Trường doanh nhân HBR ×

BÀI TOÁN "THU HÚT, TUYỂN DỤNG VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI"

Nội dung [Hiện]

Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp - điều này đúng, nhưng chưa đủ. Con người với bộ “gen” phù hợp về năng lực và giá trị mới chính là yếu tố cốt lõi. Chính vì thế mà quá trình thu hút, tuyển dụng nhân tài phải được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Tuyển dụng sai người có thể khiến tất cả những nỗ lực khác của doanh nghiệp trở thành vô nghĩa.

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng thu hút
 

Theo TS. Alok Bharadwaj – Nguyên phó chủ tịch cao cấp, phụ trách chiến lược Canon Châu Á:  “Xây dựng thương hiệu tuyển dụng cũng giống như bán hàng. Nếu doanh nghiệp không xây dựng thương hiệu hay yếu tố nổi tiếng, khách hàng sẽ chẳng có lý do gì để mua sản phẩm. Các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu để tạo hình ảnh độc đáo trong mắt người tiêu dùng. Đó là yếu tố liên kết về mặt cảm xúc, tạo cho người mua cảm giác tự hào, địa vị và lòng tin. Đối với nhân viên, thương hiệu tuyển dụng tương tự như vậy.”

Thực tế đã cho thấy, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp chưa có tiếng tăm rất khó để thu hút nhân tài về làm việc với tổ chức mình. Thương hiệu tuyển dụng tạo nên sự nhận biết, gia tăng địa vị cho các ứng viên.

Minh chứng, chẳng ai muốn làm việc tại một doanh nghiệp không “tên tuổi, không tiến tăm’. Nếu có chắc chắn đó không phải những ứng viên tiềm năng.

BÀI TOÁN "THU HÚT, TUYỂN DỤNG VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI"

Tuyển dụng con người phù hợp
 

Tuyển dụng không đơn thuần là việc tìm kiếm và phỏng vấn ứng viên. Nếu chọn sai người, tất cả các nỗ lực về sau của doanh nghiệp trở nên vô nghĩa. Nhà tuyển dụng thông minh sẽ không tuyển người giỏi nhất mà họ tuyển đúng người. “Đúng người không nhất thiết phải là người giỏi nhất mà là người phù hợp nhất.

Nói như Jack Ma: “Tôi ghét thuê những người đến với vai trò chuyên gia vì không có chuyên gia nào của tương lai cả, họ luôn luôn là chuyên gia của ngày hôm qua. Tôi cũng không thuê người tốt nhất vì người tốt nhất luôn luôn ở trong công ty của bạn, bạn phải đào tạo để họ trở thành tốt nhất”.

“Văn hóa doanh nghiệp” ‘vốn đã quan trọng trong việc thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong tuyển dụng nhân sự nó chính là “tấm gương đối chiếu” soi xét các ứng viên có phù hợp với văn hóa của tổ chức hay không? Văn hóa doanh nghiệp giúp ứng viên đến với tổ chức bạn nhưng cũng có thể khiến họ rời đi khi cảm thấy không còn phù hợp.

Giữ chân nhân tài gắn bó lâu dài
 

Tuyển dụng nhân tài đã khó, giữ chân nhân tài lại càng khó hơn. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khốc liệt, tất cả các doanh nghiệp đều “khát” nhân tài. Họ có thể sẵn sàng rời xa tổ chức của bạn nếu cảm thấy bạn không cho họ những nhu cầu chính đáng.

5 điều nhân sự quan tâm khi tìm kiếm một nơi làm việc được TS. Alok Bharadwaj đề cập trong cuốn sách “Xây dựng và vận hàng hệ thống Quản trị nhân sự hiện đại” bao gồm:

-  Niềm tự hào bản sắc
 

Niềm tự hào bản sắc chính là lý đầu tiên người tài tìm đến với tổ chức của bạn. Ai cũng muốn mình được làm việc tại một công ty lớn và có danh tiếng, trước là để học hỏi sau là để nâng tầm giá trị bản thân họ.

-  Ý nghĩa, vai trò của công việc
 

Nhân tài có tư duy khác với nhân viên “làm công ăn lương”. Với họ, công việc không đơn thuần là sáng đi tối về, hoàn thành dealine, làm những việc lặp đi lặp lại hàng ngày. Họ muốn có vai trò và ý nghĩa để đóng góp cho tổ chức và cho chính bản thân  mình hoàn hảo, tốt đẹp lên mỗi ngày.

- Yếu tố sự  nghiệp
 

Sự thăng tiến, lương thưởng chưa phải là sự nghiệp các nhân tài mong muốn. Sự nghiệp chính là một hành trình học tập. Người tài sẽ không chịu “giậm chân”, họ có tư duy học tập, sáng tạo, đổi mới mỗi ngày. Nếu doanh nghiệp không thể “tạo đất” cho họ phát triển thì điều họ ra đi là đương nhiên.
 

BÀI TOÁN "THU HÚT, TUYỂN DỤNG VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI"

- Văn hóa doanh nghiệp
 

Như đã đề cập ở phần 1 và 2, văn hóa doanh nghiệp không chỉ quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp, nó còn quan trọng với tất cả các thành viên thuộc cùng tổ chức. Văn hóa được tạo ra từ nhà lãnh đạo. Khi nhân viên nói không thích sếp thì câu tiếp theo họ sẽ nói không thích văn hóa. Họ sẵn sàng “dứt áo ra đi’ làm ở một tổ chức với mức lương thấp hơn nhưng làm họ cảm thấy thoải mái, hài lòng.

- Chế độ đãi ngộ
 

Cho dù là nhân viên bình thường hay nhân viên giỏi thì đây cũng là yếu tố được quan tâm. Điểm khác biệt chỉ là họ xếp: niềm tự hào bản sắc, ý nghĩa vai trò công việc, yếu tố sự nghiệp, văn hóa, chế độ đãi ngộ theo thứ tự ưu tiên như thế nào. Chế độ đãi ngộ được hiểu là: tiền lương, thiết bị văn phòng, các chuyến du lịch, hoạt động ngoại khóa, dịch vụ y tế, sức khỏe,... Có nhiều công ty trả lương cao nhưng chế độ đãi ngộ khác lại không được tốt và ngược lại. Nhân sự bây giờ rất thông minh, họ tính toán chế độ đãi ngộ rất nhanh. Đây là yếu tố thu hút ứng viên nhưng cũng có thể là lý do khiến nhân viên muốn nghỉ việc.

Trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay, con người là điều cốt lõi ưu tiên hàng đầu mà người lãnh đạo cần phải tập trung. Những yếu tố như chiến lược, thực thi, lợi nhuận, lòng trung thành của khách hàng chỉ là hệ quả của một yếu tố duy nhất : “Nguồn nhân lực vững mạnh”. “Thu hút, tuyển dụng, giữ chân nhân tài” là một bài toán khó nhưng không phải không có cách giải nếu như bạn nắm vững được những điều cơ  bản nêu trên.

Nguồn: Trường Doanh nhân HBR

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger