Trường doanh nhân HBR ×

“NHẢY VIỆC” PHẢI CHĂNG LÀ XU THẾ GIỚI TRẺ? NGHỆ THUẬT NHẢY VIỆC KHÉO LÉO

Nội dung [Hiện]

Tình trạng gen Z nhảy việc hiện nay đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu nguyên nhân thực trạng nhảy việc ở thế hệ gen Z và bật mí cho bạn nghệ thuật nhảy việc khéo léo, tránh mang “tiếng xấu” và không ảnh hưởng đến con đường thăng tiến sự nghiệp của mình nhé!

1. Nhảy việc là gì? Tại sao gen Z nhảy việc liên tục?

Nhảy việc là quá trình thay đổi công việc này sang công việc khác với tần suất liên tục cho tới khi tìm được vị trí với mức lương đáp ứng nhu cầu của mình. Trong thời gian gần đây, cụm từ “nhảy việc” đang dần trở nên quen thuộc và trở thành xu hướng mới đặc biệt là trong thế hệ trẻ.

Theo khảo sát mới nhất của Anphabe, có tới hơn 605 nhân sự gen Z nhảy việc trong năm đầu tiên đi làm. Vậy lý do gen Z nhảy việc liên tục là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

1.1. Gen Z sống ở bối cảnh thị trường việc làm sôi động

Gen Z sống ở thời kỳ thế giới phẳng, cơ hội hội nhập và kết nối dễ dàng vì thế gen Z có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn. Đặc biệt, ngày nay xu hướng khởi nghiệp đang rất nhiều, cơ hội việc làm của gen Z cũng từ đó tăng lên. 

Nền giáo dục mà thế hệ gen Z thừa hưởng là nền giáo dục tiên tiến hơn rất nhiều so với thế hệ trước, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học. Điều này giúp thế hệ gen Z tự tin vào bản thân và luôn kỳ vọng một môi trường làm việc xứng đáng. 

Cùng với đó, đa số thế hệ gen Z không phải chịu quá nhiều áp lực tài chính vì thế việc nhảy việc liên tục là điều dễ hiểu và khá bình thường với họ. Họ dành nhiều thời gian làm điều mình thích và tìm kiếm sự phù hợp. 

1.2. Sự ảnh hưởng từ mạng xã hội

Mạng xã hội ở thời kỳ hiện nay cho phép mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình. Đây cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến văn hóa nhảy việc của thế hệ gen Z. Nhiều hội nhóm thành lập và xuất hiện với những khẩu hiệu và lý tưởng quen thuộc như: Hãy sống vì bản thân, hãy tự do làm điều mình thích... Những tư tưởng này khiến các bạn trẻ dễ hiểu lầm và đi lệch hướng, đôi khi dẫn đến những hành động sai lầm. Và điều này cũng ảnh hưởng đến quyết định nhảy việc, luôn hướng tới việc tìm kiếm môi trường làm việc tự do, thoải mái. 

Sự ảnh hưởng từ mạng xã hội đến quyết định nhảy việc của gen Z
Sự ảnh hưởng từ mạng xã hội đến quyết định nhảy việc của gen Z

XEM THÊM: HỌC CÁCH NGHIÊM KHẮC VỚI BẢN THÂN ĐỂ VƯƠN ĐẾN THÀNH CÔNG

1.3. Mong muốn trải nghiệm

Thế hệ gen Z sinh ra và lớn lên trong thời đại số, tiếp cận kiến thức nhanh chóng, tiếp xúc với công nghệ hiện đại. Vì thế, đây là thế hệ ham học hỏi, năng động, có tính sáng tạo. Các bạn trẻ luôn có suy nghĩ khám phá, trải nghiệm và tìm kiếm những điều mới mẻ.

Vì thế, họ thường làm việc trong khoảng chưa đến 1 năm hoặc hơn 1 năm sẽ nhảy việc và tìm đến môi trường mới hơn. Họ có tâm lý cho rằng môi trường môi trường cũ thường nhàm chán và không có nhiều điều kiện để học hỏi và phát triển, do đó mong muốn trải nghiệm và khám phá bản thân ngày một dâng cao.

1.4. Chưa có định hướng phù hợp với tương lai

Thời gian vừa mới ra trường, tiếp xúc với thị trường lao động, thế hệ gen Z chưa định hướng rõ ràng được cho bản thân đâu là công việc phù hợp, đúng với định hướng tương lai. Vì thế, khi làm việc tại những môi trường không phù hợp, gen Z có thể sẽ bị áp lực, dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ tâm lý. Vì thế, nhiều bạn đã chọn cách nhảy việc vì cho rằng công việc đang ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bản thân. 

Gen Z chưa có định hướng phù hợp và chắc chắn cho tương lai
Gen Z chưa có định hướng phù hợp và chắc chắn cho tương lai

1.5. Gen Z có cá tính mạnh và mong muốn thể hiện bản thân

Thế hệ gen Z có cá tính khá mạnh mẽ, có xu hướng ham học hỏi, tích sự sáng tạo và phát triển bản thân. Vì thế, nhiều bạn sẽ dễ bị tổn thương trước những lời phê bình hay những bất đồng quan điểm với quản lý, đồng nghiệp. Vì vậy, khi môi trường làm việc có vấn đề, họ sẵn sàng từ bỏ và tìm kiếm công việc mới ngay. 

2. Có nên nhảy việc hay không? ưu nhược điểm của nhảy việc

Vậy có nên nhảy việc hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào tư duy và suy nghĩ, định hướng của mỗi người. Trước khi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này, hãy tìm hiểu về ưu nhược điểm của vấn đề nhảy việc: 

Ưu điểm

Nhảy việc có thể đem lại một số lợi ích như sau: 

  • Tạo cơ hội tăng lương: Nhảy việc là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tăng lương. Theo nghiên cứu năm 2019 của ADP, khi 1 nhân viên tiếp tục công việc hiện tại, mức lương chỉ tăng khoảng 4% tuy nhiên khi nhảy việc, mức lương có thể tăng lên cấp 5.3% so với lương cũ 

  • Tăng khả năng giao tiếp và thích ứng linh hoạt: Nhảy việc liên tục yêu cầu bạn phải xây dựng mối quan hệ hội nhóm, đồng việc khi thay đổi môi trường. Vì thế, đây là cơ hội giúp mỗi người tăng kỹ năng mềm đặc biệt là sự thích ứng linh hoạt môi trường và khả năng giao tiếp 

  • Phát triển bộ kỹ năng đa dạng: Trong quá trình nhảy việc, bạn có khả năng kết hợp phát triển nhiều lĩnh vực linh hoạt. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, các công ty đang tìm kiếm những ứng viên có thể làm “full-stack”, những nhân viên có đa dạng kỹ năng, tích hợp nhiều chuyên môn đang rất được săn đón 

Nhược điểm

Bên cạnh đó, nhảy việc thường xuyên cũng tồn tại rất nhiều nhược điểm: 

  • Giảm phúc lợi: Mỗi lần nhảy việc, bạn sẽ phải làm lại từ đầu ví dụ như thử việc lại, giảm thời gian nghỉ phép, bắt đầu lại việc đóng bảo hiểm… Ngoài ra, bạn cũng không được trả lại các khoản đóng góp ở công ty cũ như quỹ công đoàn, quỹ team…

  • Có thể nhận về sự kỳ thị: Hiện nay, một số nhà tuyển dụng đã có sự thay đổi quan điểm với người thường xuyên nhảy việc. Tuy nhiên, đối với 1 số nhà tuyển dụng, nhảy việc quá nhiều là một dấu hiệu cảnh báo, họ lo lắng về lòng trung thành và độ ổn định vì thế không ưu tiên lựa chọn bạn 

  • Thiếu chuyên môn: Nhảy việc liên tục thể hiện rằng bạn chỉ làm việc trong 1 thời gian ngắn cho 1 công ty, tổ chức. Vì thế, có thể kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn mà bạn tích lũy không quá nhiều. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến các nhà tuyển dụng đánh giá thấp về bạn 

Những ưu nhược điểm của việc nhảy việc thường xuyên
Những ưu nhược điểm của việc nhảy việc thường xuyên

XEM THÊM: KỶ LUẬT TỰ GIÁC - THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG

3. Khi nào nên nhảy việc?

Bài học thành công - Kỷ luật là con đường ngắn nhất & bắt buộc để đi đến thành công

Việc quyết định nên hay không nên nhảy việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và phụ thuộc vào tình huống cụ thể của mỗi người. Dưới đây là một số tình huống bạn có thể cần xem xét trước khi quyết định nhảy việc:

  • Khi bản thân bạn không hài lòng với công việc hiện tại: Nếu bạn cảm thấy không hài lòng, không phát triển hoặc không còn cảm thấy đam mê với công việc hiện tại, đó có thể là dấu hiệu để xem xét về việc tìm kiếm cơ hội mới. Điều này sẽ giúp bạn tìm hướng đi mới đem lại cảm hứng công việc tốt hơn 

  • Bạn tìm thấy cơ hội tốt hơn: Nếu bạn có cơ hội tốt hơn hoặc một công việc mơ ước khác mà bạn muốn theo đuổi, bạn có thể nhảy việc. Bởi những cơ hội tốt có thể sẽ không đến lần thứ 2 

  • Cảm thấy không phù hợp với môi trường làm việc: Nếu môi trường làm việc không phù hợp với tính cách, giá trị và mục tiêu của bạn, hãy xem xét kỹ và quyết định có nên thay đổi môi trường đó hay không 

  • Gặp khó khăn với sếp hoặc đồng nghiệp: Trong quá trình làm việc, nếu mối quan hệ với sếp hoặc đồng nghiệp trở nên căng thẳng và không có cách nào để giải quyết vấn đề, bạn có thể muốn cân nhắc đến việc tìm một môi trường làm việc mới để cân bằng lại và thoải mái hơn khi cống hiến

  • Vấn đề liên quan đến tiền lương và phúc lợi: Khi bạn cảm thấy không hài lòng với mức lương hoặc phúc lợi bạn nhận được, hay nói cách khác, bạn nhận ra giá trị mà bạn cống hiến không được trả lại xứng đáng, hãy mạnh dạn tìm kiếm công việc mới đáp ứng được nhu cầu về lương bổng hơn

Trước khi đưa ra quyết định nhảy việc, bạn nên xem xét kỹ, đảm bảo những quyết định mà bản thân đưa ra thực sự đúng đắn và đem lại kết quả tốt cho sự nghiệp của bạn. Nếu có thể, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ người thân, người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhé!

Khi nào bạn nên nhảy việc?
Khi nào bạn nên nhảy việc?

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHOÁ HỌC HBR

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

4. Nghệ thuật nhảy việc khéo léo trong thời kỳ khủng hoảng

Nhảy việc không hề xấu hay tiêu cực nếu bạn có nghệ thuật ứng xử khéo léo. Hãy áp dụng những nghệ thuật nhảy việc trong thời kỳ khủng hoảng dưới đây nhé!

4.1. Chia sẻ ý định “nhảy việc” với đúng người

Chắc chắn sẽ có khá nhiều vấn đề phát sinh khi bạn thông báo nghỉ việc. Vì thế, bạn nên suy nghĩ kỹ về cách giải thích cho quản lý và đồng nghiệp của bạn. 

Sau khi xem xét kỹ lý do nghỉ việc, bạn nên ưu tiên chia sẻ với người quản lý trực tiếp và người làm việc trực tiếp với bạn trước. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tin đồn và tạo ấn tượng xấu về thái độ làm việc khi sắp xin nghỉ. 

Bạn nên đảm bảo đưa ra những lý do tích cực, bởi điều này sẽ giúp bạn tránh được việc bị người khác nghĩ bạn là người bất mãn hoặc là người thích nhảy việc. Chia sẻ ý định nghỉ việc sớm cũng sẽ giúp đồng nghiệp hay quản lý của bạn không bị bối rối vì phải sắp xếp công việc chung khi bạn nghỉ. 

4.2. Gửi thông báo từ chức trang trọng và cảm ơn

Bạn nên tuân thủ đúng quy trình từ chức thông thường. Vì thế, hãy gửi bức thư từ chức qua email - đây là hình thức trang trọng nhất và thể hiện sự cảm kích, tôn trọng công ty. Bên cạnh việc thông báo nghỉ việc cho quản lý trực tiếp của mình, bạn cũng nên thông báo nghỉ việc và gửi lời cảm ơn đến những đồng nghiệp, cố vấn khác. Cuối cùng, đừng quên gửi email đến toàn thể công ty để cảm ơn nhé!

Hãy gửi thông báo từ chức chuyên nghiệp
Hãy gửi thông báo từ chức chuyên nghiệp

4.3. Hãy hoàn thiện công việc dang dở 

Hãy trở thành 1 người chuyên nghiệp, hoàn thành công việc 100%, hoàn tất và bàn giao những đầu mục còn dang dở. Bạn nên xin nghỉ việc trong thời gian mà công ty quy định. Ví dụ như: xin nghỉ trước 45 ngày với hợp đồng thời hạn 3 năm, xin nghỉ trước 30 ngày với hợp đồng thời hạn 1 năm… Bạn cũng cần chuẩn bị kỹ việc chuyển giao công việc của mình cho người sau. Đồng thời, cần chú ý trả lại tất cả các đồ dùng được công ty cấp như laptop, điện thoại, thẻ thang máy… nhé! 

4.4. Hãy chuyên nghiệp tới thời khắc cuối cùng

Bạn nên giữ thái độ chuyên nghiệp cho tới thời khắc cuối cùng làm việc. Đây là cách giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, sếp cũ khi đã nghỉ việc. 

Bạn có thể yêu cầu tham gia 1 buổi họp trao đổi về vấn đề nghỉ việc và chia sẻ những lý do khiến bạn nhảy việc 1 cách chân thành nhất. Tuy nhiên, đừng dùng buổi trò chuyện đó để nói về những nỗi niềm và sự thất vọng với công ty nhé! Bạn nên nhớ, luôn giữ thái độ tích cực. 

Cuối cùng, hãy cập nhật, thông báo với các khách hàng, đối tác về việc bạn không làm ở công ty nữa. Đồng thời, bạn cũng có thể nhắn nhủ với những người đồng nghiệp, sếp cũ rằng vẫn duy trì mối quan hệ cá nhân. 

Chuyên nghiệp cho tới thời khắc làm việc cuối cùng
Chuyên nghiệp cho tới thời khắc làm việc cuối cùng

5. Kết luận

Nhảy việc ở thời đại hiện nay là điều hết sức bình thường tuy nhiên nhảy việc thế nào cho khéo léo mới là điều cần phải quan tâm. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có quyết định chuyển hướng công việc phù hợp nhất nhé!

Và dĩ nhiên “nhảy việc” không thể đơn phương đến từ một phía, chính vì vậy các lãnh đạo cũng cần học cách quản trị nhân sự một cách hợp lý, thấu đáo để giữ chân được nhân tài.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger