5. Kỹ năng thích nghi và linh hoạt cách truyền đạt

Một tầm nhìn hiệu quả cần phải linh hoạt để điều chỉnh theo những thay đổi của thị trường, công nghệ hoặc nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, lãnh đạo cần có khả năng thích nghi và điều chỉnh cách truyền đạt tầm nhìn sao cho phù hợp với ngữ cảnh và tình hình thực tế.

Tóm lại, để xây dựng một chiến lược truyền đạt tầm nhìn hiệu quả, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cần phải thực hiện một cách có hệ thống và chủ động. Trường doanh nhân HBR hy vọng qua bài viết này, các lãnh đạo sẽ có thêm những phương pháp và kỹ năng để truyền tải tầm nhìn một cách thành công, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ và phát triển doanh nghiệp bền vững.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger