Trường doanh nhân HBR ×

10 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH GIÚP BẠN THÀNH CÔNG

Nội dung [Hiện]


Chiến lược 1: Giờ vàng, ngày lễ vàng và tuần lễ vàng
 

Giờ vàng, ngày lễ vàng, tuần lễ vàng là chiến lược diễn ra trong một thời gian hữu hạn nhưng số lượng sản phẩm được bán ra lại nhiều gấp nhiều lần thời gian bình thường cộng lại. Tại các khung thời gian nhất định mà doanh nghiệp cảm thấy có lợi cho cả doanh nghiệp cả khách hàng, họ sẽ lựa chọn là khung giờ vàng. Tại khung giờ này, các cửa hàng sẽ tung ra những sản phẩm mới với giá thấp hơn mức bình thường và cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm ngay tại cửa hàng. Điều này hấp dẫn khách hàng, kích thích sự tò mò dẫn đến mua hàng ngay lập tức.


Chiến lược 2: Giảm giá “thanh lý”


Chiến lược kinh doanh giảm giá “thanh lý” không còn xa lạ đối với người bán hàng. Nó thường được diễn ra vào các dịp lễ, tết, cuối mùa hoặc thời điểm cạnh tranh cao điểm với các đối thủ. Khách hàng vẫn thường quen thuộc với những con số vào dịp này như: Sale up to 70%, đồng giá 99k, đồng giá 199k. Giảm giá và thanh lý chưa chắc đã là gây “lỗ vốn” cho doanh nghiệp bạn mà đây chính là chiêu thức giúp bạn vừa có thể bán được hàng cũ vừa có thể tiếp tục chào hàng các sản phẩm tiếp theo.

Chiến lược 3: Khuyến mại giá sốc


Tất cả các chiến lược được nhắc đến trong bài viết này đều nhằm một mục đích giúp khách hàng biết đến sản phẩm của họ nhiều hơn thông qua những biển hiệu quảng cáo hay những “slogan” họ nhìn thấy và nghe thấy hàng ngày. Từ không biết gì đến tò mò đến muốn tìm hiểu và đến quyết định mua sản phẩm, khách hàng lợi ít mà doanh nghiệp lợi nhiều.


 Chiến lược 4: Đặt giá lẻ

Chiêu trò sử dụng các mức giá bán lẻ như 99k 199k 299k được các cửa hàng bán lẻ áp dụng phổ biến. Đánh trúng vào tâm lý người mua hàng, những số lẻ ấy chênh lệch so với con số tiếp theo như 100k 200k 300k rất ít nhưng khách hàng vẫn cảm thấy rẻ hơn và cảm thấy mình có lợi hơn.


Chiến lược 5: Giảm giá theo thời gian

Chiến lược “giảm giá theo thời gian” chưa được áp dụng nhiều trong thị trường kinh doanh tuy nhiên không phải là không có. Đối với chiến lược kinh doanh này, khách hàng sẽ không được biết bất kỳ thông tin nào về chương trình giảm giá cho đến khi nó được diễn ra. Do vậy, nó đến ứng mục tiêu của người bán là thu hút và kích thích khách mua hàng ngay lập tức còn khách hàng lại cảm thấy mình thật có lời vì “săn” được hàng giảm giá.


Chiến lược 6: Khuyến mại “kép”

Nếu bạn là một tín đồ của thời trang và thường xuyên đi mua quần áo chắc hẳn bạn chẳng xa lại gì với “giảm giá kép”. Giảm giá kép có nghĩa là áp dụng hai chương trình khuyến mại song song. Khách hàng được giảm bao nhiêu % từ sản phẩm nhưng với hóa đơn trên bao nhiêu đó lại tiếp tục được giảm giá. Xét cho cùng, chiến lược này giúp các nhà kinh doanh bán được nhiều sản phẩm hơn bình thường và bán được nhiều sản phẩm đồng nghĩa với % tiền lãi chung sẽ tăng cao.


Chiến lược 7: Mua nhiều giảm nhiều
 

Hiệu quả đạt được sau mỗi lần chiến lược bán hàng được áp dụng đó là thu hút được lượng khách hàng thân thiết và cả lượng khách hàng mới tìm đến sản phẩm, cửa hàng bán được nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn, doanh số bán hàng tăng cao và nhanh hơn bình thường.

Mua 1 sản phẩm giảm 10% mua 2 sản phẩm giảm 20%,… mua 5 sản phẩm giảm 50%. Theo bạn khách hàng sẽ lựa chọn cái nào? Câu trả lời là họ sẽ lựa chọn số sản phẩm họ cho là họ được lời nhiều nhất. Các cửa hàng online cũng phải sắp xếp các sản phẩm tương ứng với % sale để thu lợi cho mình nhiều nhất.


Chiến lược 8: Bốc thăm trúng thưởng


Các phần thưởng trong chương trình bốc thăm trúng thưởng thường là những sản phẩm mới của doanh nghiệp. Bằng cách này, doanh nghiệp vừa thúc đẩy khách hàng mua nhiều hàng để hóa đơn đủ số tiền có thể bốc thăm trúng thưởng vừa có thể tiếp thị quảng cáo sản phẩm mới của mình. Các phần thưởng này như một hình thức marketing của doanh nghiệp để test thử nhu cầu của khách hàng và test thử sản phẩm có phù hợp với khách hàng hay không, có phải cải tiến gì trong sản phẩm hay không.


Chiến lược 9: Ưu đãi dành cho hội viên
 

Khách hàng thân thiết luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Những chương trình nhằm tri ân khách hàng không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh cạnh tranh. Nó giúp các nhà kinh doanh “giữ chân” được những khách hàng mục tiêu và mong muốn họ sẽ là kênh PR miễn phí cho họ thông qua những dịch vụ chăm sóc khách hàng hay những sản phẩm tuyệt vời họ đã từng sử dụng.

Khi khách hàng cảm thấy sản phẩm và dịch vụ tốt họ chỉ muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.


Chiến lược 10: Sử dụng thẻ tích điểm

Sử dụng thẻ tích điểm sẽ không thể thiếu trong xây dựng chiến lược kinh doanh. Thẻ tích điểm đóng vai trò đưa khách hàng đến với khách hàng của mình lần nữa hoặc nếu họ không sử dụng chiếc thẻ đó họ có thể cho người bạn của họ - đó là cách móc nối giữa khác mới và khách cũ. Thẻ tích điểm giúp cửa hàng ước tính được số lượng khách hàng trung thành hay còn gọi là khách hàng mục tiêu để từ đó cho ra đời những sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn.

10 chiến lược kinh doanh được kể trên là giúp doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ. Nhà kinh doanh nào khôn khéo biết nắm bắt thời cơ và biết áp dụng các chiến lược phù hợp sẽ thu về cho doanh nghiệp lợi nhuận “siêu khủng”.

Sưu tầm

Bạn quan tâm về kinh doanh xem thêm tại: http://bit.ly/2ATdO8i

#ChienLuocKinhDoanh #BaiHocChienLuoc

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger