Trường doanh nhân HBR ×

QUẢN TRỊ NHÂN SỰ: LÀM SAO ĐỂ NHÂN TÀI KHÔNG "DỨT ÁO RA ĐI"?

Nội dung [Hiện]

Con người chính là tài sản vô giá của các doanh nghiệp. Các máy móc, công nghệ, điện tử cho hiện đại và thông minh đến nhường nào cũng không thể thay thế bộ óc con người. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy tình trạng “chảy máu chất xám” đang xảy ra ra ở hầu hết các doanh nghiệp vừa, lớn và nhỏ. Bài toán về quản trị nhân sự được đặt ra: “Làm thế nào để thu hút, tuyển dụng và giữ chân người tài gắn bó làm việc với công ty càng lâu càng tốt?” vẫn đang trong quá trình tìm lời giải.

Dưới đây là 9 lời khuyên giúp các lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng mô hình quản trị nhân sự nhằm giữ chân người tài trong bối cảnh cạnh tranh số ngày càng khốc liệt.

Xem thêm:

1. Hãy lập sổ theo dõi nhân sự
 

Một cuốn sổ ghi chép số lao động hiện tại và những nguồn lực mà doanh nghiệp của bạn cần có trong tương lai là điều cần thiết. Bộ phận nhân sự cần thường xuyên rà soát và đưa ra những giải pháp quản trị nhân tài nội bộ gắn liền với chiến lược kinh doanh của công ty. Cách doanh nghiệp quan tâm đến nhân sự nội bộ cũng như chăm sóc khách hàng và chú ý đến sản phẩm bán ra thu lợi nhuận thì việc giữ chân nhân tài càng trở nên dễ dàng.

2. Thấm hiểu nhân viên 
 

Cách quản trị nhân sự hiệu quả nhất vẫn đến từ việc thấu hiểu nhân viên, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống, thói quen, sở thích của họ. Đừng nghĩ rằng đây là việc “xâm phạm” đời tư cá nhân của người khác. Các nhà quản lý đều phải thừa nhận rằng, chỉ khi hiểu nhân viên họ mới có cách để “trị” hiệu quả.

QUẢN TRỊ NHÂN SỰ: LÀM SAO ĐỂ NHÂN TÀI KHÔNG "DỨT ÁO RA ĐI"?

3. Tuyển chuyên viên phân tích dữ liệu nhân sự
 

Chuyên viên phân tích dữ liệu nhân sự sẽ có nhiệm vụ đặt ra các câu hỏi “như thế nào” và “tại sao” giúp xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh của tổ chức. Họ được tập hợp từ các phòng ban khác nhau trong nội bộ tổ chức ví dụ như: tài chính, phát triển sản phẩm, marketing,… Khi các chuyên viên phân tích dữ liệu có những thông số cụ thể, họ sẽ đưa ỉa được những đãi ngộ’, giải pháp tương xứng để giữ chân những nhân sự tốt và loại bỏ những nhân sự làm việc không hiệu quả.

4. Cá nhân trải nghiệm công việc của nhân viên
 

Theo nghiên cứu của hãng kiểm toán Deloitte, đến năm 2020 lực lượng lao động Gen X và Gen Y sẽ trải qua trung bình 7 đến 10 công ty với các ngành nghề khác nhau trong suốt sự nghiệp của họ. Trong bối cảnh thị trường cơ hội làm việc đa dạng, phong phú đòi hỏi các doanh nghiệp sẽ phải tranh đấu quyết liệt hơn để thu hút và giữ chân nhân tài.

Đừng bỏ qua những công cụ số giúp cải thiện trải nghiệm công việc cho người lao động như nghiên cứu hành vi người lao động trên mạng xã hội, tuyển dụng lao động nội bộ, văn phòng di động, những gói phúc lợi lao động phù hợp với từng đối tượng nhân sự...

5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
 

Văn hóa doanh nghiệp tạo sự đồng nhất, công bằng và nhất quán cho tất cả các thành viên trong công ty. Có thể tùy theo phong cách lãnh đạo của từng doanh nghiệp mà văn hóa được xây dựng theo cách khác nhau nhưng mục đích chung nhất vẫn là đảm bảo đảm bảo nhân viên cảm thấy hạnh phúc, thúc đẩy cải thiện năng suất và nhân viên gắn bó lâu dài hơn với công ty.

6. Ứng dụng công nghệ số 
 

Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, phòng ban nhân sự hoàn toàn có thể dùng những lợi ích của mạng xã hội để tiếp cận và tìm kiếm các ứng viên. Với chiến lược tìm kiếm nguồn ứng viên thông minh này sẽ cho phép các nhà tuyển dụng dễ dàng mở rộng phạm vi tìm kiếm nhân tài và xây dựng thương hiệu “tuyển dụng” cho doanh nghiệp mình.

7. Khuyến khích trao đổi kiến thức
 

Điều dễ hiểu là những nhân viên tài giỏi, họ luôn muốn  học hỏi, sáng tạo, trau dồi và phát triển mỗi ngày. Khi doanh nghiệp có “đất” ươm mầm, vun vén và chăm sóc họ hàng ngày thì chẳng mấy chốc mà “cái cây” đơm hoa kết trái. Thực tế đã cho thấy khi phỏng vấn các thế hệ gen Y đa phần họ chia sẻ rằng, họ đi làm chủ yếu là để học hỏi kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng với hy vọng một ngày sẽ “đủ lông đủ cánh” đặt vào môi trường nào họ cũng có thể thích ứng.

8. Nâng cao hiệu suất làm việc nhóm
 

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, sự thành bại của cá nhân cũng đều phụ thuộc vào khả năng hợp tác của họ với đồng nghiệp. Mỗi cá nhân chính là một mắt xích tạo nên dây chuyền hoạt động trơn tru và liên tục. Làm việc nhóm cũng là cách để các thành viên học hỏi, phát triển nhanh nhất. Cho dù, nhân tài có nhiều kinh nghiệm chuyên môn hay kiến thức đến đâu cũng sẽ có lúc thiếu sót và sai lầm. Thế mạnh của người này bổ sung, lấp đầy điểm yếu cho người kia chính là lợi ích “đáng giá” của làm việc đội nhóm.

QUẢN TRỊ NHÂN SỰ: LÀM SAO ĐỂ NHÂN TÀI KHÔNG "DỨT ÁO RA ĐI"?

9. Chính sách phúc lợi, đãi ngộ tương xứng
 

Hiểu một cách phiến diện, mối quan hệ giữa nhà quản lý nhân sự và nhân viên chính là kẻ mua – người bán. Mối quan hệ này chỉ có thể tồn  tại và duy trì lâu dài nếu cả hai bên đều cảm thấy mình được quyền lợi xứng đáng. Người tuyển dụng vẫn thường tìm cách để “ra giá” thấp nhất có thể nhưng vẫn nhận được năng suất lao động cao nhất của nhân viên. Còn nhân viên lại tìm mọi cách để chỉ làm việc tương xứng với số lương thưởng mình nhận được. Đó là một vòng luẩn quẩn và hai có ai là “ngu hơn” ai cả. Chính vì vậy, các nhà quản trị nhân sự cần phải có những chế độ, chính sách phúc lợi, đãi ngộ  tương xứng, phù hợp với tất cả các thành viên. Chúng ta chỉ có thể nhận được khi chúng ta cho đi, chứ không phải nhận rồi mới cho đi.

 Nguồn: Trường Doanh nhân HBR

 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger