Trường doanh nhân HBR

Learning Today - Leading Tomorrow
Avatar
Bài đăng, 17/05/2021
By Root

Bên cạnh các vấn đề về chính sách đãi ngộ, thì môi trường làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp của mỗi người. Bởi vậy, không ít các ứng viên luôn đặt môi trường là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn nơi mình sẽ gắn bó. Nhưng liệu có dễ dàng để tìm được một “bến đỗ” vừa phù hợp với doanh nghiệp, vừa làm hài lòng người lao động?

Tầm quan trọng của môi trường làm việc  

Ngày nay, việc bước vào thời kỳ kinh tế hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho cuộc chiến thương trường trở nên khốc liệt hơn. Các thương hiệu không chỉ cạnh tranh nhau về thị phần, khách hàng,.. mà còn cạnh tranh về nguồn nhân lực.

Vậy, để nắm giữ vị thế cạnh tranh, các doanh nghiệp đều quan tâm đến việc phải làm sao để tìm ra những nhân sự tài năng và giữ chân nhân tài. Bên cạnh đó, họ còn cần chú trọng việc xây dựng đội ngũ nhân lực kế thừa cho doanh nghiệp trong tương lai. Để làm được điều này việc tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp là hết sức quan trọng. Bởi hiện nay, người lao động luôn đề cao và lựa chọn cho mình một công ty không chỉ phù hợp về chuyên môn nghề nghiệp, mà còn “có tiếng nói chung” về môi trường làm việc.

Môi trường làm việc chính là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp của mỗi người

Môi trường làm việc bao gồm tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần mà người lao động sẽ nhận được khi làm việc tại doanh nghiệp. Chúng bao gồm từ các vật dụng, không gian làm việc, thiết bị bổ trợ cho công việc,… cho đến sự tương tác giữa các bộ phận, văn hóa doanh nghiệp, đào tạo nội bộ và phát triển nguồn nhân lực,…        

Khi xây dựng được môi trường làm việc lý tưởng, doanh nghiệp sẽ trở thành mục tiêu được nhiều ứng viên chú ý tới. Và thay vì phải vật lộn với cuộc cạnh tranh nhân tài thì ứng viên sẽ cạnh tranh với nhau để được làm việc trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần “nói đi đôi với làm” trong vấn đề đào tạo

Đặc thù, cá tính của tầng lớp ứng viên sẽ thay đổi theo từng thời kỳ. Bởi vậy, các doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến, cập nhật mỗi ngày để không bị lỗi thời. Theo đó, giờ đây phần lớn các bạn trẻ không còn mang trong mình tư duy đi làm chỉ để “cuối tháng hưởng lương”, mà hơn hết, họ còn muốn được tự do phát triển bản thân cũng như được đào tạo nâng cao giá trị về chuyên môn.

Tuy nhiên, hiện nay không ít doanh nghiệp lại “nói một đằng, làm một nẻo” khiến nhiều ứng viên mất niềm tin vào các tổ chức. Cụ thể, trong rất nhiều tin tuyển dụng, đa số các nhà tuyển dụng luôn quảng cáo là nhân sự sau khi vào doanh nghiệp sẽ được đào tạo từ đầu cũng như có những cơ hội được học hỏi, thăng tiến về chuyên môn, trình độ và con người. Thế nhưng, phải đến hơn 80% đều xuất hiện các tình trạng như: Không coi trọng việc đào tạo và phát triển nhân viên; không có bộ phận, chuyên viên đào tạo chuyên trách; không đầu tư tiền và nguồn lực; chương trình đào tạo chắp vá, tham khảo bên khác.

Chính việc “treo đầu dê, bán thịt chó” này sẽ khiến các ứng viên sau khi vào làm tại tổ chức mất lòng tin, bỏ việc, và xa hơn nữa là đồn đại tiếng xấu về doanh nghiệp. Đây có thể coi là “vết nhơ” khó xóa bỏ của thương hiệu tuyển dụng.

HBR Holdings –  Nơi học tập và phát triển mỗi ngày

Được biết, HBR Holdings là một trong số ít các doanh nghiệp Việt được rất nhiều các bạn trẻ hiện nay tìm đến vì môi trường làm việc năng động và văn hóa tổ chức chuyên nghiệp. Có thể nói, ngoài chính sách nhân sự hướng đến người lao động, chế độ đãi ngộ không hề thua kém các tập đoàn lớn khác thì việc phát triển và nuôi dưỡng nhân tài, chính là "át chủ bài" của HBR hiện nay.

Anh Tony Dzung – Chủ tịch HBR Holdings, từng nhận định: “Người sếp tồi là người sếp không đầu tư cho sự phát triển của nhân viên”.

HBR Holdings được biết đến là nơi phát triển và nuôi dưỡng nhân tài với văn hóa học tập mỗi ngày

Theo đó, HBR Holdings luôn cố gắng mang đến những chương trình đào tạo về chuyên môn lẫn kỹ năng cho nhân sự nội bộ. Điều này vừa để đảm bảo được nguồn nhân sự chất lượng; vừa để phát triển được đội ngũ kế thừa trong những giai đoạn tiếp theo của doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu đưa HBR Holdings trở thành 1 trong 10 tập đoàn đầu tư về giáo dục uy tín và chuyển hóa được nhiều lãnh đạo nhất Việt Nam vào năm 2030.

May be an image of 9 people, people standing, suit, indoor and text that says 'School'

Anh Tony Dzung – Chủ tịch của HBR Holdings

Cụ thể, ngoài các khóa học thuộc Trường Doanh nhân HBR, nhân sự sẽ được học miễn phí, không giới hạn số lần học trong suốt thời gian làm việc tại tập đoàn. Trung bình mỗi cá nhân sẽ tham gia đào tạo khoảng hơn 12 chương trình trong một năm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn thường xuyên mời các chuyên gia về sales, insight khách hàng,... về để đào tạo nội bộ. Hơn hết, tổ chức cũng  mong muốn nhân viên tiếp tục đi học để mở rộng kiến thức. Theo đó, công ty sẽ chủ động có chế độ “tài trợ” tiền học phí dành riêng cho đội ngũ lãnh đạo để nguồn nhân lực này có thể yên tâm “đèn sách” cho các khóa học như: OKRs, NLP, Tik Tok, Thương hiệu cá nhân,…

Các khóa học tại HBR với nhiều chuyên gia, diễn giả hàng đầu trong nước và quốc tế.

Có thể nói, văn hóa học tập suốt đời chính là tôn chỉ tại HBR. Theo đó, ban lãnh đạo, đặc biệt là anh Tony Dzung - chính là một trong những hiện thân của đặc tính này. Cụ thể, anh luôn dành nhiều thời gian và tài chính để đi học tập tại các môi trường lớn và uy tín nhất trên thế giới. Tính đến nay, anh đã đặt chân đến rất nhiều quốc gia, tham dự, học tập và đóng gói kiến thức nhiều khóa học tại các trường danh tiếng như Harvard, Wharton, MIT Sloan, NUS, SMU…Không những thế, anh Tony Dzung là người thường xuyên đọc sách, tặng sách cho nhân viên, thành lập tủ sách doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vị chủ tịch của HBR Holdings cũng luôn tổ chức các chương trình đào tạo thường xuyên và định kỳ cho nhân viên với các diễn giả nội bộ và thuê ngoài.   

Dù khá bận rộn, anh Tony Dzung vẫn sắp xếp thời gian để trao truyền ngọn lửa rèn luyện học tập đến các nhân viên của mình.

Chị Nguyễn Thái Hà – Bộ phận Tuyển dụng tại HBR – chia sẻ:Mình đã từng làm việc tại vài công ty trước khi đầu quân cho HBR Holdings, tuy nhiên phải thừa nhận rằng HBR Holdings là công ty dành nhiều tài chính và thời gian để đào tạo nhân sự nhất. Ngoài tham gia các khóa học “của nhà trồng được” hàng tháng, chúng mình cũng được chính CEO của công ty đào tạo, huấn luyện, chia sẻ kiến thức liên tục từ chính trải nghiệm kinh doanh của anh cũng như “thừa kế” những kiến thức của các chuyên gia từ network quan hệ siêu chất lượng của anh Tony Dzung”.

Được biết, HBR luôn đặt trải nghiệm của nhân viên lên hàng đầu. Theo đó, vào năm 2020 vừa qua, tập đoàn đã đầu tư thêm 2 cơ sở mới đặt ở những cung đường chính ở Hà Nội với hàng loạt trang thiết bị, công cụ làm việc hiện đại nhằm phục vụ môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên. Bên cạnh đó, hàng tháng Ban lãnh đạo của tập đoàn cũng có mặt trực tiếp tại cơ sở để động viên tinh thần của nhân viên kinh doanh, luôn tạo nhiều cơ hội cho cấp dưới được trực tiếp chia sẻ, phản ánh với lãnh đạo.        

Clip: Môi trường học tập tại HBR Holdings

Có thể nói, với môi trường trẻ trung và năng động, cùng cơ hội thăng tiến không giới hạn, HBR Holdings chính là bệ phóng sự nghiệp vững chắc cho các bạn trẻ tài năng đang trên con đường phát triển bản thân và nâng tầm giá trị chuyên môn.

 

Bình luận bài viết
Bài viết cùng chuyên mục
Bộ 5 cuốn sách quản trị nhân sự hàng đầu thế giới của trường kinh doanh Harvard

Bộ 5 cuốn sách quản trị nhân sự hàng đầu thế giới của trường kinh doanh Harvard

Nhân sự/ 02.12.2019
Điều gì làm nên môi trường làm việc lý tưởng ở các công ty hàng đầu thế giới (Salesforce, Facebook, Google,...)?

Điều gì làm nên môi trường làm việc lý tưởng ở các công ty hàng đầu thế giới (Salesforce, Facebook, Google,...)?

Nhân sự/ 06.11.2019
8 loại hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng bạn cần biết

8 loại hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng bạn cần biết

Nhân sự/ 06.09.2019
8 bước quản trị nhân lực hiệu quả doanh nghiệp cần phải biết

8 bước quản trị nhân lực hiệu quả doanh nghiệp cần phải biết

Nhân sự/ 06.09.2019
Quản trị nhân lực 4.0: Hành trình chuyển dịch “đi tắt đón đầu” con đường thành công của doanh nghiệp

Quản trị nhân lực 4.0: Hành trình chuyển dịch “đi tắt đón đầu” con đường thành công của doanh nghiệp

Nhân sự/ 05.09.2019
Lãnh đạo & Quản trị Nhân tài - Dave Ulrich Chiến lược kinh doanh
Đăng ký nhận tư vấn khóa học của HBR
Hỗ trợ trực tuyến