Trường doanh nhân HBR ×

TOP 9 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU ĐỈNH CAO TẠO DỰNG TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

Nội dung [Hiện]

Định vị thương hiệu là một trong những bước quan trọng nhất để tạo dựng và phát triển một doanh nghiệp thành công. Trong bài viết này, Trường Doanh Nhân HBR sẽ giới thiệu cho độc giả Top 9 chiến lược định vị thương hiệu đỉnh cao tạo dựng tương lai bền vững cho doanh nghiệp của bạn. 

1. Chiến lược định vị thương hiệu là gì?

Chiến lược định vị thương hiệu bao gồm việc thực hiện các phương thức giúp doanh nghiệp định hình vị thế thương hiệu, tăng độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Chiến lược này giúp doanh nghiệp thể hiện những điểm khác biệt và nổi bật của mình so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường để thu hút và giữ chân khách hàng.

Ví dụ điển hình cho một chiến lược định vị thương hiệu thành công không thể không kể đến thương hiệu Vinamilk. Vinamilk đã “nhồi sọ” khách hàng nhằm định vị thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng là thương hiệu sữa tươi sạch, chất lượng cao với slogan “sữa tươi Việt Nam từ thiên nhiên”.

Tất cả các chiến lược truyền thông của thương hiệu sữa này đều truyền tải thông điệp này. Từ đó slogan “sữa tươi Việt Nam từ thiên nhiên”  không những giúp Vinamilk trở nên nổi bật hơn so với các thương hiệu sữa trong và ngoài nước khác, mà còn nâng tầm vị thế giúp Vinamilk trở thành thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam.

TOP 9 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU ĐỈNH CAO TẠO DỰNG TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

Chiến lược định vị thương hiệu là gì?

XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINAMILK - ĐIỀU LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY SỮA VIỆT

2. Vai trò của các chiến lược định vị thương hiệu

Việc thực hiện chiến lược định vị thương hiệu có vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp, cụ thể Trường Doanh Nhân HBR xin chia sẻ 4 khía cạnh vai trò mà chiến lược định vị thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp:

2.1. Xác định xu hướng trên thị trường

Xác định xu hướng thị trường là một trong những vai trò quan trọng đầu tiên mà các chiến lược định vị thương hiệu mang lại. Xu hướng thị trường là những thay đổi về nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng. 

Các chiến lược định vị thương hiệu tập trung vào việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp nhận diện những nhu cầu và mong muốn mới của khách hàng, từ đó xác định các xu hướng thị trường mới. Khi doanh nghiệp hiểu rõ các xu hướng thị trường, họ có thể định vị thương hiệu của mình một cách phù hợp để thu hút khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Thế giới di động (MWG) là doanh nghiệp thực hiện rất tốt việc xác định xu hướng trên thị trường, thể hiện qua việc liên tục phát triển các mô hình kinh doanh mới, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Điển hình như khi xu hướng mua sắm trực tuyến đang ngày càng phát triển, MWG đã nhanh chóng triển khai mô hình bán hàng online trên các nền tảng như Tiki, Shopee, Lazada,... Điều này đã giúp MWG tiếp cận được với đông đảo khách hàng hơn, và tăng trưởng doanh thu đáng kể.

2.2. Nâng cao niềm tin của khách hàng

Nâng cao niềm tin của khách hàng là mục tiêu mà các chiến lược định vị và thương hiệu cần hướng tới. Như Seth Godin, một nhà tiếp thị nổi tiếng thế giới đã từng nhấn mạnh: “ Thương hiệu sẽ không thể tồn tại lâu dài nếu không có niềm tin của khách hàng.” 

Niềm tin khách hàng là yếu tố then chốt quyết định khách hàng có lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hay không. Khi khách hàng có niềm tin với thương hiệu, họ sẽ có xu hướng mua hàng và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Một ví dụ về doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chiến dịch định vị thương hiệu để nâng cao niềm tin của khách hàng là Canifa. Canifa đã triển khai chiến dịch #Sayit - Nói điều bạn muốn vào năm 2022, nhằm khuyến khích khách hàng thể hiện bản thân, ý kiến và cảm xúc của mình một cách tự do và thoải mái. 

Chiến dịch này đã thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, qua các hoạt động như thiết kế áo thun theo ý muốn, chia sẻ câu chuyện trên mạng xã hội, tham gia các sự kiện offline và online. Chiến dịch #Sayit đã giúp Canifa tăng cường được sự gắn kết với khách hàng và nâng cao được uy tín thương hiệu trên thị trường. Theo số liệu từ Canifa, có 90% khách hàng tham gia chiến dịch cho biết họ sẽ tiếp tục đặt niềm tin và ủng hộ thương hiệu Canifa

Xây dựng niềm tin khách hàng - Chiến lược kinh doanh đặc biệt quan trọng dành cho các lãnh đạo

2.3. Xây dựng nền tảng vững chắc cho thương hiệu

Việc thực hiện chiến lược định vị thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một nền tảng thương hiệu vững chắc, gia tăng độ phủ sóng thương hiệu và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Thông qua đó, hình ảnh thương hiệu sẽ dễ dàng tiếp cận và hằn sâu trong tâm trí khách hàng, họ dần có sự tin tưởng và bắt đầu trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp

Biti's là ví dụ cho thương hiệu cho chiến dịch định vị giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho thương hiệu với tên gọi "Đi để trở về". Chiến dịch bắt đầu triển khai từ việc đặt sản phẩm trong MV "Lạc trôi" của Sơn Tùng MTP. MV này gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội và tạo ra cuộc tranh luận #teamdi và #teamtrove trên mạng xã hội.

Biti's đã tận dụng sự tranh cãi này để thu hút sự chú ý của giới trẻ. Sau đó, Biti's đã chính thức ra mắt MV "Đi để trở về", với thông điệp về tinh thần tự do và khám phá. MV này đã được giới trẻ đón nhận nhiệt tình, giúp Biti's khẳng định hình ảnh và xây dựng nền tảng phát triển vững chắc cho thương hiệu con Biti's Hunter. Đầu năm 2018, Biti's tiếp tục Mùa 2 với MV "Đi để trở về 2" do Soobin Hoàng Sơn thể hiện và chiến dịch cũng đã đạt được những thành công nhất định.

Theo khảo sát của Kantar TNS, nhận thức của khách hàng về thương hiệu Biti's đã tăng từ 30% lên 50% sau khi chiến dịch được triển khai. Doanh số bán hàng của Biti's đã tăng trưởng 50% trong năm 2018. 

2.4. Thúc đẩy phát triển thương hiệu số

Thương hiệu số được hiểu là một tập hợp các tài sản trực tuyến của doanh nghiệp bao gồm: Website, Mạng xã hội, Email…. Thương hiệu số đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng trong bối cảnh về sự phát triển không ngừng nghỉ của nền kinh tế điện tử như hiện nay. 

Việc triển khai các chiến lược định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp của thương hiệu nhanh chóng và hiệu quả hơn, giúp khách hàng nhận diện và khắc ghi hình ảnh thương hiệu một cách lâu dài.

Bên cạnh đó, việc tạo trải nghiệm người dùng thú vị và cá nhân hóa thông qua các kỹ thuật kỹ thuật số như dữ liệu cá nhân và tự động hóa giúp nâng cao mức độ tương tác và tham gia từ phía khách hàng. Sự tích hợp của các phương tiện truyền thông xã hội vào chiến lược định vị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự lan truyền và chia sẻ thông điệp thương hiệu.

Cuối cùng, chiến lược định vị thương hiệu không chỉ định hình hình ảnh thương hiệu mà còn đo lường và cải thiện hiệu suất của nó. Thông qua các công cụ phân tích web và lắng nghe ý kiến của khách hàng, thương hiệu có thể hiểu rõ hơn về cách họ tương tác với thương hiệu trực tuyến và điều chỉnh chiến lược để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của họ.

XEM THÊM: [HƯỚNG DẪN A - Z] CÁCH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CHỈ VỚI 5 BƯỚC

3. Top 9 chiến lược định vị thương hiệu ấn tượng cho doanh nghiệp

Một chiến lược định vị ấn tượng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng. Dưới đây là một số chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả mà các Trường Doanh Nhân HBR muốn chia sẻ đến độc giả:

3.1. Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào chất lượng

Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng là cách mà doanh nghiệp xây dựng thương hiệu dựa vào việc tập trung đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp. Chiến lược này dựa trên quan điểm cho rằng khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao. 

Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào chất lượng được sử dụng nhiều bởi các thương hiệu cao cấp trên toàn thế giới như Rolex định vị mình là “thương hiệu đồng hồ xa xỉ, mang đến sự thời thượng và đẳng cấp.”

Việc xây dựng một chiến lược định vị thương hiệu theo chất lượng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được những tệp khách hàng trung thành (Fan). Tuy nhiên điều quan trọng là doanh nghiệp cần có sự nhất quán giữa châm ngôn và sản phẩm của thương hiệu để duy trì niềm tin của khách hàng với sản phẩm và thương hiệu.

🔥Tham gia ngay khóa đào tạo 'XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP" giúp chủ doanh nghiệp có thể hiểu rõ về các chiến lược định vị thương hiệu, thấu hiểu khách hàng và tìm ra nhân tố cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp.

KHÓA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
KHÓA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

3.2. Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào giá trị

Định vị thương hiệu dựa vào giá trị là cách doanh nghiệp xây dựng hình ảnh của mình thông qua việc mang lại giá trị cho khách hàng. Chiến lược này dựa trên quan điểm rằng khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm mang lại giá trị cho họ.

Và như Jack Welch, cựu CEO của General Electric đã nói :”Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào giá trị là chiến lược hiệu quả nhất để xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và bền vững.”. Không những thế chúng còn giúp thu hút khách hàng và tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Trên thế giới đã có rất nhiều thương hiệu thành công trong việc xây dựng các chiến lược định vị theo giá trị ví dụ như L’Oreal đã định vị thương hiệu của mình là "Thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu thế giới, mang đến vẻ đẹp cho mọi phụ nữ."

3.3. Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào tính năng

Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào tính năng là chiến lược được sử dụng nhiều bởi các doanh nghiệp điện tử, công nghệ. Chiến lược này dựa trên việc doanh nghiệp làm nổi bật các tính năng ưu việt, mang tính độc nhất của sản phẩm, dịch vụ để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, từ đó thu hút khách hàng tiềm năng, khẳng định vị thế thương hiệu. 

Tuy nhiên, chiến lược định vị thương hiệu dựa vào tính năng sẽ dễ mất tác dụng khi các đối thủ cạnh tranh cho ra mắt các tính năng vượt trội và hiện đại hơn. Bởi tính năng, công nghệ là những yếu tố dễ dàng thay đổi và thay biến đổi rất thanh theo thời gian. 

Việc sử xây dựng chiến lược dựa vào tính năng mặc dù dễ thay đổi nhưng cũng khá hiệu quả và đã được chứng minh qua các ví dụ như Samsung định vị thương hiệu của mình là "thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu thế giới", dựa trên các tính năng ưu việt như camera, màn hình và hiệu năng của sản phẩm.

TOP 9 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU ĐỈNH CAO TẠO DỰNG TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào tính năng

3.4. Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào mong ước

Chiến lược này được thực hiện dựa trên mong muốn thỏa mãn mọi kỳ vọng và mong ước của khách hàng, để thông qua đó xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và ấn tượng với khách hàng. Họ sẽ đặt niềm tin và gây dựng mối quan hệ gắn bó với thương hiệu của doanh nghiệp

Ví dụ cho chiến lược định vị thương hiệu dựa vào mong ước đó là thương hiệu Mercedes-Benz. Thương hiệu xe hơi nổi tiếng sang trọng này thực hiện chiến dịch định vị thương hiệu của mình bằng cách khơi gợi mong ước của khách hàng về một cuộc sống thượng lưu và đẳng cấp.

Bằng cách sử dụng hình ảnh của những người thành đạt và nổi tiếng trong các chiến lược quảng bá của mình, Mercedes-Benz đã thành công trong việc khẳng định vị thế của mình trong mắt khách hàng.

3.5. Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào vấn đề, giải pháp

Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào vấn đề, giải pháp được định nghĩa là việc doanh nghiệp triển khai thực hiện các hoạt động nhằm củng cố và gia tăng vị thế thương hiệu. Thông qua việc nhận diện các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và đưa ra những giải pháp hữu hiệu giúp giải quyết những vấn đề đó.

Với cách tiếp cận này khá hiệu quả này sẽ giúp để lại ấn tượng lâu dài cho khách hàng, khơi gợi sự quan tâm và khuyến khích họ lựa chọn sản phẩm.

Ví dụ: Johnson & Johnson đã định vị thương hiệu của mình bằng cách tập trung vào tiêu chí “Thương hiệu chăm sóc sức khỏe, mang đến giải pháp cho các vấn đề sức khỏe của mọi người."

3.6. Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào đối thủ

Như Jack Welch, cựu CEO của General Electric đã từng nói “Để thành công trong kinh doanh, bạn cần xác định được điểm khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh.”. Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào đối thủ được triển khai cũng dựa trên quan điểm này. Chiến lược được thực hiện dựa trên việc so sánh giá trị thương hiệu của mình với đối thủ cạnh tranh nhằm khẳng định chất lượng, sự ưu việt, tính độc đáo mà chỉ thương hiệu đó mang lại cho khách hàng.

Điển hình cho ví dụ đó chính là cuộc chiến đầy oanh liệt giữa 2 thương hiệu gà rán nổi tiếng KFC và Lotteria. 

Lotteria đã định vị thương hiệu của mình là "Gà rán Hàn Quốc" với thông điệp "Đừng mút tay, chúng tôi có đủ cà cho bạn" để cạnh tranh với slogan thông điệp "Vị ngon trên từng ngón tay" mà KFC ra mắt trước đó không lâu trong chiến lược định vị thương hiệu "Gà rán số 1 thế giới" của mình. Màn “cà khịa” nảy lửa này đã thu hút đông đảo sự chú ý của·khách hàng và truyền thông, danh tiếng và vị thế của cả hai thương hiệu cùng từ đó được biết đến.

Tuy nhiên, điều cần thiết là phải cẩn thận với phương pháp này. Việc lạm dụng chiến lược này có thể gây tác dụng ngược và làm suy giảm danh tiếng doanh nghiệp của bạn, vì nó có thể bị coi là việc cố ý nhằm làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh mà không có lý do chính đáng. 

3.7. Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào cảm xúc

Cũng giống như chiến lược định vị dựa theo mong muốn, đây cũng là một trong những chiến lược định vị thương hiệu dễ thành công và đạt hiệu quả cao.

Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào cảm xúc là phương thức xây dựng và khẳng định vị thế thương hiệu bằng cách thực hiện những hoạt động, chiến dịch đánh mạnh vào cảm xúc của khách hàng. Từ đó, giúp thương hiệu tạo dựng sự kết nối và mối quan hệ mật thiết với khách hàng.

Chiến lược này tập trung khai thác những yếu tố cảm xúc như mong muốn, nhu cầu, tình cảm hoặc sở thích của khách hàng. Qua đó, sáng tạo ra nhiều trải nghiệm và hoạt động chiến dịch nhằm thu hút sự quan tâm và chú ý của khách hàng đến thương hiệu, khơi dậy mong muốn sở hữu với các dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp đem lại.

TOP 9 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU ĐỈNH CAO TẠO DỰNG TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào cảm xúc

3.8. Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào trải nghiệm mua hàng

Trải nghiệm mua hàng hay hành trình trải nghiệm khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có quay lại với doanh nghiệp của bạn hay không. Vậy nên việc xây dựng một chiến lược định vị thương hiệu mang đến những trải nghiệm mua hàng tốt nhất nên là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp.

Thay vì tập trung vào sản phẩm, chiến lược này tập trung vào việc mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua hàng đáng giá nhất, chạm đến nhiều điểm chạm, tử huyệt của khách hàng nhất. Qua đó, giúp doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng của mình, làm gia tăng vị thế thương hiệu và tăng doanh thu.

Ví dụ: Amazon - sàn thương mại điện tử lớn trên toàn thế giới đã làm rất tốt chiến lược này khi tập trung vào việc đem lại cho khách hàng của mình sự thuận tiện và tiết kiệm khi mua sắm trên nền tảng của mình. Khách hàng có thể mua sắm 24/7, giao hàng nhanh chóng và được hỗ trợ khách hàng chu đáo. Bên cạnh đó, Amazon còn cung cấp website mua sắm dễ sử dụng với nhiều lựa chọn thanh toán.

TOP 9 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU ĐỈNH CAO TẠO DỰNG TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào trải nghiệm mua hàng

Xây Dựng Hành Trình Trải Nghiệm Khách Hàng | Mr. Tony Dzung

3.9. Chiến lược định vị thương hiệu dựa trên công dụng

Công dụng của sản phẩm là tiêu chí đầu tiên mà khách hàng quan tâm khi tìm hiểu về bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào. Các chiến lược định vị thương hiệu dựa trên công dụng thường tập trung vào việc giúp khách hàng hiểu rõ những lợi ích của sản phẩm mà thương hiệu mang lại, từ đó thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng.

Một ví dụ cụ thể cho chiến lược định vị thương hiệu dựa vào công dụng là thương hiệu Sensodyne. Sensodyne đã định vị mình là "Kem đánh răng cho răng nhạy cảm". Để tiếp cận với khách hàng mục tiêu là những người có răng nhạy cảm, Sensodyne đã áp dụng chiến lược bài trí thông điệp thương hiệu khác nhau ở cửa hàng tiện lợi và siêu thị lớn. 

Sensodyne đặt thông điệp thương hiệu ngay sát tủ lạnh đựng kem. Cách làm này dựa trên quan sát thực tế rằng nhiều người có răng nhạy cảm thường cảm thấy ê buốt răng khi ăn đồ ăn lạnh. Khi họ nhìn thấy thông điệp thương hiệu của Sensodyne ngay cạnh tủ lạnh đựng kem, họ sẽ nhớ đến vấn đề của mình và có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm của Sensodyne.

Chiến lược định vị thương hiệu của Sensodyne đã thành công rực rỡ. Cụ thể, theo một nghiên cứu của Sensodyne, tỷ lệ khách hàng nhớ đến thương hiệu Sensodyne đã tăng 15% sau khi chiến dịch được triển khai. Tỷ lệ khách hàng lựa chọn sản phẩm của Sensodyne cũng tăng 10%.

XEM THÊM: 7 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CẦN BIẾT VÀ 7 NGUYÊN TẮC ĐỂ BỨT PHÁ THẦN TỐC

4. Chiến lược định vị và tái định vị thương hiệu của McDonald's

Nói đến chiến lược định vị và tái định vị thương hiệu thành công và hiệu quả nhất, chắc hẳn không thể bỏ qua cái tên McDonald’s với chiến dịch "I'm lovin' it"

Chiến lược này được triển khai lần đầu tiên vào năm 2003 và đã trở thành một trong những chiến lược tái định vị thương hiệu thành công nhất mọi thời đại. Chiến lược này đã giúp McDonald's tăng doanh số và lợi nhuận lên 5,7% trong năm đầu tiên, đồng thời củng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường toàn cầu.

Trước khi triển khai chiến lược "I'm lovin' it", McDonald's được biết đến là một thương hiệu thức ăn nhanh giá rẻ, phục vụ cho những khách hàng có thu nhập thấp. Thương hiệu này thường được gắn với những hình ảnh tiêu cực như thức ăn không ngon, không lành mạnh và không phù hợp với những khách hàng có thu nhập cao.

 McDonald's triển khai chiến dịch này với mục tiêu thay đổi hình ảnh thương hiệu và nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Chiến dịch nhằm thu hút thêm khách hàng mới, đặc biệt là những khách hàng có thu nhập cao và những khách hàng trẻ tuổi.McDonald's triển khai chiến dịch này với mục tiêu thay đổi hình ảnh thương hiệu và nhận thức của khách hàng về thương hiệu.

Chiến dịch nhằm thu hút thêm khách hàng mới, đặc biệt là những khách hàng có thu nhập cao và những khách hàng trẻ tuổi. McDonald's muốn khách hàng biết đến là một thương hiệu thức ăn nhanh hiện đại, ngon miệng và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Chiến lược bắt đầu thực hiện bằng việc thay đổi logo và slogan mới cho thương hiệu McDonald’s. Logo mới của McDonald's được thiết kế đơn giản và hiện đại hơn, với hình ảnh chữ M màu vàng nổi bật trên nền màu xanh dương, định hướng phong cách hiện đại, trẻ trung, năng động. Theo đó, phía dưới logo là dòng slogan mang thông điệp "I'm lovin' it" giúp khơi nguồn cảm hứng, tạo cảm giác tươi vui và thoải mái cho khách hàng.

Ngoài ra, McDonald’s cũng đầu tư thêm đa dạng các món mới trong menu. Đó đều là những món ăn lành mạnh và phù hợp với khẩu vị của những khách hàng có thu nhập cao. Điều này đã giúp McDonald's đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng hơn. 

Song song đó, McDonald's còn tăng cường cải thiện trải nghiệm khách hàng tại các cửa hàng của mình. Thương hiệu đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cấp trang thiết bị, cải thiện chất lượng dịch vụ và mở thêm giờ hoạt động. Những nỗ lực ấy đã giúp McDonald's mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng dịch vụ của mình.

TOP 9 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU ĐỈNH CAO TẠO DỰNG TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

Chiến lược định vị và tái định vị thương hiệu của McDonald's

Kết luận 

Bài viết được Trường Doanh Nhân HBR chia sẻ đã cho thấy việc xây dựng chiến lược định vị thương hiệu là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc. Nếu doanh nghiệp có thể lựa chọn và triển khai được chiến lược này hiệu quả, thương hiệu sẽ được định vị một cách rõ ràng và ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tăng doanh số và đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger