TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA NIKE - BÁN TRIẾT LÝ SỐNG CHỨ KHÔNG BÁN SẢN PHẨM

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Nike
    • 1.1. Giới thiệu chung về Nike
    • 1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của Nike
    • 1.3. Khách hàng mục tiêu của Nike
  • 2. Phân tích SWOT của Nike
    • 2.1. Điểm mạnh của Nike
    • 2.2. Điểm yếu của Nike
    • 2.3. Cơ hội của Nike
    • 2.4. Thách thức của Nike
  • 3. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Nike
    • 3.1. Chiến lược Marketing của Nike về sản phẩm
    • 3.2. Chiến lược Marketing của Nike về giá
    • 3.3. Chiến lược Marketing của Nike về hệ thống
    • 3.4. Chiến lược Marketing của Nike về xúc tiến thương mại
  • 4. Bài học kinh nghiệm từ chiến lược Marketing của Nike
    • 4.1. Bán phong cách, triết lý sống chứ không bán sản phẩm
    • 4.2. Định vị tốt để phát triển bền vững
    • 4.3. Vận dụng tối đa truyền thông mạng xã hội
  • 5. Kết luận

Trong ngành công nghiệp thể thao và thời trang, Nike đã nổi bật như một biểu tượng vượt thời gian, không chỉ là thương hiệu đứng đầu mà còn là một phong cách sống. Chiến lược marketing của Nike luôn táo bạo và độc đáo, thổi bùng lên một triết lý sống đậm chất Nike. Đó là những chiến lược nào? Cách áp dụng của Nike ra làm sao? Cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu ngay!

1. Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Nike

Trong hơn bốn thập kỷ qua, Nike đã nắm giữ vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp thể thao và thời trang, trở thành một biểu tượng toàn cầu về đẳng cấp, sáng tạo và đam mê. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu sơ lược về tập đoàn đa quốc gia Nike nhé!

1.1. Giới thiệu chung về Nike

Tập đoàn đa quốc gia Nike được thành lập năm 1964 tại Beaverton - Oregon - Hoa Kỳ. Khởi nguồn từ một ý tưởng táo bạo của hai người bạn thân là Bill Bowerman và Phil Knight - Nike đã từng bước xây dựng lên một hành trình thành công đầy đổi mới và sự thay đổi. Với biểu tượng "Swoosh" nổi tiếng và thông điệp "Just Do It" táo bạo, Nike đã xây dựng nên một văn hóa không chỉ đề cao sự phấn đấu và sự tinh thần, mà còn là một phong cách sống thể thao đa chiều.

Trong năm 2021, doanh thu của Nike đạt 46.7 tỷ USD (Tăng 5% so với năm 2020). Nike đã tạo ra nhiều sản phẩm nổi bật, đột phá trong lĩnh vực thể thao và thời trang với đa dạng các dòng sản phẩm như giày, áo quần, nón, dép, găng tay… Những sản phẩm của Nike được hàng triệu người dùng yêu thích như: Air Jordan Sneakers, Nike Air Force 1, Nike Mercurial…

Top 3 sản phẩm được yêu thích của Nike
Top 3 sản phẩm được yêu thích của Nike

1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của Nike

Tầm nhìn của Nike: “Do everything possible to expand human potential” Tạm dịch: Làm mọi thứ có thể để mở rộng tiềm năng của con người. Nike hướng đến một tương lai mà thể thao không chỉ là về cuộc thi và chiến thắng mà còn là về sự kết nối, khuyến khích và tạo động lực cho mọi người. Tầm nhìn này tạo ra một khung tư duy rộng lớn hơn về ý nghĩa sâu xa của thể thao và cách nó có thể thúc đẩy sự phát triển cá nhân và cộng đồng.

Sứ mệnh của Nike: "Bring Inspiration and Innovation to Every Athlete in the World". Tạm dịch: Mang cảm hứng và sự đổi mới đến mọi vận động viên trên thế giới. Sứ mệnh của Nike thể hiện cam kết với việc mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tầng lớp hay tình trạng vận động. Họ tin rằng mỗi người đều có khả năng thể thao và một sự đam mê tiềm ẩn, và sứ mệnh của họ là kích thích và hỗ trợ người khác để tìm thấy và phát triển khả năng của họ thông qua thể thao.

Tầm nhìn và sứ mệnh của Nike cùng nhau tạo nên một hướng đi cho thương hiệu, một mục tiêu cao cả không chỉ là tạo ra các sản phẩm thể thao và thời trang mà còn là tạo ra một tác động tích cực cho xã hội và cộng đồng toàn cầu.

Sứ mệnh mang đến cảm hứng thể thao đến với mọi người trên thế giới
Sứ mệnh mang đến cảm hứng thể thao đến với mọi người trên thế giới

1.3. Khách hàng mục tiêu của Nike

Đối tượng khách hàng mục tiêu của Nike hướng mọi giới tính, tập trung vào độ tuổi từ 18 – 44 tuổi thuộc 2 thế hệ là Millennials và Gen Z. Phân khúc này có thu nhập thuộc nhóm A trở lên (Từ 15 - 150 triệu VNĐ). Họ là những người đam mê và có niềm yêu thích với thể thao, năng động và có lối sống lành mạnh. 

Khách hàng mục tiêu của Nike không chỉ tìm kiếm những sản phẩm thể thao và thời trang tiên tiến mà còn mong muốn sử dụng sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến và thiết kế độc đáo để thể hiện bản thân và tạo ra sự khác biệt.

Đối tượng mục tiêu mà Nike hướng đến
Đối tượng mục tiêu mà Nike hướng đến

>>> XEM THÊM: 12 BÍ QUYẾT KINH DOANH CẦN KHẮC CỐT GHI TÂM

❌Bạn đang phải đối mặt với khối lượng công việc marketing khổng lồ, nhưng đội ngũ nhân viên lại không đủ năng lực và nguồn lực để xử lý hiệu quả?

❌Điều này không chỉ làm giảm năng suất mà còn khiến doanh nghiệp của bạn tụt hậu. Trong khi các đối thủ đã tự động hóa marketing để X10 năng suất, bạn vẫn phải phụ thuộc vào sức người.

Khóa học AI MARKETING: AFFILIATE, SOCIAL, ECOM & AUTOMATION sẽ giúp bạn tự động hóa mọi quy trình, tiết kiệm nguồn lực và X10 lần năng suất. Hãy nâng cấp doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay với sức mạnh của AI!

ĐẠI SỰ KIỆN AI MARKETING 2024
ĐẠI SỰ KIỆN AI MARKETING 2024

AI MARKETING: AFFILIATE, SOCIAL, ECOM & AUTOMATION

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

2. Phân tích SWOT của Nike

Phân tích mô hình SWOT là một công cụ quan trọng trong quá trình phân tích chiến lược marketing của Nike. Khi áp dụng vào Nike - một tập đoàn với tầm ảnh hưởng toàn cầu và nhiều yếu tố ảnh hưởng, phân tích SWOT sẽ giúp hiểu rõ hơn về vị trí và triển vọng của họ trong ngành thể thao và thời trang.

2.1. Điểm mạnh của Nike

1 - Thương hiệu nổi tiếng toàn cầu

Nike chính là một thương hiệu “Top Of Mind” của hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới với những sản phẩm ấn tượng và có độ nhận diện thương hiệu rất cao. Biểu tượng "Swoosh" của Nike - Một dấu chấm lượt đẹp mắt đã trở thành biểu tượng không chỉ của thương hiệu, mà còn là của tinh thần vượt qua mọi rào cản trong cuộc sống. 

2 - Cửa hàng phân phối toàn cầu

Một trong những điểm mạnh quan trọng của mạng lưới cửa hàng phân phối toàn cầu của Nike chính là khả năng tạo nên sự tiếp cận và hiện diện mạnh mẽ tại khắp mọi nơi. Không chỉ đơn thuần là một thương hiệu thể thao và thời trang, Nike đã biến cửa hàng của mình trở thành các không gian thể hiện triết lý "Just Do It". Mạng lưới phân phối rộng rãi từ cửa hàng bán lẻ đến trực tuyến, từ các cửa hàng chuyên về các môn thể thao đến những dòng sản phẩm độc đáo. Từ đó giúp Nike kết nối với đối tượng mục tiêu đa dạng trên toàn cầu và mang đến sự tiện ích và tương tác cá nhân đáng kể.

3 - Sở hữu nhiều brand nhỏ, đổi mới sản phẩm liên tục

Điểm mạnh trong chiến lược marketing của Nike là không chỉ tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm tiêu chuẩn, mà còn đưa ra những thương hiệu con riêng biệt như Jordan, Converse và Hurley. Việc tạo ra những dòng sản phẩm độc đáo, phù hợp với các phong cách và mục tiêu khác nhau giúp Nike thu hút đối tượng người tiêu dùng rộng lớn. 

Khả năng liên tục đổi mới sản phẩm của Nike cũng cho phép họ áp dụng công nghệ mới, vật liệu tiên tiến và thiết kế độc đáo, duy trì sự hấp dẫn và đáp ứng sự thay đổi trong xu hướng thị trường và gu thời trang.

4 - Chi phí sản xuất thấp

Tập đoàn đa quốc gia Nike đã xây dựng một hệ thống sản xuất và chuỗi cung ứng hiệu quả nhằm mang lại một chi phí sản xuất thấp. Từ việc lựa chọn nguyên liệu và quy trình sản xuất cho đến việc tối ưu hóa quản lý tồn kho và vận chuyển đã giúp Nike tiết kiệm chi phí và duy trì mức giá cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, Nike còn gia công sản phẩm tại những nước đang phát triển như Việt Nam để tối ưu tối đa chi phí. 

Những điểm mạnh của tập đoàn đa quốc gia Nike
Những điểm mạnh của tập đoàn đa quốc gia Nike

2.2. Điểm yếu của Nike

1 - Phụ thuộc vào thị trường Bắc Mỹ

Mặc dù Nike đã phát triển mạng lưới phân phối toàn cầu, thị trường Bắc Mỹ vẫn chiếm phần lớn doanh thu của họ. Năm 2021, doanh thu ở thị trường Bắc Mỹ của Nike là 41%. Sự phụ thuộc mạnh mẽ vào một thị trường cụ thể có thể khiến Nike có thể bị ảnh hưởng bởi các biến đổi trong kinh tế, thị trường và các yếu tố chính trị của khu vực này. Để giảm thiểu sự phụ thuộc này, Nike cần tìm cách mở rộng sự hiện diện và tối ưu hóa hoạt động của mình trên các thị trường khác để tạo sự cân bằng và đa dạng hóa nguồn doanh thu.

2 - Phụ thuộc nhiều vào sản phẩm giày

Nhắc đến Nike, phần lớn người tiêu dùng nghĩ đến các sản phẩm nổi tiếng về giày. Dù đã phát triển một loạt sản phẩm thể thao và thời trang nhưng ⅔ doanh thu chủ yếu của Nike vẫn đến từ dòng sản phẩm giày. Sự tập trung quá lớn vào một loại sản phẩm có thể đặt ra nguy cơ về sự thiếu đa dạng hóa và tạo sự phụ thuộc cao. Chính vì vậy, Nike cần đầu tư vào việc phát triển và quảng cáo các dòng sản phẩm khác nhằm tạo sự đa dạng hóa và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. 

3 - Giá thành sản phẩm cao

Một điểm yếu đáng chú ý của Nike là giá thành sản phẩm cao hơn so với một số đối thủ cạnh tranh. Do chất lượng và uy tín của thương hiệu, sản phẩm Nike thường được định giá ở mức cao hơn so với một số sản phẩm khác trên thị trường. Điều này có thể tạo ra một rào cản giá cả cho một số người tiêu dùng đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

4 - Tốn nhiều chi phí quảng cáo

Chiến lược marketing của Nike thường đầu tư một số lượng lớn tài chính vào các chiến dịch quảng cáo để duy trì tầm ảnh hưởng và sự nhận thức về thương hiệu. Năm 2021, Nike đã chi hơn 3.10 tỷ USD cho các hoạt động quảng cáo, chiếm đến hơn 10% doanh thu của công ty. Mặc dù đây có thể giúp tạo ra sự nhận diện mạnh mẽ và tạo sự kết nối với khách hàng nhưng cũng tạo ra một nguy cơ tốn nhiều tài nguyên trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng và có nhiều thay đổi trong thị trường quảng cáo. 

Những nhược điểm mà Nike cần khắc phục
Những nhược điểm mà Nike cần khắc phục

>>> XEM THÊM: MÔ HÌNH SWOT LÀ GÌ? CÁCH PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

2.3. Cơ hội của Nike

1 - Các thị trường mới nổi

Cơ hội quan trọng mà Nike có thể khai thác là sự mở rộng vào các thị trường mới nổi như: Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia Đông Nam Á, khu vực Mỹ Latinh. Những thị trường này ngày càng có mức độ tăng trưởng kinh tế cao, sẽ là một thị trường tiềm năng giúp Nike loại bỏ những điểm yếu và tạo cơ hội thúc đẩy doanh thu. 

2 - Ngành hàng Sportswear ngày càng phát triển mạnh

Xu hướng thời trang thể thao Sportswear ngày càng được ưa chuộng, khi người tiêu dùng tìm kiếm những sản phẩm có sự kết hợp hài hòa giữa sự thoải mái và phong cách. Sự tập trung vào ngành Sportswear giúp Nike có cơ hội tăng doanh số bán hàng và tạo ra một hình ảnh thương hiệu đa chiều hơn, thu hút cả người chơi thể thao chuyên nghiệp và người tiêu dùng hàng ngày.

3 - Sự bùng nổ của thương mại điện tử

Sự bùng nổ của thương mại điện tử cung cấp cho Nike một kênh tiếp cận rộng rãi và tiềm năng tăng doanh thu, đồng thời thúc đẩy sự kết nối tốt hơn với khách hàng trên toàn cầu. Điển hình vào quý II/2020 khi mà dịch bệnh COVID 19 bùng phát thì doanh thu trực tuyến ở thị trường Trung Quốc đã tăng lên 36%.

4 - Cách tiếp cận theo hướng phát triển bền vững

Xu hướng người dùng ưa chuộng sử dụng các sản phẩm bền vững và bảo vệ môi trường ngày một gia tăng. Chính vì thế, Nike cần sản xuất những sản phẩm hướng đến phát triển bền vững nhiều hơn. 

Những cơ hội tiềm năng mà Nike không thể bỏ lỡ
Những cơ hội tiềm năng mà Nike không thể bỏ lỡ

2.4. Thách thức của Nike

1 - Cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ

Nike này hoạt động trong một môi trường thể thao và thời trang đầy cạnh tranh với nhiều tên tuổi lớn như Adidas, Puma, New Balance, Vans... Để vượt qua thách thức này, Nike cần duy trì sự độc đáo của mình, tập trung vào việc tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng và tạo dấu ấn vượt trội trong một thị trường đầy sự cạnh tranh.

2 - Vấn nạn hàng nhái

Thương hiệu nổi tiếng như Nike thường trở thành mục tiêu của các hoạt động sao chép không hợp pháp từ giày dép và quần áo cho đến phụ kiện thể thao. Việc xuất hiện hàng nhái không chỉ gây thiệt hại về hình ảnh và lòng tin của thương hiệu mà còn gây thiệt hại về doanh số bán hàng và doanh thu. 

Rủi ro, thách thức lớn mà tập đoàn gặp phải khi kinh doanh
Rủi ro, thách thức lớn mà tập đoàn gặp phải khi kinh doanh

3. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Nike

Phân tích chi tiết chiến lược marketing của Nike là một khía cạnh quan trọng để hiểu sâu hơn về cách thương hiệu này đã đạt được sự thành công và tạo nên tầm ảnh hưởng toàn cầu như thế nào. Hãy cùng điểm qua những khía cạnh quan trọng của chiến lược marketing của Nike để hiểu rõ hơn nhé.

3.1. Chiến lược Marketing của Nike về sản phẩm

1 - Chiến lược đa dạng sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu người dùng

Chiến lược đa dạng sản phẩm của Nike đã đóng góp quan trọng vào sự đa chiều và sự phủ sóng rộng rãi trên thị trường. Thương hiệu này đã thành công trong việc phát triển một loạt sản phẩm đa dạng với nhiều thương hiệu con như: Nike+, Nike SB, Converse, Jordans, Hurley. Mỗi thương hiệu con sẽ cung cấp những sản phẩm chính đáp ứng nhu cầu chính của người tiêu dùng. Hiện nay, tập đoàn Nike chia thành 3 dòng sản phẩm chính:

  • Giày.

  • Thời trang Nike.

  • Thiết bị và dụng cụ thể thao.

Top 3 sản phẩm chính của tập đoàn Nike
Top 3 sản phẩm chính của tập đoàn Nike

Với các dòng sản phẩm đa dạng, Nike đã đáp ứng cho mọi nhu cầu của người dùng để lựa chọn theo sở thích và nhu cầu cá nhân. Bên cạnh đó, việc phát triển các bộ sưu tập thời trang đa dạng như Nike Sportswear, Nike Training và Nike Running cho phép họ thể hiện cá tính và phong cách riêng của mình thông qua thời trang.

Một trong những thương hiệu mang đến nguồn doanh thu khổng lồ cho Nike đó chính Converse. Năm 2015, doanh thu của Converse đã tăng trưởng đạt 2 tỷ USD (Tăng 19% mỗi năm). Và những năm gần đây, thương hiệu Converse vẫn duy trì nguồn doanh thu khủng cho tập đoàn mẹ Nike.

2 - Liên tục đổi mới công nghệ mang đến trải nghiệm đỉnh cao

Trong chiến lược marketing của Nik

Công nghệ Nike Flywire hỗ trợ khả năng co giãn, thoải mái khi sử dụng của người dùng
Công nghệ Nike Flywire hỗ trợ khả năng co giãn, thoải mái khi sử dụng của người dùng

e đã sử dụng nhiều công nghệ để cải thiện hiệu suất và trải nghiệm của người dùng. Đặc biệt tập đoàn này cũng đã sở hữu những công nghệ Nike độc quyền. Việc sở hữu công nghệ độc quyền chính là “vũ khí quan trọng” giúp sản phẩm Nike nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. 

  • Công nghệ Nike Air: Giúp cung cấp sự đệm và hỗ trợ cho bàn chân thông qua việc sử dụng bọt khí ẩn sau trong đế giày.

  • Công nghệ Nike Zoom: Tập trung vào việc cung cấp độ đàn hồi và phản hồi tốt hơn, thường được sử dụng trong giày chạy và bóng rổ.

  • Công nghệ Flyknit: Tạo ra các giày bằng cách dệt sợi dệt nhẹ và thoáng khí lại với nhau, giúp tạo ra độ ôm và thoải mái tốt hơn.

  • Công nghệ Dri-FIT: Giúp quản lý mồ hôi và thoát ẩm, giúp người dùng cảm thấy khô ráo và thoải mái khi tập luyện.

  • Công nghệ Nike React: Giúp cung cấp độ đàn hồi và đệm tốt hơn, thường được sử dụng trong các loại giày thể thao đa dạng.

  • Công nghệ Nike Adapt: Cho phép điều chỉnh cỡ giày và độ ôm thông qua việc điều khiển từ ứng dụng di động.

  • Công nghệ Nike VaporMax: Sử dụng khí để cung cấp đệm và hỗ trợ trong giày thể thao, mang lại cảm giác như "bước đi trên không khí".

  • Công nghệ Nike FlyWire: Giày có co giãn tốt, độ bền cao, mỏng hơn sợi tóc và chịu lực tốt hơn thép.

Nike đã nhận được phản hồi tích cực từ nhiều người nổi tiếng và khách hàng về các công nghệ nổi bật của thương hiệu. Ngôi sao bóng rổ LeBron James đã chia sẻ về cách công nghệ Nike Zoom giúp anh cảm thấy thoải mái và tăng hiệu suất trên sân bóng. Michael Jordan - ngôi sao bóng rổ huyền thoại Michael Jordan đã kết hợp với Nike sử dụng công nghệ Nike Air trong các dòng giày kinh điển Air Jordan và giày này đã trở thành biểu tượng về cảm giác đệm và phong cách thể thao.

3.2. Chiến lược Marketing của Nike về giá

1 - Chiến lược định giá dựa trên giá trị

Chiến lược định giá dựa trên giá trị của Nike tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm thú vị và đáng giá thông qua sản phẩm. Thương hiệu này đặt mức giá dựa trên những yếu tố như chất lượng sản phẩm, công nghệ tiên tiến, thương hiệu mạnh mẽ và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Việc định giá dựa trên giá trị giúp Nike tạo nên một sự cân bằng hợp lý giữa việc cung cấp giá trị thực sự cho khách hàng và đảm bảo sự bền vững cho doanh nghiệp.

Điển hình là sản phẩm NIKE Air Max dành cho người lớn sẽ không bao giờ có mức giá dưới 80 USD. Bằng việc tạo ra và mang đến những giá trị về chất lượng và công nghệ, khách hàng của Nike sẽ sẵn sàng chi trả số tiền để sở hữu một sản phẩm chất lượng.

Nike Air Max - Sản phẩm giày có định vị giá cao cấp dựa trên giá trị
Nike Air Max - Sản phẩm giày có định vị giá cao cấp dựa trên giá trị

2 - Chiến lược định giá đặc biệt

Nike không chỉ định giá sản phẩm dựa trên các thành phần vật liệu và sản xuất, mà còn tạo ra giá trị qua việc nắm giữ độc quyền công nghệ sản xuất. Một ví dụ về chiến lược định giá đặc biệt của Nike là dòng sản phẩm giày thể thao Air Jordan. Đây là một trong những dòng sản phẩm kinh điển và đặc biệt của Nike, được tạo ra theo hợp tác với huyền thoại bóng rổ Michael Jordan. 

Nike đã định giá dòng giày Air Jordan ở mức giá từ 100.000 - 150.000 USD. Mức giá này cao hơn so với nhiều dòng sản phẩm thể thao khác. Đặc biệt năm 2021, đôi giày thể thao Nike Air Jordan 1S đầu tiên có chữ ký của Michael Jordan được bán với mức giá cao kỷ lục, lên tới 560.000 USD. Chiến lược định giá đặc biệt của dòng giày Air Jordan đã tạo ra một sự kết hợp giữa thương hiệu mạnh mẽ của Michael Jordan và sức hấp dẫn của Nike. Điều này đã tạo nên một sự khác biệt đáng kể về giá so với các dòng giày thể thao thông thường.

Sản phẩm Nike Air Jordan gây ấn tượng với công nghệ cao cấp, có mức giá cao
Sản phẩm Nike Air Jordan gây ấn tượng với công nghệ cao cấp, có mức giá cao

Ngoài việc định giá đặt biệt cho những dòng sản phẩm cao cấp, chiến lược kinh doanh của Nike còn hướng đến các quốc gia đang phát triển. Theo đó, tập đoàn này sẽ gia công sản xuất giày tại những quốc gia như Việt Nam để tối ưu hóa chi phí sản xuất và mang đến mức giá tốt hơn.

3.3. Chiến lược Marketing của Nike về hệ thống

1 - Cửa hàng bán lẻ

Năm 2022, tập đoàn đa quốc gia Nike đã vận hành tổng cộng 1.046 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Với số lượng cửa hàng ấn tượng, hệ thống cửa hàng bán lẻ của Nike được thiết kế để tạo ra môi trường mua sắm chất lượng, từ cách trưng bày sản phẩm đến dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp từ nhân viên. 

2 - Bán hàng trực tuyến

Hệ thống phân phối đa kênh trực tuyến trong chiến lược marketing của Nike bao gồm: Website chính thức; các nền tảng thương mại điện tử (Amazon, eBay, Alibaba…); ứng dụng di động Nike; Nike SNKRS - Ứng dụng dành riêng cho việc mua sắm và theo dõi thông tin về các dòng giày sneaker thời trang.

Hệ thống phân phối thông minh trong chiến lược Marketing của Nike
Hệ thống phân phối thông minh trong chiến lược Marketing của Nike

Để tối ưu hóa lợi ích cho người dùng khi mua giày trực tuyến mà không có cơ hội thử trực tiếp, Nike đã áp dụng một số chính sách và chế độ nhằm đảm bảo rằng khách hàng có trải nghiệm mua sắm thoải mái. 

  • Chính sách trả hàng và hoàn tiền: Nike thường áp dụng chính sách trả hàng và hoàn tiền linh hoạt, cho phép khách hàng trả lại sản phẩm trong một khoảng thời gian cụ thể sau khi mua thậm chí là khi sản phẩm không vừa hoặc không đáp ứng được mong đợi của họ. 

  • Hướng dẫn lựa chọn kích cỡ: Trên trang web và ứng dụng, Nike thường cung cấp hướng dẫn cách đo chân và lựa chọn kích cỡ phù hợp với từng dòng sản phẩm cụ thể. Điều này giúp người mua có khả năng chọn kích cỡ gần nhất với chân mình.

  • Dịch vụ tư vấn qua trực tuyến: Nike thường cung cấp dịch vụ tư vấn qua trực tuyến, giúp khách hàng có thể trò chuyện với nhân viên tư vấn để được hỗ trợ trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và phong cách của họ.

3 - Cửa hàng chính thức Niketown

Cửa hàng chính thức Niketown là biểu tượng thời trang độc đáo của tập đoàn Nike. Nike thường chọn các vị trí chiến lược cho cửa hàng của mình như trung tâm thương mại, các khu mua sắm sầm uất và các vị trí nổi tiếng. Tại các cửa hàng Niketown, Nike thường tổ chức sự kiện, hoạt động tương tác và chương trình tương tác với cộng đồng trong cửa hàng. Đặc biệt, Nike thường đặt mức cao về sự chuyên nghiệp và tận tâm trong phục vụ khách hàng. Nhân viên của Nike luôn hiểu rõ về sản phẩm, có khả năng tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất.

4 - Thương mại điện tử, ứng dụng di động

Quý II/2020, doanh thu đến từ nền tảng thương mại điện tử của Nike tăng trương hơn 84%. Điều này chứng tỏ thương mại điện tử và ứng dụng di động của Nike đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và cung cấp trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng. Sự có mặt của Nike trên các kênh thương mại điện tử lớn như: Amazon, Alibaba, eBay, Shopee… giúp tiếp cận đến đối tượng khách hàng rộng rãi, mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi, thông tin đa dạng về sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt.

Nền tảng thương mại điện tử được Nike ứng dụng cao trong hệ thống phân phối
Nền tảng thương mại điện tử được Nike ứng dụng cao trong hệ thống phân phối

3.4. Chiến lược Marketing của Nike về xúc tiến thương mại

1 - TVC quảng cáo truyền cảm hứng

Trong các TVC quảng cáo trong chiến lược Marketing của Nike thường tập trung vào cách xây dựng thương hiệu dựa trên cảm xúc và giá trị của tinh thần thể thao. Quảng cáo không chỉ là việc giới thiệu, bán sản phẩm mà còn là việc tạo ra một thông điệp mạnh mẽ về sự cam kết, đam mê và khát vọng chiến thắng trong thể thao. TVC luôn nhấn mạnh vào sự gắn kết với tinh thần thể thao, định hình triết lý sống của Nike: Đam mê, kiên nhẫn và quyết tâm vượt qua mọi thách thức. Trong 4 cấp độ xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp kinh doanh thời trang mang đến phong cách sống và triết lý sống sẽ nhanh chóng sở hữu cộng đồng khách hàng trung thành. 

Năm 1988, Nike cho ra mắt chiến dịch quảng cáo “Just Do It”. Đây được coi là TVC quảng cáo mở đầu cho câu chuyện thành công của Nike. Chiến dịch "Just Do It" tập trung vào thông điệp đơn giản, đầy khích lệ: "Hãy làm điều đó". Thông điệp này khuyến khích người xem bước ra khỏi vùng an toàn, vượt qua sự sợ hãi và thách thức bản thân để đạt được mục tiêu của họ.

  • Nhân vật: TVC tập trung vào các vận động viên nổi tiếng và thậm chí là người bình thường nhưng có tham vọng và ý chí vượt qua với tinh thần quyết tâm mạnh mẽ.

  • Màu sắc và hình ảnh: Nike sử dụng màu đỏ, trắng và đen trong TVC của chiến dịch. Màu đỏ tượng trưng cho sự nhiệt huyết và đam mê, trong khi màu đen và trắng tạo ra sự tập trung và tương phản. Hình ảnh thường chứa đầy động lực, từ những pha chạy đua hào hứng đến những pha đấm bốc kiên định.

  • Âm nhạc: Âm nhạc trong TVC sôi động và tạo động lực thể hiện tinh thần trẻ trung và quyết tâm.

  • Hiệu ứng kịch bản: TVC bắt đầu bằng việc đặt ra một tình huống thách thức hoặc mục tiêu khó khăn, sau đó dẫn dắt người xem qua quá trình nỗ lực và nỗ lực vượt qua. Cuối cùng, thông điệp "Just Do It" xuất hiện, kết hợp với hình ảnh của logo Nike. 

Spot Anuncio Nike Presents Just Do It Possibilities

Chiến dịch “Just Do It” bùng nổ với thông điệp truyền cảm hứng

2 - Social Media

Chiến lược marketing của Nike là sử dụng nhiều trang mạng xã hội để tương tác trực tiếp và tạo kết nối sâu sắc với người tiêu dùng như: Youtube, Facebook, Instagram… Thương hiệu này đã tận dụng mạng xã hội để chia sẻ nội dung tương tác, tạo niềm tin và thể hiện tinh thần thể thao của mình. Đồng thời Nike rất am hiểu cách thức hoạt động của từng nền tảng để có cách quảng bá thương hiệu phù hợp. Cụ thể:

  • Website: Nike thực hiện chiến lược kéo bằng cách tạo ra các yếu tố kích thích và hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng đến sản phẩm trên trang web của mình như: Câu chuyện và giá trị thương hiệu, sự kiện và cuộc thi…

  • Youtube: Kênh YouTube chính thức của Nike thường chia sẻ các video quảng cáo, video tập thể dục, câu chuyện của vận động viên và nhiều nội dung tương tác khác. Các video thường thể hiện tinh thần đối mặt với thách thức và vượt qua khó khăn.

  • TikTok: Nike tạo các video ngắn tương tác thể hiện tinh thần vui nhộn và năng động.

3 - Quảng cáo ngoài trời

Nike thường sử dụng sự sáng tạo và đổi mới trong việc sử dụng không gian công cộng để truyền tải thông điệp của mình. Thông qua các poster, banner, billboard quảng cáo tại các địa điểm lớn như: sân vận động, trung tâm thương mại, quảng trường thời đại… Những cách thức này giúp Nike tận dụng không gian ngoài trời để tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với người tiêu dùng, truyền tải thông điệp của thương hiệu.

Điển hình là chiến dịch quảng bá OOH “Nike React: Run the World” khuyến khích mọi người vận động tại Thượng Hải - Trung Quốc. Chiến dịch sử dụng công nghệ Epic React với hình ảnh một người đàn ông đang chạy trên một quả cầu khổng lồ giữa trung tâm thành phố. Hiệu quả là trong 2h phát sóng trực tiếp đã thu hút hơn 2 triệu lượt xem trực tuyến và 104 triệu lượt nhắc đến chiến dịch này của Nike trên các trang mạng xã hội. 

Chiến dịch quảng bá khuyến khích vận động ấn tượng tại Trung Quốc
Chiến dịch quảng bá khuyến khích vận động ấn tượng tại Trung Quốc

4 - Khuyến mãi

Nike thường thực hiện các chiến dịch khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng, tạo động lực và thúc đẩy hình mua sắm. Cụ thể:

  • Giảm giá và ưu đãi: Chương trình "Flash Sale", "Back to School Sale", "End of Season Sale" được áp dụng giảm giá cho một loạt sản phẩm, giúp kích thích hứng thú mua sắm.

  • Quà tặng kèm: Nike có thể cung cấp quà tặng kèm khi mua các sản phẩm cụ thể như balo, bao tay thể thao hoặc các phần thưởng khác.

  • Chương trình tích điểm và ưu đãi cho thành viên: Nike thường có chương trình thành viên hoặc ứng dụng di động để người dùng tích điểm khi mua sắm và sau đó đổi điểm thành ưu đãi hoặc quà tặng.

  • Giao hàng miễn phí: Nike có thể cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho đơn hàng vượt quá một mức giá nhất định hoặc cho các chương trình khuyến mãi cụ thể.

  • Khuyến mãi dành cho các nhóm đặc biệt: Áp dụng các chương trình khuyến mãi dành cho các nhóm đặc biệt như sinh viên, vận động viên trẻ, cựu chiến binh, và những người hoạt động thể thao đặc biệt.

Những chiến lược MARKETING đỉnh cao giúp NIKE luôn là thương hiệu trong tâm trí khách hàng

4. Bài học kinh nghiệm từ chiến lược Marketing của Nike

Chiến lược Marketing của Nike là một nguồn cảm hứng và học hỏi quý báu cho mọi doanh nghiệp. Thương hiệu này đã thành công trong việc xây dựng một cộng đồng người hâm mộ sẵn sàng theo dõi, ủng hộ và đồng hành với họ trên hành trình của thể thao và cuộc sống. 

4.1. Bán phong cách, triết lý sống chứ không bán sản phẩm

Thay vì chỉ tập trung vào việc sản phẩm, Nike đã xây dựng một thương hiệu đầy sự đam mê, quyết tâm và tinh thần thể thao với phong cách triết lý sống ấn tượng. Những câu chuyện về những người vượt qua khó khăn để đạt được thành công và thông điệp "Just Do It" của Nike đã tạo ra một tinh thần cộng đồng mạnh mẽ. Họ không chỉ đưa ra sản phẩm mà còn cung cấp một lối sống, một phương pháp để các cá nhân thể hiện bản thân và vượt qua mọi thách thức.

Trong 4 cấp độ xây dựng thương hiệu, việc mang đến phong cách và triết lý sống sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh thời trang dễ dàng sở hữu tệp khách hàng trung thành. Nhờ đó, doanh nghiệp không mất nhiều chi phí và thời gian làm Marketing để giữ chân những khách hàng tiềm năng.

 

Nike chú trọng vào truyền tải triết lý sống thay vì tập trung quảng bá cho sản phẩm
Nike chú trọng vào truyền tải triết lý sống thay vì tập trung quảng bá cho sản phẩm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC MARKETING HBR

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

4.2. Định vị tốt để phát triển bền vững

Nike đã chứng minh rằng, việc biết rõ mình là ai và tập trung vào lĩnh vực độc đáo của mình giúp doanh nghiệp này tương tác mạnh mẽ với khách hàng và xây dựng một vị trí vững chắc trong tâm trí của họ. Từ việc tài trợ cho các vận động viên hàng đầu cho đến việc thúc đẩy văn hóa thể thao đa dạng, Nike đã thể hiện sự định vị tốt của mình và đó đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của tập đoàn.

Định vị thương hiệu ở đâu trong thị trường cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng kinh doanh và có chiến lược kinh doanh. chiến lược Marketing phù hợp. Nhờ đó, thương hiệu doanh nghiệp sẽ nhanh chóng để lại ấn tượng với người tiêu dùng.

 

Tập đoàn Nike hướng tới chiến lược định vị thương hiệu mạnh mẽ để phát triển bền vững
Tập đoàn Nike hướng tới chiến lược định vị thương hiệu mạnh mẽ để phát triển bền vững

4.3. Vận dụng tối đa truyền thông mạng xã hội

Bài học quý báu từ Nike là cách khéo léo vận dụng truyền thông mạng xã hội để xây dựng một cộng đồng tương tác mạnh mẽ. Nike biết cân nhắc cách sử dụng mỗi nền tảng mạng xã hội một cách thích hợp. Họ đã tận dụng sức mạnh của mỗi nền tảng để truyền tải thông điệp thương hiệu một cách hiệu quả. Chẳng hạn, họ sử dụng Instagram để chia sẻ hình ảnh thú vị và tương tác với những người yêu thích thời trang thể thao. Trong khi trên Twitter, họ thường đăng những thông điệp ngắn gọn, đầy cảm hứng.

Hiểu nền tảng để tận dụng tối đa tính năng truyền thông mạnh mẽ
Hiểu nền tảng để tận dụng tối đa tính năng truyền thông mạnh mẽ

5. Kết luận

Chiến lược Marketing của Nike là một bài học quý giá về cách xây dựng và phát triển một thương hiệu hàng đầu thông qua việc tập trung vào phong cách sống, triết lý thể thao. Bằng cách kết hợp sự đổi mới không ngừng, liên tục đổi mới công nghệ và sáng tạo nội dung tương tác trên mạng xã hội. Nike đã chứng minh rằng việc không chỉ bán sản phẩm mà còn bán phong cách, tinh thần và giá trị độc đáo có thể tạo nên sự thành công và sự tương tác mạnh mẽ với khách hàng.

Qua những phân tích chi tiết, Trường Doanh Nhân HBR mong rằng các doanh nghiệp Việt sẽ đút kết cho mình những bài học quý giá từ chiến lược marketing của Nike nhé.

Thông tin tác giả
Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger