Mục lục [Ẩn]
- 1. Tạo video hoạt hình bằng AI là gì?
- 2. Top 6 công cụ tạo video hoạt hình hàng đầu
- 2.1. Runway
- 2.2. Animaker AI
- 2.3. Vyond AI
- 2.4. Neural Frames
- 2.5. Powtoon AI Video Generator
- 2.6. Pixteller
- 3. Hướng dẫn cách tạo video hoạt hình bằng công cụ Runway
- 4. Một số lưu ý khi tạo video hoạt hình bằng AI
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tạo video hoạt hình bằng AI đã trở nên dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, Trường Doanh Nhân HBR sẽ giới thiệu top 6 công cụ AI hỗ trợ tạo video hoạt hình hiệu quả nhất, cho phép bất cứ ai cũng có thể trở thành những nhà làm phim chuyên nghiệp.
1. Tạo video hoạt hình bằng AI là gì?
Tạo video hoạt hình bằng AI là việc sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo để tự động hóa quy trình sản xuất video hoạt hình. Người dùng chỉ cần nhập các yêu cầu cơ bản như kịch bản, hình ảnh, giọng nói và sau đó AI sẽ xử lý để tạo ra các video hoạt hình sinh động.
Với các công cụ AI, người dùng có thể tạo ra các video hoạt hình nhanh chóng, chất lượng cao mà không cần thực hiện nhiều bước phức tạp, cũng như không cần phải có kiến thức chuyên sâu chuyên sâu về thiết kế hay dựng phim. Đồng thời, nó cũng giúp tiết kiệm chi phí khi không phải thuê đội ngũ thiết kế đồ hoạ hoặc studio làm phim chuyên nghiệp.
Cụ thể, người dùng có thể tận dụng sức mạnh của các công cụ AI để tạo các video hoạt hình phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, ví dụ như giáo dục, thương mại, giải trí, tiếp thị:
- Xây kênh tiktok dạy tiếng anh cho trẻ em với các video hoạt hình thú vị
- Tạo video hoạt hình ca nhạc vui nhộn cho trẻ em
- Dựng phim ngắn với các video hoạt hình sinh động
- Tạo video hoạt hình để chuyển thể tiểu thuyết mạng thành phim
- …
2. Top 6 công cụ tạo video hoạt hình hàng đầu
Dưới đây là 6 công cụ AI được đánh giá cao trong việc hỗ trợ tạo video hoạt hình. Mỗi công cụ có những đặc điểm và tính năng nổi bật riêng.
2.1. Runway
Runway là một nền tảng AI mạnh mẽ, nổi bật với khả năng tạo video hoạt hình siêu thực từ video có sẵn hoặc mô tả bằng văn bản.
Một số tính năng nổi bật của công cụ này bao gồm:
- Gen1 và Gen2: Gen1 cho phép tạo video mới từ các video đã có, với nhiều cài đặt có sẵn để tùy biến video. Gen2 thì tạo video từ mô tả văn bản hoặc hình ảnh, giúp người dùng dễ dàng hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo.
- Frame Interpolation: Runway cho phép tạo video hoạt hình từ một chuỗi hình ảnh tĩnh, giúp tạo ra các cảnh chuyển động mượt mà từ ảnh chụp liên tiếp.
- Generative Audio: Tính năng này cho phép lồng tiếng và tạo video với nhiều giọng nói và khuôn mặt khác nhau, nâng cao khả năng tương tác của nhân vật với nội dung.
Nhược điểm:
- Thời gian xuất video: Việc xuất video từ Runway có thể mất thời gian, đặc biệt với các dự án phức tạp và có độ phân giải cao.
- Hạn mức tín dụng: Phiên bản miễn phí cung cấp tín dụng chỉ dùng một lần, cần nâng cấp lên bản trả phí để tiếp tục sử dụng
2.2. Animaker AI
Animaker AI là một trong những công cụ phổ biến nhất để tạo video hoạt hình 2D, được sử dụng rộng rãi cho các chiến dịch marketing, giáo dục và truyền thông nội bộ.
Tính năng nổi bật của công cụ này bao gồm:
- Tạo video từ mô tả: Người dùng chỉ cần nhập ý tưởng sơ bộ, từ đó Animaker AI sẽ tự động dựng video hoàn chỉnh, từ hình ảnh đến các cảnh chuyển động.
- Lồng tiếng AI: Animaker hỗ trợ hơn 2.000 giọng nói với 172 ngôn ngữ khác nhau, cho phép người dùng dễ dàng tạo ra các nhân vật có giọng nói tự nhiên, phù hợp với nội dung và ngữ cảnh.
- Thư viện đa phương tiện: Animaker AI có sẵn hơn 100 triệu tài nguyên, bao gồm nhân vật, hình ảnh, âm nhạc, hiệu ứng. Điều này giúp người dùng dễ dàng lồng ghép các yếu tố phù hợp vào video mà không cần tự tạo mới.
- Tạo phụ đề tự động: Tính năng tạo phụ đề tự động chỉ trong 1 phút giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo nội dung rõ ràng.
- Chỉnh sửa nâng cao: Người dùng có thể điều chỉnh chi tiết từng yếu tố trong video như màu sắc, chuyển động, thêm hiệu ứng độc đáo để tăng tính sáng tạo.
Nhược điểm:
- Phiên bản trả phí: Một số tính năng như xuất video chất lượng cao, thư viện tài nguyên nâng cao chỉ khả dụng với bản trả phí.
- Giới hạn phong cách: Phong cách hoạt hình 2D của Animaker có thể không đáp ứng được nhu cầu cho các video phức tạp hoặc 3D
2.3. Vyond AI
Vyond AI được biết đến với khả năng tạo video hoạt hình chuyên nghiệp và nhanh chóng. Công cụ này phù hợp để tạo video hoạt hình cho cả mục đích marketing và e-learning.
Tính năng làm video hoạt hình nổi bật của công cụ này bao gồm:
- Tạo video từ mô tả: Người dùng chỉ cần cung cấp mô tả ý tưởng, Vyond AI sẽ tự động tạo video với các nhân vật, cảnh nền và hiệu ứng phù hợp.
- Nhiều phong cách nghệ thuật: Cung cấp nhiều template với phong cách từ hoạt hình cổ điển đến hiện đại, phù hợp cho nhiều ngành nghề và mục đích khác nhau.
- Lồng tiếng AI: Vyond AI tích hợp tính năng lồng tiếng chân thực, giúp video trở nên sống động hơn với nhiều tùy chọn giọng nói và ngôn ngữ.
- Thư viện đa phương tiện: Hàng triệu nhân vật, đạo cụ, âm thanh và hiệu ứng có sẵn, giúp người dùng nhanh chóng tạo ra video đa dạng, chất lượng cao.
Nhược điểm:
- Chi phí cao: Nhiều tính năng nâng cao, đặc biệt là các thư viện tài nguyên và tùy chỉnh sâu, yêu cầu bản trả phí để truy cập.
🔥AI BUSINESS REVOLUTION 2025 - CÁCH MẠNG HÓA KINH DOANH CÙNG AI🔥
Chương trình DUY NHẤT 01 LẦN TRONG NĂM tiên phong mang đến giải pháp tích hợp AI vào hoạt động kinh doanh cho toàn bộ 1500+ doanh nghiệp trên cả nước.
🔴 AI BUSINESS REVOLUTION 2025 MANG ĐẾN GIẢI PHÁP GÌ?
- Chiến lược kinh doanh đưa AI vào doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh bền vững
- Chuẩn hóa và tối ưu quy trình ứng dụng AI trong doanh nghiệp
- Tự tạo phần mềm ứng dụng AI trong doanh nghiệp
- HR TECH - Ứng dụng AI trong lĩnh vực tuyển dụng, đào tạo, quản trị nhân sự
- Xây dựng cộng đồng trung thành để bán hàng triệu đơn với AI & Digital Marketing
- Tăng trưởng kinh doanh với các giải pháp AI và tự động hóa trên TikTok
- Ứng dụng AI sáng tạo nội dung xây dựng thương hiệu cá nhân trên nền tảng số
- Làm chủ ứng dụng AI - xây dựng kiến trúc tổng thể vận hành doanh nghiệp
🚩TP. Hà Nội: 21-22/12/2024
🚩TP. Hồ Chí Minh: 15-16/03/2025
THAM GIA NGAY!
2.4. Neural Frames
Neural Frames sử dụng công nghệ Stable Diffusion để tạo ra các video hoạt hình với phong cách nghệ thuật đa dạng, phù hợp cho những ai muốn sáng tạo các video độc đáo.
Tính năng nổi bật của công cụ này bao gồm:
- Tạo video từ mô tả hoặc nội dung có sẵn: Neural Frames cho phép người dùng tạo video từ những mô tả văn bản hoặc hình ảnh, cung cấp hơn 40 phong cách nghệ thuật từ trừu tượng đến hiện thực.
- Kiểm soát chuyển động camera: Người dùng có thể tùy chỉnh các chuyển động của camera, thêm hiệu ứng nhấp nháy hoặc zoom để tăng cường thị giác và tạo sự thu hút cho video.
Nhược điểm:
- Credit hạn chế: Phiên bản miễn phí cung cấp một lần credit, người dùng cần nâng cấp để tiếp tục sử dụng
- Tính năng chỉnh sửa hạn chế: So với các công cụ khác, Neural Frames có ít tính năng tùy chỉnh và chỉnh sửa sau khi tạo video
2.5. Powtoon AI Video Generator
Powtoon AI là công cụ giúp tạo video hoạt hình chuyên nghiệp, thích hợp cho các mục đích giáo dục và marketing.
Dưới đây là một số tính năng nổi bật của công cụ này:
- Trợ lý tạo video bằng AI: Powtoon hỗ trợ người dùng từ khâu tạo kịch bản, thiết kế video, đến lồng tiếng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- Hơn 40 phong cách nghệ thuật: Người dùng có thể lựa chọn từ nhiều phong cách khác nhau để tạo video, phù hợp với thương hiệu và thông điệp mà mình muốn truyền tải.
- Thư viện âm nhạc và hiệu ứng đa dạng: Powtoon cung cấp một thư viện khổng lồ các tài nguyên như hình ảnh, âm thanh và hiệu ứng, giúp người dùng nâng cao chất lượng video mà không cần tìm kiếm tài nguyên bên ngoài.
Nhược điểm:
- Tính năng nâng cao yêu cầu trả phí: Một số tính năng nâng cao như xuất video độ phân giải cao, không có watermark, hoặc tùy chỉnh chuyên sâu chỉ khả dụng với phiên bản trả phí
2.6. Pixteller
Pixteller là công cụ độc đáo giúp chuyển đổi hình ảnh thật và từ ngữ thành video hoạt hình một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Dưới đây là một số tính năng ưu việt của công cụ này:
- Chuyển đổi ảnh thật thành hoạt hình: Tính năng đặc biệt của Pixteller cho phép người dùng tạo video hoạt hình từ hình ảnh thật, biến đổi các bức ảnh thành nhân vật hoạt hình sinh động.
- Tùy chỉnh linh hoạt: Người dùng có thể tùy chỉnh màu sắc, bộ lọc, và các hiệu ứng chuyển động để phù hợp với thông điệp và nội dung của video.
- Xuất video dễ dàng: Video có thể được tải xuống dưới dạng MP4 hoặc GIF động, phù hợp cho các nhu cầu khác nhau từ quảng cáo đến chia sẻ trên mạng xã hội.
Nhược điểm:
- Hạn chế về tính năng nâng cao: So với các công cụ khác, Pixteller có ít tính năng tùy chỉnh và nâng cao hơn, chủ yếu tập trung vào tính năng chuyển đổi ảnh thành hoạt hình
3. Hướng dẫn cách tạo video hoạt hình bằng công cụ Runway
Dưới đây là các bước hướng dẫn tạo video hoạt hình chuyên nghiệp bằng công cụ Runway mà người dùng có thể tham khảo.
Bước 1: Tạo kịch bản video hoạt hình bằng công cụ AI viết kịch bản
Trước tiên, người dùng cần chuẩn bị một kịch bản video hoạt hình bằng các công cụ AI viết kịch bản. Dưới đây là ví dụ cách tạo kịch bản video hoạt hình với công cụ Gemini:
- Truy cập vào trang web Gemini, sau đó đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản
- Yêu cầu Gemini sáng tạo một câu chuyện hoạt hình ngắn, chẳng hạn như hoạt hình theo phong cách Disney
Nếu không ưng ý với câu chuyện mà Gemini tạo ra, người dùng có thể yêu cầu Gemini tạo lại.
Bước 2: Tạo nhân vật hoạt hình và hình ảnh minh họa
Sau khi đã có kịch bản video, người dùng cần tạo nhân vật hoạt hình bằng ai và các hình ảnh minh hoạ cần thiết.
Quá trình này sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn với công cụ Leonardo AI:
- Trước khi mở Leonardo AI, hãy sử dụng Gemini để tạo ra khoảng 9-10 đề xuất hình ảnh cho video hoạt hình
- Sau đó, sao chép các đề xuất hình ảnh từ Gemini và dán chúng vào Leonardo AI, và nhấn "Generate" để tạo hình ảnh
- Chọn tỉ lệ hình ảnh tùy thích (ví dụ 9x16) và chọn kiểu hình ảnh hoạt hình 3D. Lặp lại quá trình này cho đến khi tạo đủ hình ảnh cho video hoạt hình
Bước 3: Tạo video từ hình ảnh bằng công cụ Runway
Tiếp theo, người dùng cần biến hình ảnh trên thành những video sống động. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Truy cập vào trang web Runway ML, nhấn vào tùy chọn "Try for free" (dùng thử miễn phí)
- Trên giao diện chính, nhấn vào c tùy chọn "Image to Video" (Chuyển hình ảnh thành video)
- Tải từng hình ảnh đã tạo từ Leonardo AI lên Runway ML
- Nhấn "Generate" để tạo video từ từng hình ảnh. Mỗi video sẽ có độ dài khoảng 4 giây
- Nếu video không đẹp hoặc không đạt chất lượng, người dùng có thể nhấn "Generate" để tạo lại từ đầu
Bước 4: Hoàn thiện video với ứng dụng ai làm video
Các bước hoàn thiện video với ứng dụng ai làm video Capcut cụ thể như sau:
- Mở CapCut và tải lên tất cả các video đã tạo từ Runway ML
- Nhấn vào phần "Text" để thêm phụ đề hoặc tạo tiêu đề tự động
- Thêm giọng đọc bằng cách nhấn vào tính năng “Text to speech” trong Capcut, sau đó chọn giọng đọc phù hợp
- Thêm nhạc nền ở phần “Audio” và chọn hiệu ứng chuyển cảnh phù hợp ở phần “Animation” trong CapCut
- Sau khi hoàn thiện quá trình chỉnh sửa video, hãy xuất video và tải xuống
4. Một số lưu ý khi tạo video hoạt hình bằng AI
Mặc dù các công cụ AI đã giúp đơn giản hóa quá trình tạo video hoạt hình nhưng người dùng vẫn cần lưu ý một số điểm nhất định để tạo ra sản phẩm với chất lượng cao nhất:
- Lựa chọn công cụ phù hợp với nhu cầu: Người dùng cần xác định rõ mục tiêu tạo video hoạt hình để lựa chọn công cụ phù hợp, chẳng hạn như video phục vụ mục đích quảng cáo, video phục vụ mục đích giáo dục. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần xem xét kỹ các tính năng nổi bật, ưu điểm, nhược điểm của từng công cụ
- Cung cấp mô tả rõ ràng và chi tiết cho AI: Công cụ AI tạo video hoạt hình dựa trên thông tin đầu vào mà người dùng cung cấp. Vì vậy, việc cung cấp mô tả càng chi tiết, cụ thể thì kết quả đầu ra sẽ sát với mong muốn của người dùng hơn. Khi nhập mô tả, hãy dùng các từ khóa ngắn gọn, rõ ràng để AI hiểu đúng yêu cầu
- Tận dụng tài nguyên có sẵn: Hầu hết các công cụ AI tạo video hoạt hình cung cấp thư viện tài nguyên lớn như hình ảnh, âm thanh, và hiệu ứng. Người dùng nên tận dụng các tài nguyên này để tiết kiệm thời gian tạo video thay vì tạo mới từ đầu
- Kiểm tra và tinh chỉnh video sau khi tạo: Mặc dù AI có khả năng tự động hóa nhưng sản phẩm đầu ra không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra lại và chỉnh sửa video nêu cần để đảm bảo tất cả các chi tiết đúng theo yêu cầu
- Lưu ý đến phong cách thương hiệu: Khi tạo video hoạt hình cho mục đích thương mại hoặc tiếp thị, cần đảm bảo rằng màu sắc, nội dung video phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu. Nếu video có lồng tiếng bằng AI, người dùng nên kiểm tra để đảm bảo rằng giọng nói phù hợp với tông giọng của thương hiệu và không gây khó chịu cho người xem
Việc tạo video hoạt hình bằng AI không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn mơ ra khả năng sáng tạo không giới hạn. Mỗi công cụ đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể. Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, thông qua bài viết này, người dùng có thể tìm ra giải pháp tối ưu nhất để tạo ra những video hoạt hình chuyên nghiệp và chất lượng.