Trường doanh nhân HBR ×

AFFILIATE MARKETING LÀ GÌ? CÁCH LÀM HIỆU QUẢ CHO CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP

Nội dung [Hiện]

Affiliate Marketing là một khái niệm khá quen thuộc trong lĩnh vực Marketing hiện nay. Đây là hình thức tiếp thị liên kết nhanh chóng du nhập vào thị trường Việt Nam và trở thành cơn bão cho các doanh nghiệp và cá nhân. Vậy Affiliate Marketing là gì và đâu là cách triển khai hiệu quả cho các cá nhân, doanh nghiệp? Cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Affiliate Marketing là gì? 

Nhiều người thắc mắc Affiliate Marketing là gì? Affiliate Marketing - tiếp thị liên kết là một mô hình quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thông qua các nhà phân phối bằng hệ thống link liên kết. Cụ thể, các nhà phân phối (Publisher) sẽ quảng bá, tiếp thị và thu hút khách hàng mua hàng, sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp (Advertiser). Từ đó, các nhà phân phối sẽ nhận được mức hoa hồng tương ứng đã thỏa thuận với các đơn hàng thành công. Nói một cách đơn giản nhất, Affiliate Marketing giống mô hình cộng tác viên bán hàng online và nhận chiết khấu %

Hiện nay Affiliate Marketing đang bùng nổ và đạt được những con số biết nói trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo báo cáo của Accesstrade trong “Vietnam Affiliate Report 2022”, chi tiêu toàn cầu cho lĩnh vực Affiliate Marketing năm 2022 rơi vào khoảng 13 tỷ USD và ước tính sẽ tăng lên 15,7 tỷ USD vào năm 2024. 

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như hiện tại, quy mô thị trường Affiliate Marketing toàn cầu sẽ đạt khoảng 27,8 tỷ USD vào năm 2027. Trong số đó, Mỹ là quốc gia chiếm khoảng 49% thị phần toàn cầu Affiliate Marketing. Anh chiếm 15% và Đức 11%. 

Affiliate Marketing với thế mạnh tối ưu ngân sách và hiệu quả, đã góp 10% - 50% tổng ngân sách và hàng hóa trên kênh bán hàng online, có khoảng 30 triệu đơn hàng/ tháng. Những con số trên chính là minh chứng cho hiệu quả của Affiliate Marketing và là lý do mà các doanh nghiệp nên triển khai Affiliate Marketing sớm. 

Affiliate Marketing là một mô hình quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thông qua các nhà phân phối bằng hệ thống link liên kết
Khái niệm về Affiliate Marketing

2. Các thành phần tạo nên Affiliate Marketing là gì?

Có 5 thành phần chính cấu tạo nên chiến dịch Affiliate Marketing đó là: 

  • Nhà cung cấp (Merchant): Nhà cung cấp ở đây là các doanh nghiệp, công ty hoặc cá nhân kinh doanh độc lập.
  • Nhà phân phối (Publisher): Nhà phân phối chính là người tiếp thị - người làm cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Publisher có thể là cá nhân (Blogger, TikToker, Influence…), các đại lý, siêu thị, trung tâm thương mại.
  • Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network): Nền tảng tiếp thị liên kết được biết là nơi trung gian, kết nối publishers và nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể, nền tảng là nơi cung cấp nền tảng kỹ thuật số như banner, link tiếp thị, có chức năng theo dõi, đánh giá, giải quyết các vấn đề tranh chấp và thanh toán hoa hồng cho publisher. 
  • Khách hàng (Consumers): Khách hàng chính là đối tượng mà doanh nghiệp và người tiếp thị hướng đến. Họ là những người trực tiếp mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Và những đơn hàng thành công được bán cho họ là căn cứ để Publisher thu về hoa hồng. 
  • Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program): Các chương trình tiếp thị liên kết là các chính sách cho chiến dịch tiếp thị liên kết mà nhà phân phối quy định. Nhà phân phối có thể là người quản lý trực tiếp chương trình hoặc có thể sử dụng đối tác thứ 3 quản lý chính sách chương trình đó. 
Có 5 yếu tố tạo nên Affiliate Marketing: nhà cung cấp, nhà phân phối, nền tảng tiếp thị, khách hàng, chương trình tiếp thị
 5 yếu tố tạo nên Affiliate Marketing

 >>> XEM THÊM: AFFILIATE MARKETING LÀ GÌ? TỔNG HỢP KIẾN THỨC CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

3. TOP 11 hình thức của Affiliate Marketing phổ biến tại Việt Nam 

Hình thức của Affiliate Marketing là gì? Dưới đây là tổng hợp top 11 hình thức của Affiliate Marketing mà các doanh nghiệp, cá nhân nên nắm được để có thể thực hiện chiến dịch thành công.

3.1. Hình thức Product Launch

Product Launch - PL là sản phẩm khởi chạy, là dạng sản phẩm mới ra mắt, chưa có nhiều thông tin đánh giá từ người dùng trước đó. Với dạng sản phẩm này, các nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ ưu ái hơn trong việc marketing. Và mức hoa hồng chi trả cho các sản phẩm này có thể lên đến 100%. PL thường có 2 loại là Physical Product - sản phẩm vật lý và Digital Product - sản phẩm số. 

Để có thể triển khai thành công hình thức này, các doanh nghiệp cần chia làm 3 bước: Prep - launch, Launch và Post - Launch. Ở cả 3 bước này, doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiếp thị liên kết sản phẩm với các hoạt động sau:

  • Pre - launch: Triển khai tiếp thị liên kết nhằm tạo thương hiệu, đánh vào sự tò mò của khách hàng trước khi ra mắt sản phẩm. Có thể triển khai dạng pre-order (đặt hàng trước) để xác định mức độ quan tâm của khách hàng.
  • Lauch: Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp hợp tác với nhà phân phối lên các video, bài viết chia sẻ trải nghiệm sản phẩm, tăng sự thu hút và tăng tỷ lệ chuyển đổi. 
  • Post - launch: Duy trì tính tương tác và số lượng đơn hàng, tiếp tục đẩy mạnh kênh tiếp thị liên kết. 
Product Launch - PL là sản phẩm khởi chạy, là dạng sản phẩm mới ra mắt, chưa có nhiều thông tin đánh giá từ người dùng trước đó
 Product Launch là sản phẩm khởi chạy, là dạng sản phẩm mới ra mắt

3.2. Hình thức Authority Site

Authority site là website có nội dung cung cấp chuyên sâu về 1 lĩnh vực cụ thể nào đó ví dụ như: làm đẹp, công nghệ, ẩm thực… và phải đảm bảo nội dung đáng tin cậy, có kiểm chứng chuyên gia. Một authority site có thể kiếm được vài trăm USD thậm chí là hàng nghìn USD mỗi tháng bằng hình thức tiếp thị liên kết.

  • Để triển khai hình thức này, bước đầu tiên đó là các nhà tiếp thị sở hữu 1 website uy tín.
  • Tiếp theo là tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm và nền tảng tiếp thị để lấy link tiếp thị.
  • Cuối cùng là đặt link giới thiệu sản phẩm phù hợp, tương ứng vào các bài viết trên website. 

Đối với phía doanh nghiệp, nên tìm kiếm các website uy tín, phù hợp với ngách sản phẩm của công ty để hợp tác hình thức tiếp thị bằng những chính sách tốt. Chắc chắn hình thức này sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều tăng trưởng mà không quá khó để quản lý. 

Authority site là website có nội dung cung cấp chuyên sâu về 1 lĩnh vực cụ thể nào đó
Authority site là website có nội dung cung cấp chuyên sâu về 1 lĩnh vực cụ thể nào đó

3.3. Hình thức Niche Site

Niche site là dạng website có nội dung cụ thể hoặc 1 sản phẩm cụ thể có giá trị và thu hút người dùng. Nói cách dễ hiểu hơn đó là nội dung mà niche site hướng tới sẽ cụ thể hơn authority site. Ví dụ: authority site chia sẻ nội dung review điện thoại thì niche site cung cấp nội dung review điện thoại Iphone. 

Để triển khai niche site hiệu quả, các nhà phân phối cũng như nhà cung cấp cần tập trung vào xây dựng nội dung trên website thật chỉn chu và chi tiết. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm những publisher chuyên cung cấp kiến thức sát với ngách sản phẩm của mình để hợp tác làm chiến dịch tiếp thị. Cách thức thực hiện khá đơn giản đó là làm việc, đưa ra chính sách tiếp thị sau đó sẽ dựa vào những đơn hàng thành công để chi trả hoa hồng. 

Với đối tượng publisher, nên lựa chọn các nền tảng, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm uy tín để review và hợp tác tiếp thị. Như vậy sẽ tăng độ uy tín của chính họ trong quá trình chạy chiến dịch quảng cáo. Đồng thời cũng sẽ nhận được mức hoa hồng tương xứng.

Nội dung mà niche site hướng tới sẽ cụ thể hơn authority site
Nội dung mà niche site hướng tới sẽ cụ thể hơn authority site

3.4. Hình thức CPC

CPC là Cost per Click, đây được biết đến là hình thức mà các doanh nghiệp trả tiền cho mỗi lượt khách hàng bấm vào quảng cáo. Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ chi trả tiền cho publisher dựa trên mỗi lượt click vào link mua hàng (chỉ click chưa cần hành vi mua hay hoàn thành đơn hàng). Đây là hình thức tiếp thị liên kết khá dễ tuy nhiên lại nên hạn chế áp dụng bởi rất dễ gian lận. Vì thế, các nhà cung cấp, doanh nghiệp nên hạn chế hình thức này. 

Ảnh minh họa
CPC là doanh nghiệp trả tiền cho mỗi lượt khách hàng bấm vào quảng cáo

3.5. Hình thức CPO

Hình thức CPO là cách tính hoa hồng dựa trên giá trị của mỗi đơn hàng (cho dù đơn hàng được hoàn trả lại thì Publisher vẫn được nhận hoa hồng). Đây là hình thức tiếp thị bền vững và hiện đại. Nhìn chung, nó khá giống với CPC tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở thời gian chi trả hoa hồng cho publisher và quy định về trạng thái 1 đơn hàng hoàn thành. 

Cách triển khai hình thức này tương tự CPC đó là: các doanh nghiệp tạo chiến dịch, publisher chạy chiến dịch và doanh nghiệp thanh toán hoa hồng cho publisher, hoa hồng sẽ là % giá trị đơn hàng mà doanh nghiệp quy định. Publisher sẽ được nhận toàn bộ hoa hồng cho dù đơn hàng giao thành công hay không. 

Hình thức CPO là cách tính hoa hồng dựa trên giá trị của mỗi đơn hàng
Hình thức CPO là cách tính hoa hồng dựa trên giá trị của mỗi đơn hàng

3.6. Hình thức CPL

CPL là hình thức doanh nghiệp chi trả hoa hồng cho publisher để thu thập tệp khách hàng tiềm năng. Cụ thể là, mỗi lượt khách hàng điền form, thực hiện khảo sát… thì publisher sẽ nhận được khoản hoa hồng theo quy định của chiến dịch mà doanh nghiệp đề ra. Cách thức hoạt động tương tự CPC, CPO, chỉ khác biệt ở chỗ kết quả mà doanh nghiệp nhận về. 

Hình thức này tuy không đem lại hiệu quả chuyển đổi ngay tức thì tuy nhiên lại giúp doanh nghiệp nắm được thông tin tệp khách hàng tiềm năng để triển khai chiến dịch quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn trong tương lai.

CPL là hình thức doanh nghiệp chi trả hoa hồng cho publisher để thu thập tệp khách hàng tiềm năng.
CPL là hình thức doanh nghiệp chi trả hoa hồng cho publisher để thu thập tệp khách hàng tiềm năng.

3.7. Hình thức CPI

CPI - Cost per Install là hình thức thanh toán theo lượt cài đặt. Đây là hình thức tiếp thị liên kết dành riêng cho ngách sản phẩm số cụ thể là các ứng dụng cài đặt trên các thiết bị thông minh. 

Hình thức triển khai cũng thông qua các bước: tạo chiến dịch, publisher triển khai và doanh nghiệp thanh toán hoa hồng cho publisher dựa trên những lượt tải thành công. 

Để có thể thu về lợi nhuận cao với hình thức CPI, các doanh nghiệp nên lựa chọn kết hợp với các publisher uy tín, đúng ngách sản phẩm ứng dụng công nghệ. Đồng thời nên có những chính sách rõ ràng cho trường hợp lượt tải và lượt dùng ảo. 

CPI - Cost per Install là hình thức thanh toán theo lượt cài đặt
CPI - Cost per Install là hình thức thanh toán theo lượt cài đặt

3.8. Hình thức CPS

CPS là Cost Per Sale, đây là chi phí doanh nghiệp phải trả cho publisher dựa trên 1 lượt mua hàng. Cụ thể, CPS là hình thức mà doanh nghiệp thanh toán cho nhà quảng cáo sau khi có khách hàng đặt hàng và hoàn thành 1 đơn hàng thành công. Cách thực hiện chiến dịch và quy trình, chính sách của CPS cũng tương tự CPC:

  • Doanh nghiệp quy định về chính sách chiến dịch.
  • Publisher quảng cáo sản phẩm và nhận hoa hồng từ nhà phân phối nếu có các đơn hàng thành công. 

3.9. Hình thức PPA

PPA là hình thức doanh nghiệp trả tiền cho publisher để thu về tệp khách hàng tiềm năng - Paid per action. Hình thức này cũng tương tự CPL. Cụ thể, mỗi thao tác đăng ký, điền bảng, để lại thông tin (email, số điện thoại) thông qua link tiếp thị, thì publisher sẽ được nhận 1 khoản hoa hồng tương ứng. 

Cách thức thực hiện hình thức này cũng tương ứng các bước: doanh nghiệp tạo chiến dịch, kết nối publisher phù hợp. Sau khi publisher chạy chiến dịch thành công, doanh nghiệp sẽ thanh toán hoa hồng dựa trên các lượt thông tin nhận về. 

Các doanh nghiệp nên chú ý đến chính sách quy định về 1 lượt thông tin chất lượng để tránh trường hợp spam nhé!

3.10. Hình thức PPC

PPC là hình thức trả tiền cho mỗi lượt click vào quảng cáo - pay per click. Để chạy chiến dịch tiếp thị bằng hình thức này thành công, các doanh nghiệp cũng như các publisher nên triển khai đa kênh: trên website, social, social media… 

Đặc biệt nên tập trung đầu tư vào nội dung quảng cáo, không chỉ tập trung kênh chữ mà còn phải phát triển, xây dựng kênh hình độc đáo, có sự thu hút và ấn tượng với người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên. 

Đặc biệt nên hướng đến dạng content video bởi hiệu quả chuyển đổi rất cao. Theo các nghiên cứu gần đây nhất, một landing page xây dựng theo hướng video đã giúp nâng tỷ lệ chuyển đổi đến 80%. Một email sẽ đạt 200% - 300% lượt click xem nếu như có video đính kèm. 

Vì thế khi chạy chiến dịch bằng hình thức PPC, hãy ưu tiên việc xây dựng nội dung thu hút, ấn tượng và bắt mắt nhé!

PPC là hình thức trả tiền cho mỗi lượt click vào quảng cáo - pay per click.
PPC là hình thức trả tiền cho mỗi lượt click vào quảng cáo - pay per click.

3.11. Hình thức CPQL

CPQL là Cost Per Qualified Lead, đây là hình thức các publisher nhận được hoa hồng khi khách hàng hoàn thành form đăng ký để thu thập thông tin theo các tiêu chí mà nhà cung cấp yêu cầu. 

Đây là hình thức tập trung nhiều vào chất lượng kết quả nhận được. Chính vì thế để triển khai thành công hình thức này, các doanh nghiệp nên nghiên cứu và cân nhắc kỹ các tiêu chí yêu cầu trong form để có thể dễ dàng đánh giá đâu là lượt thông tin đáp ứng tiêu chí và thanh toán tiền hoa hồng cho publisher. 

Mỗi hình thức Affiliate Marketing đều có những cách thức hoạt động riêng tuy nhiên nhìn chung không khác nhau quá nhiều. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu chi tiết từng hình thức sao cho phù hợp với ngách sản phẩm, kênh triển khai, ngân sách của công ty trước khi chạy chiến dịch Affiliate Marketing. 

Đồng thời các publisher cũng nên tìm hiểu kỹ về chính sách và hình thức tiếp thị của các chiến dịch trước khi thực hiện Affiliate Marketing nhé!

CPQL là Cost Per Qualified Lead, đây là hình thức các publisher nhận được hoa hồng khi khách hàng hoàn thành form đăng ký
CPQL là hình thức các publisher nhận được hoa hồng khi khách hàng hoàn thành form đăng ký

4. Làm sao để làm Affiliate Marketing thành công?

Giữa vô vàn chiến dịch Affiliate Marketing hiện nay, làm thế nào để thành công và khác biệt? Hãy cùng tìm hiểu 1 số bí quyết HBR chia sẻ dưới đây nhé!

4.1. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu

“Đừng bán thứ bạn có, hãy bán thứ họ cần”. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu sẽ giúp các doanh nghiệp và người tiếp thị sản phẩm có thể đi đúng hướng, cung cấp đúng sản phẩm mà khách hàng cần. 

Để hiểu được chân dung khách hàng, các doanh nghiệp và người tiếp thị sản phẩm có thể áp dụng hồ sơ khách hàng Canvas. Người làm Affiliate Marketing cần thấu hiểu những việc khách hàng cần làm, những nỗi đau và những lợi ích của khách hàng. Từ đó đưa ra sản phẩm/ dịch vụ giải quyết nỗi đau và thỏa mãn những mong muốn của khách hàng. 

Việc thấu hiểu khách hàng tiềm năng bằng cách phân tích sơ đồ Canvas sẽ giúp doanh nghiệp có mô hình kinh doanh hiệu quả, lý tưởng và bền vững. trong Affiliate Marketing, sẽ giúp các nhà tiếp thị tiếp cận, quảng cáo đúng người dùng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi cao. 

Thấu hiểu khách hàng bằng sơ đồ CANVAS
Thấu hiểu khách hàng bằng sơ đồ CANVAS

>>> XEM THÊM: MÔ HÌNH KINH DOANH CANVAS - BUSINESS MODEL CANVAS

4.2. Kiến thức về Digital Marketing

Để có thể thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả, các cá nhân và doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu kỹ thức sâu rộng về Digital Marketing. Các kiến thức liên quan đến Digital Marketing: R&D (Khả năng tự nghiên cứu), Strategic Planning (Lên kế hoạch chiến lược), Social Marketing, Data Analysis (Phân tích dữ liệu), Design (Kỹ năng thiết kế), Content Marketing…

Bên cạnh việc học kiến thức Marketing, chủ doanh nghiệp, trưởng phòng và chuyên viên Marketing cần thường xuyên nghiên cứu các chiến lược Marketing của các thương hiệu lớn. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC MARKETING HBR

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

Khoác học Xây dựng hệ thống Marketing chuyên nghiệp cung cấp 6 bước căn bản để lên chiến lược Marketing hoàn hảo, 16 Concept Viral Marketing hiệu quả, các mô hình và ma trận để xây dựng chiến lược Marketing chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, khóa học còn giúp doanh nghiệp xây dựng đề xuất giá trị cho khách hàng, nghiên cứu thị trường, lựa chọn mục tiêu và định vị thương hiệu qua mô hình STP…

4.3. Sản xuất nội dung sáng tạo, chất lượng trên đa nền tảng

“Content is King”. Dù quảng cáo sản phẩm gì, bằng hình thức nào thì nội dung vẫn luôn là điều quan trọng nhất cần đầu tư. Việc sản xuất nội dung sáng tạo, các doanh nghiệp có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tiếp thị sản phẩm thông qua nội dung mới mẻ, độc đáo sẽ giúp người tiếp thị nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

Đặc biệt, trong sự bùng nổ kỷ nguyên số hiện nay, để đạt hiệu quả quảng cáo cao, doanh nghiệp và cá nhân nên đầu tư phát triển quảng cáo trên nền tảng đa kênh như: blog, social media, video, infographic… 

Sản xuất nội dung sáng tạo, các doanh nghiệp có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi
Sản xuất nội dung sáng tạo, có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi

>>> XEM THÊM: CONTENT MARKETING LÀ GÌ? CÁCH TẠO CONTENT MARKETING HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

4.4. Trau dồi kiến thức và tư duy kinh doanh

Với tư duy kinh doanh đúng đắn, các doanh nghiệp sẽ thành công và phát triển bền vững hơn. Một số tư duy kinh doanh đúng đắn nên trau dồi đó là: tập trung vào sản phẩm, nhạy bén với nhu cầu người dùng, coi trọng yếu tố con người, khả năng ứng biến và đối mặt với rủi ro… 

4.5. Xác định nguồn traffic cho Affiliate link

Hiện nay có rất nhiều nền tảng triển khai Affiliate Marketing. Điều quan trọng làm nên sự thành công của chiến dịch Affiliate Marketing đó là xác định đúng nguồn traffic. Nguồn triển khai Affiliate Marketing phụ thuộc vào các yếu tố chính như: ngách sản phẩm, đối tượng khách hàng tiềm năng. 

Với các ngách sản phẩm về thời trang, giày dép và dụng cụ nấu ăn, nguồn traffic sẽ đổ về nhiều từ nền tảng Tiktok, Facebook Reel. Với các ngách sản phẩm về khóa học và sách, nguồn traffic chủ yếu sẽ là Blog website, Page review… 

Cả nhà phân phối và người tiếp thị nên tập trung nghiên cứu kỹ về tệp khách hàng, xu hướng tiếp nhận thông tin từ đó xác định đúng nguồn traffic phù hợp để triển khai affiliate marketing hiệu quả nhé!

Xác định nguồn traffic dựa trên đối tượng khách hàng, ngách sản phẩm
Xác định nguồn traffic dựa trên đối tượng khách hàng, ngách sản phẩm

4.6. Chọn Affiliate Network uy tín

Nền tảng Affiliate Marketing đang ngày càng nhiều và bài toán quan trọng đặt ra ở đây cho các publisher cũng như nhà phân phối đó là nền tảng Affiliate nào uy tín để triển khai. Một số nền tảng uy tín mà các doanh nghiệp và publisher có thể tham khảo đó là: 

  • Shoppe Affiliate: chính sách chiến dịch rõ ràng, % hoa hồng cao, đa dạng ngách sản phẩm. 
  • Accesstrade: chính sách chiến dịch rõ ràng, chọn lọc các chiến dịch uy tín, chất lượng, chính sách quyền lợi đảm bảo, ngách sản phẩm ở phân khúc cao.
  • Tik Tok Shop Affiliate: chính sách rõ ràng, mức % hoa hồng cao, khả năng tiếp cận khách hàng lớn vì mức độ viral khủng. 

Các doanh nghiệp, publisher cần chú ý đến các yếu tố quan trọng đó là: chất lượng nội dung, kênh triển khai, nền tảng triển khai, khách hàng mục tiêu khi lên kế hoạch và chạy bất cứ chiến dịch nào, không chỉ riêng Affiliate Marketing.

Lựa chọn nền tảng Affiliate Network uy tín là bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp và publisher
Lựa chọn nền tảng Affiliate Network uy tín là bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp và publisher

5. Kết luận

Trên đây là toàn bộ kiến thức về affiliate marketing là gì, cách triển khai hiệu quả và cách thức vận hành. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các nhà phân phối, doanh nghiệp và publisher thành công hơn trong chiến dịch affiliate marketing. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger