Trường doanh nhân HBR ×

EMAIL MARKETING LÀ GÌ? CÁC BƯỚC XÂY DỰNG EMAIL MARKETING ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Nội dung [Hiện]

Email marketing được xem như là một công cụ mạnh mẽ giúp tiếp cận khách hàng, tạo dựng mối quan hệ và thúc đẩy doanh số của doanh nghiệp. Vậy chiến lược email marketing là gì? Quy trình xây dựng chiến dịch email marketing có các bước cụ thể nào?. Hãy cùng tìm hiểu về những bước quan trọng để thúc đẩy chiến dịch email marketing trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về email Marketing

Hiện nay với sự phát triển không ngừng, Email Marketing đã trở thành một công cụ mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo thương hiệu, và tạo doanh số cho doanh nghiệp.

1.1. Email Marketing là gì?

Email Marketing là một chiến lược tiếp thị trực tuyến mà doanh nghiệp sử dụng để gửi thông điệp, thông tin khuyến mãi và các nội dung giá trị đến danh sách khách hàng hoặc người quan tâm thông qua email. Vậy mục tiêu chính của email marketing là gì? Đó chính là tạo mối quan hệ với khách hàng hiện có, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng mới và thúc đẩy doanh số doanh nghiệp.

Khái niệm Email Marketing là gì
Khái niệm Email Marketing là gì

Email marketing có thể bao gồm nhiều loại thông điệp như tin tức, ưu đãi, thông báo sự kiện, hướng dẫn sử dụng sản phẩm và nhiều nội dung khác. Các chiến dịch Email Marketing là một phương tiện hiệu quả để gửi thông điệp đến một lượng lớn người mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Quá trình này thường được thực hiện thông qua sử dụng các dịch vụ email marketing hoặc phần mềm quản lý email.

XEM THÊM: CONTENT MARKETING LÀ GÌ? CÁCH TẠO CONTENT MARKETING HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

1.2. Phân loại email Marketing

Việc phân loại email marketing đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của mỗi chiến dịch với các mục tiêu khác nhau. Dưới đây là 6 loại Email Marketing phổ biến được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. 

Email Marketing chào mừng (Welcome Email)

Khi một người dùng đăng ký trên trang web thì sẽ có một dạng email đặc biệt gửi tới khách hàng được gọi là "Email chào mừng." Dữ liệu nghiên cứu cho thấy, chỉ có 25% trong số khách hàng đã sẵn sàng mua hàng ngay lập tức khi tạo tài khoản. Trong khi có 50% khách hàng ngay cả khi đó là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp vẫn chưa có ý định mua sắm. 

Mẫu email marketing chào mừng
Mẫu email marketing chào mừng

Email chào mừng được coi là điểm bắt đầu để giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp cho khách hàng mới. Thông thường, Email chào mừng có tỷ lệ mở và click cao. Tuy nhiên, ở giai đoạn này người nhận thường chưa sẵn sàng mua hàng. Vì vậy, điều quan trọng là doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ và chăm sóc họ thay vì thúc đẩy doanh nghiệp hàng ngay lập tức.

Email Marketing dạng doanh nghiệp tin (Email Newsletters)

Email doanh nghiệp tin hay còn gọi là Email Newsletters là một phương thức tiếp cận để gửi thông tin về sản phẩm, sự kiện và tin tức của doanh nghiệp đến khách hàng. Loại email này thường được gửi định kỳ ví dụ hàng tuần hoặc hàng tháng để giáo dục và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Quá trình gửi Email Marketing dạng doanh nghiệp tin thường xuyên giúp duy trì giao tiếp, tạo lưu lượng truy cập cho trang web và kích thích khách hàng mua hàng khi họ cảm thấy có nhu cầu.

Dạng email marketing chia sẻ về thông tin của doanh nghiệp
Dạng email marketing chia sẻ về thông tin của doanh nghiệp

Ví dụ ở dạng email này, doanh nghiệp có thể gửi những mẫu tin như: Email thông báo mới về sản phẩm hoặc dịch vụ, Email thông báo thay đổi về chính sách…

Email Marketing nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead Nurturing Email)

Email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là một loại email marketing được sử dụng để gửi nội dung tùy chỉnh theo từng giai đoạn trong quá trình mua sắm. Mục tiêu của loại email này là duy trì liên hệ và thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Để thực hiện email nuôi dưỡng, doanh nghiệp cần hiểu sâu về sở thích, nhu cầu và vấn đề của khách hàng. Từ đó cung cấp nội dung phù hợp giúp hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề đang gặp phải.

Một số ví dụ về Email Marketing nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có thể áp dụng bao gồm: Email khảo sát và phản hồi (Doanh nghiệp sẽ gửi khách hàng tiềm năng một khảo sát hoặc câu hỏi phản hồi để hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích); Email thông báo sự kiện sắp tới (Thông báo về các sự kiện, hội thảo hoặc buổi ra mắt sản phẩm sắp tới và mời khách hàng tham gia hoặc theo dõi sự kiện trực tuyến).

3 loại Email Marketing để tiếp cận khách hàng
3 loại Email Marketing để tiếp cận khách hàng

Email Marketing dạng quảng cáo và bán hàng (Promotional/Sales Email)

Loại email này thúc đẩy người nhận thực hiện hành động. Khách hàng thường có tâm lý thích nhận email về các ưu đãi doanh nghiệp hàng, giảm giá và các chương trình khuyến mãi khác nhanh nhất. Các chương trình Email Marketing có thể được cá nhân hóa đặc biệt dành riêng khiến khách hàng cảm thấy đặc biệt. Doanh nghiệp có thể thực hiện các chương trình khuyến mãi chỉ có thể được nhận qua email nhằm thúc đẩy khách hàng muốn tiếp tục đón nhận thông tin khác. Loại email này thậm chí có thể kích thích khách hàng chia sẻ với người khác và đăng ký để nhận lợi ích tương tự.

Ví dụ về Email Marketing quảng cáo bán hàng
Ví dụ về Email Marketing quảng cáo bán hàng

Email giáo dục (Educational Email)

Một số người có thể quen biết với thương hiệu của doanh nghiệp, nhưng họ có thể thiếu thông tin về doanh nghiệp hoặc sản phẩm cung cấp. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể sử dụng Email Marketing với mục tiêu giáo dục. Loại email này giúp người nhận hiểu rõ hơn về thương hiệu và cách sản phẩm của doanh nghiệp có thể giúp họ cải thiện các vấn đề như thế nào. Khi khách hàng biết nhiều hơn, khả năng họ mua sắm từ doanh nghiệp cũng tăng lên.

Mẫu phân loại Email Marketing giáo dục
Mẫu phân loại Email Marketing giáo dục

Ví dụ hiện nay có rất nhiều mẫu Email Marketing giáo dục để doanh nghiệp có thể gửi các thông tin, kiến thức đến cho khách hàng. Chẳng hạn như: Cẩm nang chọn ngành hiệu quả không thể bỏ lỡ dành cho học sinh THPT, Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân thành công…

Email tài trợ (Sponsorship Email)

Phần này là một phần quan trọng trong chiến lược truyền thông trả phí, trong đó doanh nghiệp phải chi trả tiền cho mỗi cú nhấp chuột (PPC), quảng cáo liên kết, quảng cáo hình ảnh và quảng cáo trên điện thoại di động. Chiến dịch email tài trợ sẽ giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu khác và thu hút khách hàng tiềm năng mới.

Ví dụ về loại email marketing tài trợ
Ví dụ về loại email marketing tài trợ

Email tái tương tác (Re-engagement Email)

Khách hàng của doanh nghiệp có đặc điểm và cách tương tác khác nhau. Một số khách hàng tương tác thường xuyên tương tác trong khi cũng có những người có thể bỏ qua hoặc tương tác kém. Loại Email Marketing tái tương tác giúp đưa thương hiệu của doanh nghiệp trở lại tâm trí của họ và kích thích giao tiếp thông qua email. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu hơn về mong muốn của họ và cải thiện chiến dịch Email Marketing.

Email thời gian có hạn (Time-sensitive Email)

Loại email này khiến cho khách hàng có cảm giác cấp bách, kích thích hành động ngay lập tức để tận dụng các chương trình khuyến mãi có thời hạn. Các chiến dịch Email Marketing tạo ra nhằm gây sự áp lực, thúc đẩy khách hàng tham gia nhanh chóng và tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Một số mẫu Email Marketing dạng thời gian có hạn như: Chỉ còn 24 giờ: 30% giảm giá cho tất cả sản phẩm; Sản phẩm mới sắp ra mắt: Đặt hàng trước để nhận ưu đãi đặc biệt; Giờ Vàng: Giảm giá lên đến 50% trong 2 giờ.

Email xác nhận (Confirmation Email)

Hầu hết khách hàng đều mong muốn nhận email xác nhận để đảm bảo rằng giao dịch của họ đã được doanh nghiệp xác nhận. Email xác nhận không chỉ giúp khách hàng nhận được thông tin quan trọng mà còn cho phép doanh nghiệp tiếp tục quảng cáo thương hiệu. Chiến dịch Email Marketing xác nhận mang đến giá trị “Win - Win” cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Hơn nữa, email xác nhận còn khiến khách hàng nghĩ về doanh nghiệp một lần nữa và họ sẽ cảm nhận được sự chăm sóc. Từ đó có thể giúp gia tăng vòng đời, đẩy mạnh lượng khách hàng trung thành.

Email xác nhận đơn hàng giúp khách hàng nắm bắt rõ thông tin
Email xác nhận đơn hàng giúp khách hàng nắm bắt rõ thông tin

1.3. Lợi ích của việc sử dụng email Marketing

Trên khắp toàn cầu theo số liệu đo lường có khoảng 3,8 tỷ người dùng sử dụng email. Vì vậy nếu doanh nghiệp mong muốn tiếp cận khách hàng của mình, thì Email Marketing là một phương tiện hoàn hảo để thực hiện điều này. Khi thực hiện thì lợi ích của Email Marketing là gì? Hãy cùng điểm qua một số ưu điểm sau:

  • Hiệu quả về chi phí: Chiến dịch Email Marketing có chi phí thường thấp hơn nhiều so với các phương tiện tiếp thị khác. Cụ thể doanh nghiệp sẽ không cần phải trả tiền quảng cáo, in ấn hoặc các chi phí truyền thông liên quan

  • Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng: Danh sách Email Marketing thường bao gồm những khách hàng đã tự nguyện chọn nhận email từ phía doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa rằng những khách hàng này thực sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ và có khả năng lớn tương tác với doanh nghiệp trong tương lai

  • Tính linh hoạt trong thiết kế: Doanh nghiệp có thể gửi email với đa dạng các mẫu khác nhau. Tùy thuộc vào từng thông điệp mà doanh nghiệp có thể gửi đến khách hàng nhiều mẫu Email Marketing thu hút, hấp dẫn 

Tổng hợp lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng Email Marketing
Tổng hợp lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng Email Marketing
  • Tính cá nhân hóa: Email Marketing cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa thông điệp để tạo kết nối tốt hơn với từng khách hàng. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh email như: Họ và tên, tên sản phẩm quan tâm… để thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu cụ thể của họ

  • Chuyển đổi và tăng doanh số doanh nghiệp hàng: Nếu doanh nghiệp có chương trình khuyến mãi mới, người nhận có thể nhấp vào các liên kết và thực hiện các hành động theo lời kêu gọi của doanh nghiệp ngay lập tức. Email Marketing cũng hiệu quả ở mọi giai đoạn của quá trình mua sắm

  • Khả năng đo lường: Các chiến dịch Email Marketing đều có thể đánh giá hiệu suất doanh nghiệp cách sử dụng phần mềm phân tích. Doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm tra các tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều yếu tố khác

XEM THÊM: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

2. Các bước xây dựng email Marketing đạt hiệu quả cao

Bước 1: Xây dựng danh sách email khách hàng chất lượng

Trước khi doanh nghiệp có thể bắt đầu gửi email, cần có danh sách email của khách hàng. Cách để xây dựng một danh sách chất lượng bao gồm:

  • Tạo form đăng ký: Trên trang web của doanh nghiệp, hãy tạo một form đăng ký nhận tin để thu thập thông tin từ khách hàng

  • Tổng hợp thông tin hiện tại: Sử dụng thông tin khách hàng mà doanh nghiệp hiện có để bổ sung vào danh sách

  • Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin: Thúc đẩy khách hàng để họ cung cấp thông tin và địa chỉ email của họ để doanh nghiệp có thể chăm sóc họ

  • Mua danh sách chất lượng: Nếu cần doanh nghiệp có thể mua danh sách email chất lượng từ các nguồn đáng tin cậy

Lưu ý: Doanh nghiệp nên hạn chế vấn đề “mua data, danh sách email”. Một chiến dịch Email Marketing chỉ thực sự hiệu quả khi các thông điệp được gửi tới đúng đối tượng người nhận. Việc mua data sẽ khiến doanh nghiệp tốn chi phí và không mang lại hiệu quả.

Bước 2: Xây dựng nội dung email hướng đến khách hàng

Email Marketing hiệu quả yêu cầu nội dung phải được nhắm mục tiêu và hướng đến đúng khách hàng. Như vậy trong bước này những nội dung, lưu ý khi xây dựng Email Marketing là gì?.

  • Phân chia danh sách email: Tùy theo ngành nghề, hành vi của khách hàng, hoặc đặc điểm nhân khẩu học, hãy phân chia danh sách email để điều chỉnh nội dung của email cho từng đối tượng

  • Sử dụng email tự động: Tạo loạt email tự động để kích thích tương tác của khách hàng với thông điệp phù hợp vào thời điểm thích hợp ví dụ như loạt email chào mừng, nhắc nhở giỏ hàng và thông báo phản hồi

  • Cá nhân hóa: Thêm tên người nhận vào dòng lời chào hoặc tiêu đề để làm cho email cá nhân hóa hơn

Bước 3: Tạo chiến dịch cụ thể

Sau khi có danh sách email và nội dung email, doanh nghiệp cần tạo chiến dịch để gửi email. Các bước quan trọng bao gồm:

  • Xác định mục tiêu: Doanh nghiệp có muốn tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy mua sắm, hay chia sẻ thông tin? Mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến nội dung và số liệu doanh nghiệp theo dõi, vì vậy hãy xác định ngay từ đầu

  • Xác định người gửi: Chọn người gửi email ví dụ đó có thể là CEO hoặc một thành viên khác trong công ty. Hãy xem xét ai có thể tạo ấn tượng tốt hơn và thể hiện đồng nhất trong các email

  • Chủ đề mạnh mẽ: Tiếp cận với một chủ đề mạnh mẽ và sử dụng chế độ xem trước để kích thích sự tò mò của người nhận

  • Thiết kế chuyên nghiệp: Thiết kế email một cách chuyên nghiệp để hấp dẫn độc giả với nội dung và hình ảnh

  • Chú ý đến chi tiết: Tránh sử dụng hình ảnh có dung lượng lớn, đảm bảo nội dung có thể đọc được và kiểm tra email trên nhiều thiết bị

Quy trình xây dựng chiến dịch Email Marketing khi đã có danh sách và nội dung
Quy trình xây dựng chiến dịch Email Marketing khi đã có danh sách và nội dung

Bước 4: Xây dựng chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động Email Marketing

Để xây dựng chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả Email Marketing cần: Liệt kê các mục tiêu ban đầu, lựa chọn các KPIs đo lường tương ứng với mục tiêu đề ra. Đồng thời ương ứng với mỗi mục tiêu cần xác định các KPIs đo lường tương ứng. Cụ thể:

  • Tăng nhận diện về thương hiệu: Đo lường lượng Traffic về website đến từ các đường dẫn trong Email

  • Tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng: Số Lead đến từ các chiến dịch Email Marketing

  • Tạo ra doanh số: Doanh thu đến từ các chiến dịch Email Marketing

Bước 5: Theo dõi hiệu suất chiến dịch

  • Ghi lại thống kê email: Ghi lại tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp chuột, trả lại, spam, chặn, và không đăng ký để kiểm tra hiệu suất. So sánh với mục tiêu doanh nghiệp đầu

  • So sánh chiến dịch: So sánh hiệu suất của các chiến dịch khác nhau để tìm thời gian và tần suất gửi email phù hợp nhất cho doanh nghiệp của doanh nghiệp

  • Kiểm tra yếu tố khác: Thử nghiệm các yếu tố khác trong các chiến dịch, chẳng hạn như thay đổi nội dung hoặc lời kêu gọi hành động và theo dõi kết quả

XEM THÊM: ĐIỂM DANH 10 CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ MARKETING TỐT NHẤT HIỆN NAY

Bước 6: Xem xét danh sách database

Để duy trì danh sách database của doanh nghiệp, loại bỏ các địa chỉ không hợp lý sau mỗi chiến dịch và thường xuyên làm mới danh sách doanh nghiệp cách:

  • Loại bỏ khách hàng hủy đăng ký và spam: Loại bỏ khách hàng đã hủy đăng ký hoặc đánh dấu email của doanh nghiệp là spam sau mỗi chiến dịch

  • Gửi email kích hoạt lại: Liên hệ với địa chỉ email không hoạt động doanh nghiệp cách gửi email kích hoạt lại mỗi 2-3 tháng

  • Loại bỏ khách hàng không hoạt động: Sau 3 - 6 tháng doanh nghiệp có thể gạt bỏ những khách hàng không còn tương tác

Ưu điểm của bước xem xét cơ sở dữ liệu, danh sách email
Ưu điểm của bước xem xét cơ sở dữ liệu, danh sách email

 XEM THÊM: GAMIFICATION MARKETING LÀ GÌ? TÌM HIỂU XU HƯỚNG MARKETING 5.0

3. Những chỉ số đo lường trong email Marketing 

Tỷ lệ mở (Open rate): Tỷ lệ mở email được hiểu là phần trăm người nhận email thực hiện hành động mở email trên tổng số email đã được gửi thành công.

Công thức tính tỷ lệ mở

Tỷ lệ mở = Số email được mở/(số emails đã gửi đi - số emails gửi bị hỏng)*100

Ví dụ: Chiến dịch email gửi đi 100.000 địa chỉ emails, toàn bộ 100.000 emails đó đều được gửi thành công, trong đó có 60.000 emails được mở. 

Tỷ lệ mở email (Open Rate) = 60.000 / 100.000 = 0.6 tức 60% 

Tỷ lệ click (CTR): Tỷ lệ click là tỷ lệ phản ánh việc người nhận email đã thực hiện hành động click vào một hay nhiều liên kết trong email. 

Công thức tính tỷ lệ click

Tỷ lệ click = (Tổng số click vào đường dẫn link / Tổng số lần đường dẫn được hiển thị) * 100

Ví dụ: Gửi đi 100.000 emails, toàn bộ 100.000 emails đó đều được gửi thành công, có 3.000 click vào link ở trong email 

=> Tỷ lệ click (CTR) = 3.000/100.000 = 0,03 tương đương 3% 

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate – CR): Tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ phản ánh việc khách hàng truy cập vào liên kết trong email và thực hiện hành động mà bạn mong muốn (đặt hàng, mua sản phẩm, truy cập blog, tải ebook…). Tỷ lệ chuyển đổi cao kéo theo doanh thu từ Email Marketing cao. 

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi

CR = (Tổng số người đã hoàn thành hành động bạn mong muốn / Tổng số email được mở) *100

Tỷ lệ email hỏng (Bounce Rate – BR): Llà tỷ lệ phản ánh việc gửi không thành công email đến người nhận và bị hệ thống trả lại. 

Công thức tính tỷ lệ bounce

BR = (Số email bị hệ thống trả lại : Tổng số email được gửi đi) *100

Báo cáo lạm dụng (Report Abuse): Là tỷ lệ phản ánh mức độ người nhận đánh dấu email của bạn là spam email (email rác). 

Công thức tính tỷ lệ báo cáo lạm dụng

Tỷ lệ báo cáo lạm dụng = (Số người đánh dấu email là spam / Tổng số email đã gửi thành công) *100

Tỷ lệ hủy đăng ký (Unsubscribe Rate): Là tỷ lệ người nhận thư ấn nút ngừng đăng ký theo dõi email của doanh nghiệp. Nếu tỉ lệ hủy đăng ký tăng cao (vượt quá 2%) cho thấy nội dung đang không phù hợp với đối tượng được gửi hoặc không có sức hút và giá trị với người nhận email.

Công thức tính tỷ lệ báo cáo lạm dụng

Tỷ lệ báo cáo lạm dụng = (Số người đánh dấu email là spam ÷ Tổng số email đã gửi thành công) *100

6 chỉ số quan trọng giúp đo lường email marketing hiệu quả
6 chỉ số quan trọng giúp đo lường email marketing hiệu quả

4. Nguyên tắc vàng khi xây dựng email Marketing

Làm thế nào để xây dựng chiến lược Marketing bài bản cho doanh nghiệp? | Trường doanh nhân HBR

Những nguyên tắc khi bắt đầu thực hiện các chiến dịch Email Marketing là nền tảng để thực hiện hiệu quả nhằm đảm bảo mối quan hệ tốt với khách hàng. Vậy hiện nay những nguyên tắc vàng khi xây dựng Email Marketing là gì? Cùng Trường Doanh Nhân HBR điểm qua 2 nguyên tắc chính dưới đây. 

Nguyên tắc "4 Có" trong Email Marketing

  • Có bảo mật thông tin khách hàng: Thông tin của khách hàng là tài sản quý báu, và việc bảo mật nó là trách nhiệm hàng đầu. Mọi doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc bảo mật tuyệt đối, không sử dụng thông tin khách hàng cho mục đích thương mại

  • Có lợi ích cho khách hàng: Hãy tập trung vào việc cung cấp nhiều giá trị và lợi ích cho khách hàng hơn là chỉ quảng cáo và bán hàng trong email marketing. Thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ là cách để tạo mối quan hệ mạnh mẽ

  • Có sự liên tục trong cập nhật danh sách email: Đảm bảo danh sách email luôn được cập nhật với thông tin mới và loại bỏ những khách hàng không phù hợp với doanh nghiệp. Sự sạch sẽ và hiệu quả của danh sách là yếu tố quan trọng

  • Có phân loại khách hàng: Phân loại nhóm khách hàng dựa trên các tiêu chí cụ thể để xây dựng và cung cấp nội dung email phù hợp với họ. Thứ này giúp tăng tương tác và hiệu quả của chiến dịch email

Ví dụ: Một cửa hàng thời trang trực tuyến có đa dạng khách hàng có sở thích và mức độ trung thành khác nhau. Để tối ưu hóa hiệu suất email marketing, cần phải phân loại khách hàng thành ba nhóm chính: "Khách hàng thường xuyên," "Người mới tham gia," và "Người yêu thời trang cao cấp."

Nguyên tắc 4 có mà bất kỳ chiến dịch Email Marketing nào cũng cần có
Nguyên tắc 4 có mà bất kỳ chiến dịch Email Marketing nào cũng cần có

Nguyên tắc "5 Không" trong Email Marketing

  • Không thu thập data một cách dễ dãi: Tránh việc thu thập dữ liệu khách hàng một cách quá dễ dãi, vì điều này không chỉ làm rác dữ liệu của bạn mà còn gây lãng phí nguồn lực cho những người không phù hợp

  • Không tự ý thêm người dùng vào danh sách email: Không bao giờ tự ý thêm người dùng vào danh sách nhận email khi chưa có sự đồng ý rõ ràng từ họ

  • Không lừa dối khách hàng để thêm họ vào danh sách dữ liệu: Lừa dối khách hàng để thêm họ vào danh sách dữ liệu là một hành vi không đúng đắn và không nên thực hiện

  • Không sử dụng danh sách email thông qua trái đạo mua bán: Tránh sử dụng danh sách email thông qua việc trao đổi mua bán hoặc dùng chung với bên thứ ba. Điều này có thể vi phạm quy định về quyền riêng tư

  • Không xây dựng danh sách data email bằng cách ghi chép thủ công hoặc trên danh thiếp: Không nên xây dựng danh sách dữ liệu email thông qua việc ghi chép thủ công hoặc trên danh thiếp của khách hàng, vì điều này không chỉ tốn thời gian mà còn không hiệu quả

5 nguyên tắc không nên thực hiện khi chạy chiến dịch Email Marketing
5 nguyên tắc không nên thực hiện khi chạy chiến dịch Email Marketing

5. Điểm danh một số công cụ gửi email Marketing hiệu quả

Mailchimp

Mailchimp là một trong những nhà cung cấp phần mềm gửi Email Marketing phổ biến, nổi tiếng với tiêu chuẩn "đơn giản và thuận tiện." Ứng dụng này giúp người dùng dễ dàng thiết lập chiến dịch email, quản lý dữ liệu khách hàng và phân tích thông tin, và tích hợp với nhiều nền tảng khác nhau như WordPress, Twitter, Facebook và Google Analytics.

Ưu điểm:

  • Đăng ký đơn giản và nhanh chóng.

  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.

  • Cung cấp nhiều loại email như Regular Campaign, Plain-text Campaign, A/B Testing Campaign, RSS Campaign, giúp tùy chỉnh theo mục tiêu cụ thể.

  • Cho phép viết email nhanh chóng thông qua các template có sẵn, lưu bản nháp và lên lịch gửi.

Nhược điểm:

  • Thiếu tính năng tự động hóa hình ảnh

  • Hạn chế trong việc gửi email đến nhiều nhóm danh sách cùng một lúc

Chi phí: Mailchimp cung cấp 3 gói dịch vụ bao gồm Free (miễn phí), Growth (từ 10$/tháng), và Pro (từ 199$/tháng).

Công cụ Mailchimp giúp tự động hóa hoạt động gửi email marketing
Công cụ Mailchimp giúp tự động hóa hoạt động gửi email marketing

UltraMailer

UltraMailer là một phần mềm gửi email hàng loạt do công ty DucFabulous Việt Nam phát triển. Nó có 2 phiên bản, một miễn phí và một phiên bản có phí. Phiên bản miễn phí cho phép gửi miễn phí 50 email/ngày, trong khi phiên bản có phí không giới hạn số lượng thư gửi, nhưng số lượng thư gửi phụ thuộc vào hòm thư của bạn.

Ưu điểm:

  • Giao diện tối ưu và dễ sử dụng

  • Hỗ trợ tiếng Việt, giúp người dùng không gặp khó khăn với giao diện tiếng Anh

  • Tính năng đơn giản như thêm liên lạc, nhập dữ liệu, và quản lý tệp khách hàng

  • Có tính năng lọc email chết trước khi gửi và thông báo khi có người mở email

Nhược điểm:

  • Các tính năng nâng cao hạn chế, phù hợp cho người dùng cơ bản

  • Chi phí có thể tăng cao nếu sử dụng nhiều máy tính

Chi phí: UltraMailer có phiên bản miễn phí cho việc gửi 50 email/ngày.

Tự động hóa và tối ưu hóa Email Marketing nhờ công cụ Ultra Mailer
Tự động hóa và tối ưu hóa Email Marketing nhờ công cụ Ultra Mailer

GetResponse

GetResponse là giải pháp Email Marketing hàng đầu trên thế giới, cho phép tạo danh sách tiếp thị giá trị từ khách hàng tiềm năng, đối tác và khách hàng, từ đó phát triển mối quan hệ và xây dựng cơ sở khách hàng đáng tin cậy và lợi nhuận.

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ các chuỗi email tự động phức tạp

  • Cho phép sử dụng nhiều danh sách email trong cùng một chiến dịch

  • Cung cấp quản lý chi tiết, báo cáo, và phân nhóm dữ liệu

  • Dễ dàng tạo và quản lý các chiến dịch Email Marketing

Nhược điểm: Sử dụng các thuật ngữ khá lộn xộn và không thống nhất.

Chi phí: GetResponse có bản dùng thử miễn phí trong 30 ngày và cung cấp các gói dịch vụ từ Basic (15$/tháng), Essential (49$/tháng), Professional (99$/tháng) đến Enterprise (1,199$/tháng).

Công cụ GetResponse giúp thực hiện các chuỗi email tự động phức tạp
Công cụ GetResponse giúp thực hiện các chuỗi email tự động phức tạp

SendinBlue

SendinBlue là một giải pháp Email Marketing được yêu thích bởi các doanh nghiệp có nhu cầu gửi Email Marketing đơn giản. Ngoài việc cung cấp các tính năng cơ bản, SendinBlue còn hỗ trợ dịch vụ SMS Marketing và cung cấp gói miễn phí cho việc gửi email và tin nhắn SMS.

Ưu điểm:

  • Cung cấp tính năng gửi tin nhắn SMS

  • Dễ sử dụng với template phản hồi tin nhắn và tính năng tùy chỉnh email

  • Tự động hóa giao dịch email và trả lời tự động

  • Giao diện thân thiện với thiết bị di động

Nhược điểm: Không có kho template email sẵn có, bạn cần tự tạo.

Chi phí: SendinBlue cung cấp các gói dịch vụ bao gồm Free, Lite (25$/tháng), Essential (39$/tháng), Premium (66$/tháng) và Enterprise (tùy chỉnh).

Những khía cạnh mà công cụ Sendinblue có thể thực hiện được
Những khía cạnh mà công cụ Sendinblue có thể thực hiện được

Atomic Mail Sender

Atomic Mail Sender là một công cụ cho phép xác thực nhiều định dạng email và hỗ trợ gửi nhiều loại tệp đính kèm khác nhau như Microsoft Word, Microsoft Excel và cơ sở dữ liệu DBF, CSV. Nó cho phép gửi email không giới hạn.

Ưu điểm:

  • Giao diện dễ sử dụng và đội ngũ hỗ trợ nhanh chóng

  • Hỗ trợ nhiều định dạng tệp đính kèm và quản lý dữ liệu khách hàng

  • Tích hợp trình chỉnh sửa hình ảnh giúp tùy chỉnh hình ảnh dễ dàng

Nhược điểm: Thiếu tính năng báo cáo, gây khó khăn trong việc theo dõi chiến dịch Email Marketing.

Chi phí: Atomic Mail Sender có giá là 79.85$.

XEM THÊM: AFFILIATE MARKETING LÀ GÌ? CÁCH LÀM HIỆU QUẢ CHO CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP

6. Những nguyên nhân khiến email Marketing không hiệu quả

Khi doanh nghiệp tiến hành một chiến dịch Email Marketing hàng loạt mà không mang lại hiệu quả tốt. Có lúc nào doanh nghiệp và các đội nhóm đặt ra câu hỏi là: Nguyên nhân làm giảm hiệu quả Email Marketing là gì? Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân dưới đây.

  • Không thấu hiểu rõ khách hàng: Một chiến dịch email marketing sẽ không đem lại kết quả tốt nếu doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ về khách hàng của mình. Trước khi thực hiện chiến dịch Email Marketing hãy đảm bảo tìm hiểu về khách hàng, những nhu cầu và hành vi cụ thể. Như vậy sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nội dung email phù hợp với hơn

  • Không cá nhân hóa email: Phân loại khách hàng thành từng nhóm dựa trên các tiêu chí cụ thể giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn và cung cấp email mang tính chất cá nhân hóa. Người dùng thích nhận email có tính cá nhân hóa, không phải là email tổng quát. Ví dụ, nếu một khách hàng đã mua sản phẩm của doanh nghiệp và quan tâm đến sản phẩm mới thì hãy gửi thông tin sản phẩm mới kèm theo những thông tin cá nhân thay vì sản phẩm họ đã mua trước đây

  • Tiêu đề không hấp dẫn: Hằng ngày, khách hàng nhận hàng trăm email từ nhiều nguồn khác nhau. Khách hàng thường chỉ mở email mà họ thực sự quan tâm. Vì vậy, tiêu đề email cần phải hấp dẫn để thu hút sự chú ý. Khi đặt tiêu đề email hãy sử dụng ngôn từ lôi cuốn, thú vị, hài hước hoặc câu hỏi có thể giúp email của doanh nghiệp được khách hàng chú ý chọn và mở nó

  • Không theo dõi kết quả: Để chiến dịch Email Marketing hiệu quả hơn thì doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá các chỉ số quan trọng. Hãy theo dõi tỷ lệ mở email, tỷ lệ click và chuyển đổi cũng như thời gian mở email vào các thời điểm khác nhau trong ngày sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt cách hoạt động Email Marketing của mình

  • Dữ liệu không phù hợp: Doanh nghiệp có thể mắc sai lầm khi gửi email cho những người không phù hợp sẽ khiến chiến dịch Email Marketing trở nên không hiệu quả và tiêu tốn nguồn lực. Do đó hãy thường xuyên cập nhật danh sách dữ liệu để loại bỏ các dữ liệu không còn phù hợp, đảm bảo rằng đang liên hệ với những khách hàng thực sự quan tâm

5 nguyên nhân phổ biến khiến chiến dịch Email Marketing không hiệu quả
5 nguyên nhân phổ biến khiến chiến dịch Email Marketing không hiệu quả

7. Kết luận

Có thể thấy Email Marketing là một phương thức đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị trực tiếp. Khi doanh nghiệp và các đội nhóm biết  cách sử dụng, Email Marketing có thể mang lại nhiều lợi ích từ việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng đến việc tạo nhận thức về thương hiệu. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao thì doanh nghiệp cũng cần phải tuân theo các bước cụ thể.

Ngoài ra, hãy đặc biệt chú ý các nguyên tắc vàng để có thể tối ưu hóa chiến dịch email marketing, tăng cơ hội tương tác với khách hàng và đạt được kết quả mà doanh nghiệp đang hướng đến. Email marketing không chỉ là một phương tiện tiếp thị mà còn là cầu nối tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Như vậy trong bài viết này, Trường Doanh Nhân HBR đã giúp doanh nghiệp và các đội nhóm tìm hiểu về khái niệm email marketing là gì, những lợi ích, quy trình và các công cụ giúp tối ưu hóa hiệu quả. Mong rằng với những thông tin chia sẻ chi tiết trên sẽ giúp các đội nhóm xây dựng chiến lược Email Marketing thành công. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger