Trường doanh nhân HBR ×

TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Nội dung [Hiện]

Trong lĩnh vực kinh doanh, điều làm nên thành công của doanh nghiệp không phải là tiền mặt hay nhân tài mà là mô hình kinh doanh. Nói như vậy để khẳng định chắc chắn rằng, mô hình kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Mô hình càng dễ thì mang lại lợi nhuận càng thấp, mô hình càng làm càng dễ thì cũng nhanh sụp đổ.

1. Mô hình kinh doanh là gì?
 

Michael Lewis, định nghĩa trong cuốn sách The New, New Thing về mô hình kinh doanh như sau: “Mô hình kinh doanh là cách bạn lên kế hoạch để kiếm tiền.” Lợi nhuận chính là yếu tố quan trọng để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh không phù hợp, không hiệu quả sẽ không mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp => nhanh chóng phá sản.

2. Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh
 

Ý tưởng kinh doanh tốt, lãnh đạo doanh nghiệp giỏi nhưng sản phẩm doanh nghiệp vẫn chỉ tồn  tại có mặt trên thị trường trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân do đâu? Đừng tin những luận điệu chỉ cần doanh nghiệp tốt, sản phẩm tốt thì chẳng cần đến mô hình kinh doanh nữa. Cốt lõi của mô hình kinh doanh nằm ở 4 vấn đề:

- Đối tượng khách hàng của bạn là ai?

- Bạn giải quyết được vấn đề gì cho họ?

- Bạn sẽ giải quyết vấn đề cho khách hàng bằng cách nào?

- Thu phí như thế nào?

Các sản phẩm được ra đời nhằm giải quyết những nhu cầu của khách hàng và nó cũng được thay đổi và cải tiến nhằm giải quyết “nỗi đau” của khách hàng. Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng sản phẩm đầu tiên của mình phải là thứ khách hàng đang có nhu cầu nhất. Căn cứ vào phản ứng thị trường, doanh nghiệp phải điều chỉnh tính chất, đặc điểm của sản phẩm thậm chí vứt bỏ sản phẩm nếu thấy nó không phù hợp với thị hiếu khách hàng. Do vậy, bước đầu tiên xác định mô hình kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Mô hình kinh doanh của công ty đồ uống là thông qua đồ uống để kiếm tiền, công ty chuyển phát nhanh là thông qua chuyển phát nhanh để kiếm tiền. Nói thì đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm nó không hề đơn giản như bạn nghĩ. Đặc biệt với những startup trong giai đoạn khởi nghiệp gần như họ chưa thể hiểu rõ mô hình kinh doanh của mình là gì? Khi huy động vốn, nhiều startup trẻ thuyết trình đến nửa ngày vẫn không thể làm rõ được sản phẩm mà anh ta định kinh doanh là gì? Đối tượng khách hàng hướng tới là ai? Giải quyết vấn đề gì? Lợi nhuận thu được từ nguồn nào? Trả lời được 4 câu hỏi trên mô hình kinh doanh của bạn mới hình thành.

3. Thế nào là mô hình kinh doanh tốt?
 

“Mô hình kinh doanh là cách bạn lên kế hoạch để kiếm tiền”. Đương nhiên nếu kế hoạch tốt thì khâu thực thi sẽ dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Thông thường với mô hình kinh doanh dễ thì mang lại lợi nhuận thấp (vì ít rủi ro, không có nhiều đột phá, ai cũng có thể làm được), mô hình kinh doanh càng làm càng dễ thì sụp đổ cũng nhanh (vì quá nhiều doanh nghiệp áp dụng, nhu cầu khách hàng ngày càng ít). 

Để đánh giá một mô hình doanh tốt, bạn sẽ phải dựa vào những đặc điểm sau:

1. Sản phẩm đơn giản: sản phẩm càng đơn giản càng được khách hàng lựa chọn nhiều và phù hợp với nhiều đối tượng. Tìm hiểu nhu cầu mạnh nhất của người dùng để đưa ra những trải nghiệm đạt đến cực điểm.

2. Tiền đề đơn giản: Nghiệp vụ nếu phải có từ ba điều kiện trở lên làm tiền đề thì cơ bản nghiệp vụ ấy không thể làm được. Một kế hoạch kinh doanh quá phức tạp sẽ khó để thực thi.

3. Thuộc dạng sáng kiến một lần: Vẫn biết rằng sự sáng tạo và thay đổi trong kinh doanh là điều cần thiết. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh thay đổi liên tục sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh tốt chỉ cần sáng kiến một lần. Ví dụ như đóng một bộ phim. Lúc đầu bạn sẽ thu được rất nhiều tiền nhờ nó vì ý tưởng mới lạ, độc đáo. Nhưng, không thể đảm bảo được rằng phim tiếp theo sẽ kiếm được lợi nhuận như thế. Thành công hay thất bại quyết định ở sáng kiến lần tiếp theo. Chính bởi vậy, kiểu làm ăn này rủi ro rất lớn.

4. Có thể khuếch trương với giá thấp: Mô hình kinh doanh mà phải đầu tư khoản vốn lớn để khuếch trương thị trường có rủi ro rất cao.

5. Có ngưỡng số khách hàng có thể sinh lợi nhuận nhất định: Số khách hàng sinh lợi nhuận nhất định phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu và tiềm năng mà bạn khoanh vùng. Việc biến họ thành những khách hàng trung thành sẽ tạo ra “vùng an toàn” lợi nhuận cho bạn trong kinh doanh.

Mô hình kinh doanh mang tầm ảnh hưởng rất lớn quyết định doanh nghiệp có thể cạnh tranh với thị trường được hay không và xa hơn nữa tổ chức của bạn có thể trở thành “người chiến thắng” trên thương trường đầy khốc liệt này hay không?

 

 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

KINH DOANH THÀNH CÔNG VỚI LỰA CHỌN MÔ HÌNH KINH DOANH PHÙ HỢP VỚI SẢN PHẨM VÀ KHÁCH HÀNG

  • Khi khởi nghiệp, các nhà lãnh đạo/ quản lý doanh nghiệp thường dành nhiều công sức để phát triển sản phẩm/dịch vụ hay hệ thống Marketing & Bán hàng mà ít quan tâm đến vấn đề cốt lõi: Mô hình kinh doanh đang chọn liệu có phải là mô hình tối ưu về mặt lợi nhuận và dễ dàng mở rộng quy mô doanh nghiệp hay không.
  • Thêm vào đó, bởi hầu hết đều đi lên từ chuyên môn, thiếu nhiều kiến thức về lãnh đạo & quản trị nên thời gian đầu đều vận hành doanh nghiệp theo bản năng, không hiểu vì sao thành công, cũng như vì sao thất bại, chưa biết cách xây dựng & vận hành chiến lược phù hợp để doanh nghiệp phát triển nhanh & bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

Khóa học “Xây dựng chiến lược và lựa chọn mô hình kinh doanh” - Tony Dzung - Founder & Chairman Langmaster Group sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo/ quản lý những kiến thức nền tảng thực chiến & bài bản nhất, có thể áp dụng ngay vào thực tiễn doanh nghiệp! Một chiến lược đúng đắn & mô hình kinh doanh hiệu quả sẽ là kim chỉ nam định rõ hướng đi & sự ưu tiên cho doanh nghiệp, những công việc cần phải tập trung làm, những công việc sẽ không làm, tác động của chúng với sự phát triển của tổ chức.

Thông tin chi tiết xem tại: http://bit.ly/MoHinhKinhDoanh6

- “Nếu bạn dành 1 phút để lập kế hoạch, bạn sẽ tiết kiệm được 5 phút hành động" - Brian Tracy. Và quan trọng hơn, bạn phải biết làm ĐÚNG từ đầu.

LỰA CHỌN QUAN TRỌNG HƠN CỐ GẮNG!

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger