Trường doanh nhân HBR ×

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA GRAB - YẾU TỐ NÀO ĐỂ NHANH CHÓNG CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG

Nội dung [Hiện]

Chiến lược Marketing của Grab đã giúp doanh nghiệp này trở thành một trong những “ông lớn” trong lĩnh vực xe ôm, xe taxi, giao đồ ăn công nghệ ở thị trường Đông Nam Á. Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR khám phá cách làm Marketing của Grab trong những năm gần đây nhé. 

1. Giới thiệu tổng quan về Grab

Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi.Grab đã phát triển mạnh mẽ tại 8 quốc gia và 195 thành phố trong khu vực Đông Nam Á, với hơn 90 triệu thiết bị cài đặt ứng dụng di động và hơn 5 triệu người sử dụng hàng ngày. 

Ban đầu, khi mới vừa gia nhập thị trường Việt Nam, Grab chỉ có các dịch vụ cơ bản như: GrabBike, GrabCar, GrabTaxi… Kể từ năm 2017, các dịch vụ mới ra đời như GrabExpress, GrabFood và gần đây là GrabHour.

Tầm nhìn của Grab là xây dựng một hệ sinh thái công nghệ thông minh và bền vững, cung cấp các dịch vụ di chuyển và cuộc sống hàng ngày cho mọi người trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Grab cũng đặt ra sứ mệnh của mình là giúp mọi người di chuyển an toàn, tiện lợi và đạt được mục tiêu hàng ngày. 

Khách hàng mục tiêu của Grab là mọi người trong cộng đồng Đông Nam Á, bao gồm cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp. Grab định hướng dịch vụ của mình cho các nhóm khách hàng khác nhau, như người đi làm, sinh viên, du khách, gia đình và người già. Họ cung cấp các giải pháp di chuyển linh hoạt và đa dạng để đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng trong khu vực.

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA GRAB - YẾU TỐ NÀO ĐỂ NHANH CHÓNG CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG

Tầm nhìn, sứ mệnh, khách hàng mục tiêu của Grab

Từ việc phân tích mô hình SWOT của Grab cho thấy công ty này có các yếu tố mạnh mẽ như hệ sinh thái công nghệ toàn diện và sự phát triển nhanh chóng tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, Chiến lược Marketing của Grab cũng đối mặt với các thách thức từ đối thủ cạnh tranh và cần tận dụng cơ hội trong việc mở rộng dịch vụ và tăng cường hiện diện trong lĩnh vực giao hàng và đặt thức ăn.

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA GRAB - YẾU TỐ NÀO ĐỂ NHANH CHÓNG CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG

Mô hình SWOT của Grab

XEM THÊM: LỰA CHỌN HƠN NỖ LỰC - CHIẾN LƯỢC KINH DOANH KHÔN NGOAN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Grab tại Việt Nam

Chiến lược Marketing của Grab dựa trên mô hình Marketing Mix 4P. Grab tập trung vào việc cung cấp dịch vụ đặt xe online tiện lợi và nhanh chóng, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí. Theo dõi tiếp bài viết để hiểu cách Grab thực hiện chiến lược Marketing 4P. 

XEM THÊM: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

XEM THÊM: 8 NGUYÊN TẮC MARKETING NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

2.1. Chiến lược Marketing của Grab về sản phẩm

Đối với chiến lược Marketing của Grab về sản phẩm, Grab đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình.

1 - Cung cấp nhiều dịch vụ

Một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng nhanh chóng của Grab là quá trình phát triển sản phẩm. Grab cung cấp một loạt dịch vụ đa dạng như GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress và gần đây là GrabShare. Sản phẩm của Grab đã đạt được chứng nhận chất lượng ISO 9001:2015. Thương hiệu Grab không ngừng phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Đặc biệt, dịch vụ giao hàng GrabExpress là một sản phẩm duy nhất của Grab mà Uber không có. Grab luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng và tạo sản phẩm điều chỉnh phù hợp với tình hình địa phương.

  • GrabBike: Dịch vụ đặt xe máy, giúp khách hàng di chuyển nhanh chóng và an toàn. Hiện GrabBike còn có dịch vụ GrabBike Premium – đặt xe máy cao cấp với nhiều dòng xe cao cấp.

  • GrabShare: Dịch vụ đi chung xe GrabShare cho phép khách hàng chia sẻ chuyến xe với hành khách khác có cùng hướng đi, tiết kiệm chi phí lên đến 30% so với dịch vụ GrabCar thông thường. 

  • GrabCar: Dịch vụ đặt xe hơi riêng, giúp khách hàng di chuyển tiện lợi, thoải mái với giá cước biết trước. Khách hàng có thể tùy chọn GrabCar 4 chỗ hoặc GrabCar 7 chỗ tùy theo nhu cầu đi lại.

  • GrabTaxi: Dịch vụ đặt xe Taxi (4 hoặc 7 chỗ tùy theo nhu cầu), giá cước GrabTaxi được tính theo đồng hồ trên xe.

  • GrabExpress: Dịch vụ giao hàng bằng xe máy của Grab. GrabExpress có mặt tại Hà Nội và Tp.HCM, giúp khách hàng giao nhận hàng dễ dàng và thuận tiện.

“Không quan trọng thứ bạn mang đến là gì, nó nhất thiết phải triệt để giải quyết được vấn đề của thị trường nếu muốn gặt hái thành công. Cách duy nhất để nhận biết được vấn đề ấy là thông qua việc lắng nghe khách hàng của mình”.

Jerald Singh – Giám đốc sản phẩm của Grab

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA GRAB - YẾU TỐ NÀO ĐỂ NHANH CHÓNG CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG

Danh mục dịch vụ của Grab đa dạng đáp ứng nhu cầu người dùng

XEM THÊM: 6 TIÊU CHÍ VÀNG KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

2 - Phương thức thanh toán đa dạng

Bên cạnh cung cấp đa dạng lựa chọn phương tiện di chuyển, Grab cũng cung cấp đa dạng các dịch vụ thanh toán như:

  • Tiền mặt.

  • GrabPay: Phương thức thanh toán chuyến đi bằng thẻ Credit hoặc Debit Quốc tế. Khách hàng chỉ cần nhập thông tin thẻ 1 lần duy nhất, thoải mái đi lại với nhiều ưu đãi hấp dẫn. 

  • GrabPay Credits: Phương thức nạp thêm phí vào tài khoản trên ứng dụng Grab (tương tự hình thức nạp thẻ điện thoại), giúp tối ưu hóa việc thanh toán cho các khách hàng chưa có thẻ tín dụng và không cần dùng tiền mặt.

3 - Giao diện dễ dùng

Ứng dụng Grab được thiết kế với giao diện người dùng thân thiện, dễ sử dụng và trực quan. Điều này giúp người dùng dễ dàng đặt xe, chọn dịch vụ và quản lý các giao dịch một cách thuận tiện.

4 - Cập nhật nhiều tính năng mới trong đại dịch

Vào ngày 6 tháng 4 năm 2020, Grab đã công bố triển khai nhiều giải pháp mới nhằm ủng hộ cộng đồng trong việc chống dịch COVID-19 tại Việt Nam trong chiến lược Marketing của Grab. Các giải pháp này bao gồm cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến thông qua GrabMart và GrabAssistant, cải thiện trải nghiệm đặt món ăn với dịch vụ GrabFood, và mang đến gói tiết kiệm Grab-From-Home với nhiều ưu đãi hơn cho khách hàng trong thời gian ở nhà. Grab tiếp tục thực hiện sứ mệnh "Grab Vì Cộng Đồng" và tập trung vào mục tiêu "An toàn hơn mỗi ngày" (Safer Everyday) trong việc đối phó với tình hình dịch bệnh.

  • Triển khai dịch vụ GrabMart: Dịch vụ GrabMart cho phép người dùng tìm kiếm và chọn mua các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, trái cây tươi, thức uống đóng chai, rau củ quả từ các đối tác liên kết là các cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị. 

  • Triển khai dịch vụ GrabAssistant: GrabAssistant là dịch vụ mua hộ hàng hóa, cho phép người dùng đặt mua một số sản phẩm, vật dụng tại các cửa hàng không liên kết với GrabMart thông qua giải pháp giao nhận của Grab.

Trong giai đoạn phải hạn chế di chuyển vì dịch bệnh, GrabAssistant và GrabMart sẽ mang đến cho người dùng thêm nhiều tiện ích mua sắm an toàn, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hằng ngày. 

“Tại Grab, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mọi người dùng trên nền tảng. Trong giai đoạn vàng chống dịch hiện nay, công nghệ sẽ là một nguồn lực mạnh mẽ để Grab chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. Đó là lý do chúng tôi đang nỗ lực hơn mỗi ngày để không ngừng cập nhật và mở rộng các tính năng, giải pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 lên cuộc sống của đối tác tài xế và đối tác nhà hàng, hướng đến sứ mệnh Grab Vì Cộng Đồng”.

Nguyễn Thái Hải Vân - Giám đốc Điều hành, Grab Việt Nam

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA GRAB - YẾU TỐ NÀO ĐỂ NHANH CHÓNG CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG

Trong thời kỳ dịch bệnh GrabMart và GrabAssitant nhận được nhiều sự đón nhận

XEM THÊM: 8 NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN SẢN PHẨM TRONG KINH DOANH

2.2. Chiến lược Marketing của Grab về giá

Đối với chiến lược Marketing của Grab về giá, Grab áp dụng chiến lược giá linh hoạt, công khai. Chiến lược giúp tạo ra sự minh bạch và tin cậy đối với người dùng. Người dùng có thể quyết định liệu họ có muốn tiếp tục với việc đặt xe hay chờ đến khi giá cước trở nên rẻ hơn.

Giá cước của các dịch vụ Grab như GrabCar, GrabBike, GrabTaxi và GrabExpress được tính toán dựa trên các yếu tố như: khoảng cách, thời gian, loại dịch vụ và yêu cầu đặc biệt. Grab thông báo giá trước cho khách hàng, giúp họ biết trước mức giá và đảm bảo sự minh bạch trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Chiến lược giá linh hoạt và công khai giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng về mức giá và lựa chọn dịch vụ phù hợp với ngân sách của họ. Các chương trình giá ưu đãi dành cho khách hàng mới giúp họ tiết kiệm chi phí ban đầu và trải nghiệm các dịch vụ của Grab một cách hấp dẫn.

"Sự minh bạch không chỉ là một giá trị đạo đức, mà còn là một lợi thế cạnh tranh vượt trội cho doanh nghiệp."

XEM THÊM: XÁC ĐỊNH NGÂN SÁCH MARKETING CHO SẢN PHẨM MỚI

2.3. Chiến lược Marketing của Grab về hệ thống phân phối

Chiến lược Marketing của Grab về hệ thống phân phối đó là xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp và đa dạng. Grab có hệ thống phân phối khá đa dạng, bao gồm cả hình thức trực tiếp và hình thức gián tiếp. 

  • Hình thức phân phối trực tiếp: Đối với hệ thống phân phối trực tiếp, khách hàng chỉ cần có điện thoại kết nối internet là có thể thoải mái sử dụng mọi dịch vụ của Grab. 

  • Hình thức phân phối gián tiếp: Ngoài ra, Grab phân phối dịch vụ gián tiếp qua các đối tác tài xế của mình. Thật không khó khi bắt gặp những tài xế với chiếc áo xanh quen thuộc trên đường phố, ở những trung tâm thương mại, khu vui chơi, nói không ngoa khi Grab phủ sóng ở khắp mọi nơi, trên nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Hiện nay Grab có gần 10.000 tài xế trên toàn quốc nhằm phục vụ nhu cầu của người dân.

Grab cũng xem xét kỹ lưỡng số liệu thống kê lịch sử chở khách của mình, tìm ra các lộ trình, điểm đi, điểm đến có đông khách hàng gọi xe nhất. Từ đó, hãng sẽ thông báo, gợi ý các tài xế di chuyển về khu vực chính cho hành khách. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ lệnh đặt xe, giảm tỷ lệ hủy đặt, tiết kiệm thời gian di chuyển cho tài xế và tăng sự hài lòng của khách hàng.

XEM THÊM: BÍ QUYẾT SETUP PHÒNG MARKETING TỪ A - Z CHO CHỦ DOANH NGHIỆP

2.4. Chiến lược Marketing của Grab về xúc tiến thương mại

Đối với chiến lược Marketing của Grab về xúc tiến hỗn hợp (Promotion), Grab tập trung triển khai các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và tận dụng mạng xã hội (social media marketing) để thu hút khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.

1 - Chiến dịch quảng cáo 

60% khách hàng sử dụng dịch vụ của Grab là đối tượng trẻ có độ tuổi từ 18 - 35, là những người nhạy bén với công nghệ và thiết bị di động thông minh. Vì vậy, những chiến dịch quảng cáo của Grab đa phần mang màu sắc trẻ trung năng động, bắt trend và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong đó Grab gây được tiếng vang lớn nhất với chiến dịch “Đừng bỏ bữa”.

GrabFood l Đừng bỏ bữa

Video đã nhận được 18 triệu lượt xem và 28 nghìn lượt thích trên nền tảng Youtube

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Năm 2019, GrabFood đã tung video “Đừng bỏ bữa” như một lời dặn dò nhẹ nhàng nhưng thật ấm lòng về giá trị và ý nghĩa của những bữa ăn – cũng là lời hứa chăm sóc khách hàng tận tình của thương hiệu này.

Chiến dịch quảng cáo của Grab có tên "Đừng bỏ bữa" tập trung vào giá trị và ý nghĩa của những bữa ăn. Qua video clip, GrabFood truyền tải thông điệp về tình yêu và quan tâm đến khách hàng, đồng thời cam kết đem đến những bữa ăn chất lượng và đúng lúc cho mọi người. Chiến dịch này tạo được cảm động và gợi nhớ đến những lúc được quan tâm bởi những người thân yêu, mang đến niềm vui và an ủi cho những người bận rộn trong cuộc sống hiện đại. GrabFood trở thành biểu tượng của sự ân cần và chăm sóc, mang đến những bữa ăn ngon lành cho khách hàng.

2 - Tận dụng mạng xã hội

Hiểu được độ hot của Rap Việt trên mạng xã hội, Grab kết hợp Rapper Suboi trong chiến dịch “Grab liên hoàn Deal”. Đây thực sự là chiến dịch bùng nổ đúng thời điểm vì đã mang lại thông điệp được khai thác một cách hiệu quả từ nhu cầu cũng như thói quen của thế hệ trẻ – thế hệ thích làm những điều mình thích, mạnh mẽ thể hiện cá tính của mình. 

Tận dụng được sức nóng mà chương trình về Rap đang được bàn luận thường xuyên, Grab đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng và tung ra một chiến dịch thực sự đúng đắn. TVC quảng cáo của Grab liên hoàn Deal x Suboi đã nhận được 67,8K lượt like và 1,6K bình luận trên nền tảng Facebook.

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA GRAB - YẾU TỐ NÀO ĐỂ NHANH CHÓNG CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG

Chiến dịch Grab liên hoàn Deal x Suboi

3 - Tận dụng thông báo của ứng dụng

Grab sử dụng thông báo trong ứng dụng di động để thông báo về các ưu đãi, khuyến mãi và thông tin quan trọng khác đến khách hàng. Thông qua việc gửi thông báo trực tiếp tới điện thoại di động của người dùng, Grab tạo ra sự chủ động và tăng khả năng tiếp cận với thông tin mới nhất về sản phẩm và dịch vụ của họ.

Trong 5 năm nay, Grab chiếm lĩnh thị trường xe ôm/ taxi công nghệ. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam hiện nay đã xuất hiện Xanh SM - đối thủ “đáng gờm” của Grab. Xanh SM của Vingroup đang tiếp tục xâm nhập thị trường taxi công nghệ và nhận được phản hồi tích cực từ người dùng. Xanh SM sử dụng xe điện làm phương tiện chủ đạo, đây là một điểm độc quyền và khác biệt so với dịch vụ taxi truyền thống và Grab. 

Xe điện Xanh SM mang đến trải nghiệm di chuyển êm ái, không thải khói bụi, thân thiện với xu hướng sống xanh hiện nay. Bên cạnh đó, Xanh SM còn áp dụng chiến lược giá rẻ hơn và cung cấp các gói dịch vụ linh hoạt giúp thương hiệu này nhanh chóng thu hút khách hàng và tạo ra sự cạnh tranh với Grab.

Để giữ vững vị trí Top 1 Grab cần không ngừng thay đổi để đáp ứng và thích nghi. Grab cần tập trung vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ để duy trì và tăng cường lòng tin của khách hàng. Điều này bao gồm việc đảm bảo an toàn và đúng giờ, tăng cường đào tạo tài xế và cải thiện trải nghiệm người dùng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, Grab có thể tăng cường dịch vụ giao hàng, dịch vụ cho người khuyết tật, hoặc mở rộng vào các lĩnh vực khác như du lịch và chăm sóc sức khỏe để tối ưu hóa lợi nhuận.

Bài học kinh doanh cho doanh nghiệp Việt qua cuộc đại chiến với Grab và GoViet

XEM THÊM: 4 CẤP ĐỘ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRONG MARKETING

Trên đây là những phân tích chi tiết về chiến lược Marketing của Grab. Mong rằng các nhà quản trị sẽ rút ra được những bài học đáng quý và áp dụng vào công cuộc xây dựng chiến lượng Marketing của doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger