TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

ỨNG DỤNG NGUYÊN LÝ TẢNG BĂNG TRÔI ĐỂ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HIỆN ĐẠI

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Nguyên lý tảng băng trôi là gì?
  • 2. Ứng dụng nguyên lý tảng băng trôi trong tuyển dụng để nhận diện nhân tài
    • 2.1. Phần nổi - Kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, hành vi, sở thích
    • 2.2. Phần dưới nước - Cảm xúc, tư duy, suy nghĩ
    • 2.3. Phầm chìm - Khát vọng, mong muốn thầm kín, giá trị cốt lõi
  • 3. Kết luận

Nguyên lý tảng băng trôi là một cách tiếp cận toàn diện và sâu sắc để nhận diện và quản lý nhân sự trong mọi khía cạnh của công việc. Để hiểu nguyên lý hoàn chỉnh và ứng dụng thành công thì hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR khám phá ngay với bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên lý tảng băng trôi là gì?

Trong nguyên lý tảng băng, phần lớn tảng băng bị chìm dưới mặt nước, nhưng vẫn nổi lên vì sức nâng tạo ra bởi nước được đẩy lên bề mặt. Tỉ lệ này được đo lường là: 1/8 phần nổi, 7/8 phần chìm. 

Giải mã nguyên lý tảng băng trôi trong tuyển dụng nhân sự
Giải mã nguyên lý tảng băng trôi trong tuyển dụng nhân sự

Nguyên lý tảng băng trôi có ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nhận diện và quản lý nhân sự. Trong quá trình tuyển dụng, nguyên lý tảng băng trôi giúp tổ chức đánh giá ứng viên không chỉ dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp, mà còn thông qua tính cách và thái độ. Điều này giúp đảm bảo sự phù hợp giữa ứng viên và vị trí công việc cũng như với văn hóa tổ chức. 

2. Ứng dụng nguyên lý tảng băng trôi trong tuyển dụng để nhận diện nhân tài

Nguyên lý tảng băng trôi có thể được áp dụng trong quá trình tuyển dụng để giúp nhận diện nhân tài tiềm năng. Khi áp dụng nguyên lý tảng băng trôi, nhà quản trị có thể tìm ra những ứng viên có khả năng thích nghi, sáng tạo và đóng góp tích cực cho tổ chức cho doanh nghiệp.

2.1. Phần nổi - Kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, hành vi, sở thích

Phần nổi của nguyên lý tảng băng trôi trong việc đánh giá và tuyển dụng nhân tài liên quan đến những khía cạnh rõ ràng và dễ thấy của ứng viên. Bao gồm: E - Experience (Kinh nghiệm); K - Knowledge (Kiến thức); S - Skills (Kỹ năng). Những khía cạnh của phần nổi của tảng băng có thể dễ dàng nhìn thấy thông qua CV, Portfolio… Từ đó, doanh nghiệp và các nhà quản trị có thể bước đầu đánh giá khách quan.

Nhà quản trị xem xét “phần nổi” của ứng viên thông qua sơ yếu lý lịch
Nhà quản trị xem xét “phần nổi” của ứng viên thông qua sơ yếu lý lịch

Ngoài ra để quá trình thực hiện đánh giá phần nổi của ứng viên được hiệu quả thì nhà quản trị cần phải mở rộng những hành vi trong quá khứ. Chẳng hạn với những sự kiện như chuyển việc, kết hôn thì hiện tại và tương lai họ sẽ có những hành vi như thế nào. Điều này có thể giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng thích nghi và sự nỗ lực, tự cải thiện của ứng viên.

Phần nổi trong tuyển chọn nhân tài theo nguyên lý tảng băng trôi
Phần nổi trong tuyển chọn nhân tài theo nguyên lý tảng băng trôi

Tầng dưới của hành vi là sở thích. Sở thích có thể ảnh hưởng đến hành vi của một người và giúp hiểu sâu hơn về tính cách, giá trị, định hướng của ứng viên trong cuộc sống và công việc. Ví dụ: Ứng viên là một người yêu thích tham gia các hoạt động/ sự kiện câu lạc bộ đội nhóm thì họ sẽ rất tích cực trong hoạt động teamwork, năng nổ với các công việc.

5 Yếu tố cốt tử trong tuyển dụng nhân sự hiện đại | Trường doanh nhân HBR - Mr. Tony Dzung

2.2. Phần dưới nước - Cảm xúc, tư duy, suy nghĩ

Cảm xúc, tư duy và suy nghĩ của một người thường là phần thứ hai của tảng băng trôi. Phần này được gọi là "phần dưới nước" vì chúng thường không thể nhìn thấy bên ngoài mà chỉ có thể cảm nhận qua hành vi và tương tác. 

  • Cảm xúc: Qua cảm xúc thể hiện trên nét mặt, cử chỉ và lời nói của ứng viên, nhà quản trị cũng phần nào nắm bắt được tâm lý của ứng viên. Bởi cảm xúc của một người có thể ảnh hưởng đến cách họ tương tác với người khác. Ứng viên có cảm xúc tích cực, tự tin thường thể hiện sự hào hứng và sẵn sàng. Trong khi ứng viên có cảm xúc tiêu cực có thể gặp khó khăn, thường xuyên lo lắng và dễ ảnh hưởng đến công việc.

  • Tư duy: Tư duy của ứng viên có thể ảnh hưởng đến cách đánh giá và giải quyết các vấn đề. Người có tư duy logic và phân tích thường có khả năng đưa ra quyết định cân nhắc và xác đáng. 

  • Suy nghĩ: Rất khó để biết là ứng viên đang nghĩ gì. Tuy nhiên sau quá trình thể hiện thông qua cảm xúc, xử lý vấn đề bằng tư duy thì nhà quản trị có thể nhận biết được lối suy nghĩ của ứng viên.

Phần dưới nước thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của ứng viên
Phần dưới nước thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của ứng viên

2.3. Phầm chìm - Khát vọng, mong muốn thầm kín, giá trị cốt lõi

Phần cuối cùng trong nguyên lý tảng băng trôi đó chính là phần chìm. Phần này thường liên quan đến những khát vọng, mong muốn thầm kín và giá trị cốt lõi của một người - những điều không thể thấy bên ngoài mà phải thông qua sự tương tác và tiếp xúc để hiểu rõ hơn. 

  • Khát vọng: Khát vọng và mục tiêu nghề nghiệp thường ẩn chứa trong tâm trí của mỗi người. Nó có thể là việc ứng viên muốn thăng tiến trong sự nghiệp, đạt được địa vị cao hơn, hoặc đóng góp cho một mục tiêu hoặc sứ mệnh lớn hơn trong cuộc đời.

  • Mong muốn cá nhân: Những mong muốn cá nhân có thể liên quan đến cuộc sống, sự phát triển cá nhân.

  • Giá trị cốt lõi: Đây là những nguyên tắc và niềm tin mà ứng viên coi trọng và tuân theo trong cuộc sống và công việc. Các giá trị này có thể bao gồm trung thực, tôn trọng, hợp tác, đạo đức và nhiều giá trị khác.

Nhà quản trị cần xem xét tổng thể 3 phần theo nguyên lý tảng băng trôi
Nhà quản trị cần xem xét tổng thể 3 phần theo nguyên lý tảng băng trôi

🔴Tham gia ngay khóa học "THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP" tại Trường doanh nhân HBR để khám phá những nguyên lý và giải pháp hiệu quả để tuyển dụng nhân sự, định hướng lộ trình phát triển sự nghiệp giúp nhân sự cam kết đồng hành lâu dài cùng tổ chức.

KHÓA HỌC THU HÚT & GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
KHÓA HỌC THU HÚT & GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

THU HÚT & GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

3. Kết luận

Nguyên lý tảng băng trôi là một công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc nhận diện và quản trị nhân tài. Đặc biệt trong môi trường làm việc đa dạng và đòi hỏi sự thích nghi, việc áp dụng nguyên lý này giúp doanh nghiệp và nhà quản trị nhìn xa hơn bề mặt và hiểu rõ hơn về tính cách, khả năng, khát vọng và giá trị cá nhân của từng cá nhân. Điều này giúp tạo ra sự phù hợp giữa người và công việc, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và đóng góp tích cực cho tổ chức.

Ứng dụng nguyên lý tảng băng trôi trong cuộc sống và công việc
Ứng dụng nguyên lý tảng băng trôi trong cuộc sống và công việc

Nguyên lý tảng băng trôi không chỉ là một cách tiếp cận trong nhân sự mà còn là chìa khóa để xây dựng môi trường làm việc thúc đẩy sự đa dạng và sự thành công bền vững. Trường Doanh Nhân HBR tin rằng dù là ở khía cạnh nào cũng vẫn sẽ ứng dụng nguyên lý tảng băng trôi trong cuộc sống.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger