Trường doanh nhân HBR ×

7 BÀI HỌC KINH DOANH XƯƠNG MÁU ĐỂ KINH DOANH BỨT PHÁ

Nội dung [Hiện]

Khái niệm bài học kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, quy tắc và kinh nghiệm đã được học hỏi từ thực tế và các tình huống trong lĩnh vực kinh doanh. Những bài học này cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về cách làm việc hiệu quả, quản lý tài chính, xây dựng mối quan hệ và nắm bắt cơ hội trong môi trường kinh doanh. 7 bài học kinh doanh dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt những nguyên tắc quan trọng và áp dụng chúng vào việc kinh doanh của bạn.

1. Luôn tập trung vào khách hàng mục tiêu

Khách hàng chính là người trả lương cho chủ doanh nghiệp và nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó, việc luôn tập trung vào khách hàng mục tiêu chính là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh hiểu nhân khẩu học và tâm lý học của nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần thấu hiểu nỗi đau, việc cần làm và khát vọng của nhóm đối tượng này. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra những sản phẩm/ dịch vụ giá trị, khác biệt. 

Bài học kinh doanh xương máu của nhiều tập đoàn lớn là hãy tạo ra một trải nghiệm tốt cho khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài và tăng cường sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng trở thành fan và là đại sứ của doanh nghiệp bạn. 

Amazon không ngừng nghiên cứu và đã tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng và thuận tiện cho khách hàng. Họ cung cấp giao diện người dùng thân thiện, tìm kiếm tiện lợi và quá trình thanh toán đơn giản. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong việc tìm kiếm và mua sản phẩm. Nhờ nỗi ám ảnh về khách hàng mãnh liệt của vị chủ tịch Jeff Bezos, Amazon đã dẫn đầu bảng xếp hạng các ứng dụng mua sắm phổ biến nhất tại Hoa Kỳ - 150,6 triệu người dùng di động đã truy cập ứng dụng Amazon vào tháng 9 năm 2019 (Statistic, 2019). 

“Nếu quá tập trung vào cạnh tranh, bạn sẽ luôn là kẻ đi sau, mỗi khi đối thủ đạt được thành công. Hãy tập trung vào khách hàng và bạn sẽ trở thành người tiên phong” - Jeff Bezos, CEO Amazon.

Hành trình mua hàng của khách hàng
Hành trình mua hàng của khách hàng

XEM THÊM: XÁC ĐỊNH CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP

2. Học hỏi, sáng tạo và đổi mới liên tục để tìm ra sản phẩm độc quyền, mới và khác biệt

Thị trường không ngừng thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp cũng cần thay đổi không ngừng để thích nghi. Mỗi doanh nghiệp đều hiểu rằng để thành công, doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp độc quyền, xử lý những nỗi đau của khách hàng mà không đối thủ nào có thể cung cấp được. Chiến lược này có tên là Chiến lược khác biệt hóa ( Differentiation Strategy), doanh nghiệp tập trung tạo ra và duy trì một sự khác biệt, độc đáo trong sản phẩm/dịch vụ hoặc quy trình kinh doanh của mình  so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể thực hiện qua việc cung cấp tính năng độc đáo, dịch vụ tốt hơn, kỹ thuật tiên tiến hơn hoặc chất lượng sản phẩm cao hơn.

Lợi ích chủ yếu của bài học kinh doanh về Chiến lược khác biệt hóa đó chính là giảm sự cạnh tranh về giá. Khi nắm bắt một sản phẩm độc quyền trên thị trường, doanh nghiệp sẽ trở thành nhà phân phối duy nhất sản phẩm đó trên thị trường, điều này làm giảm sự cạnh tranh về giá và giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc quyết định giá thành sản phẩm khi đưa ra thị trường.

Ông trùm điện thoại di động Nokia đã rơi vào thế hạ phong vào cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010. Một trong những nguyên nhân chính của sự thất bại của Nokia là sự thiếu đổi mới và sáng tạo. Nokia đã không thể đáp ứng kịp thời với xu hướng di động mới như màn hình cảm ứng và hệ điều hành dựa trên nền tảng phần mềm. Trong khi đó, các đối thủ như Apple và Samsung đã tung ra các sản phẩm đột phá như iPhone và Galaxy series, thu hút sự quan tâm và lòng tin của khách hàng thời đó.

Sự thất bại của Nokia trong thị trường di động chính là bài học kinh doanh đắt giá cho các doanh nghiệp lớn trên thị trường, nếu không chịu thay đổi, thị phần sẽ ngay lập tức rơi vào tay những startup trẻ trung, không ngại mạo hiểm. Trước khi bị mua lại bởi Microsoft vào năm 2014, Nokia đã mất đi vị trí dẫn đầu thị trường và thị phần giảm từ khoảng 40% vào năm 2008 xuống còn dưới 5% vào năm 2013.

Sự thất bại của Nokia là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc nắm bắt xu thế mới của doanh nghiệp
Sự thất bại của Nokia là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc nắm bắt xu thế mới của doanh nghiệp

3. Kinh doanh nhiều sản phẩm, phân phối trên nhiều kênh

Trên thương trường có một câu nói rất hay “ Không nên đặt hết trứng vào một giỏ”, điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của mình càng sớm càng tốt. Nếu một sản phẩm hoặc kênh gặp vấn đề, doanh nghiệp vẫn có thể dựa vào các sản phẩm và kênh khác để duy trì doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc tạo ra nhiều sản phẩm sẽ giúp tăng giá trị vòng đời khách hàng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí Marketing và Sales để thu hút khách hàng mới. Để làm được điều này, điều cốt lõi nhất nằm ở việc doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng để tạo ra sản phẩm và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 

Unilever là một tập đoàn đa quốc gia với một danh mục sản phẩm rộng, bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như Dove, Lipton, Axe và Ben & Jerry's. Unilever đã xây dựng một hệ thống phân phối toàn cầu, bao gồm các kênh bán lẻ, kênh bán buôn và kênh trực tuyến, giúp họ tiếp cận được khách hàng trên khắp thế giới và tăng trưởng doanh số bán hàng. Hiện nay, Unilever hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu bao gồm cả 2 đất nước tỷ dân là Trung Quốc và Ấn Độ.

Unilever đạt 1,7 triệu người theo dõi trên sàn thương mại điện tử Shopee
Unilever đạt 1,7 triệu người theo dõi trên sàn thương mại điện tử Shopee

4. Mọi ý tưởng kinh doanh hay chỉ là ảo ảnh nếu không có nhân sự giỏi thực hiện

Ý tưởng kinh doanh chỉ thực sự có ý nghĩa khi được thực hiện một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Những nhân sự giỏi có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm sẽ có thể thực hiện và triển khai các ý tưởng kinh doanh thành công. Họ có khả năng áp dụng chiến lược, tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng, quản lý hoạt động kinh doanh và tương tác tốt với khách hàng mục tiêu.

Bài học kinh doanh về việc đào tạo nhân sự giỏi sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình. Họ có khả năng xác định các quy trình tối ưu, tăng cường năng suất lao động, giảm chi phí và cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tại công ty công nghệ và thiết bị di động hàng đầu thế giới Apple, có một người được xem là một trong những tượng đài của ngành thiết kế - Jony Ive. Ông đã tham gia vào Apple vào năm 1992 và trở thành Phó chủ tịch phụ trách thiết kế công nghiệp của Apple từ năm 1997 đến 2019.

Trong một cuộc họp giữa Steve Jobs - Ceo Apple và Jony Ive, Steve Jobs đã nói với ông rằng “Make it beautiful and simple - Hãy làm nó đẹp và đơn giản”. Steve Jobs đã khuyên Jony Ive tập trung vào việc tạo ra những thiết kế đẹp và đơn giản. Ông tin rằng thiết kế tối giản và tinh tế sẽ tạo ra sự hấp dẫn và trải nghiệm người dùng tốt nhất.

Không phụ lòng Steve Jobs, Jony Ive đã tạo ra những tác phẩm tuyệt vời như iMac, iPod, iPhone, iPad và Apple Watch. Ông nổi tiếng với sự chú trọng đến chi tiết và tinh tế trong thiết kế, đồng thời mang lại sự giao diện đơn giản và thẩm mỹ cho các sản phẩm của Apple.

Nhờ những thiết kế hiện đại, tinh tế của Jony Ive, Iphone đã trở thành chiếc điện thoại biểu tượng của sự sang trọng, quý phái, đưa Apple lên một phân khúc cao khác biệt hoàn toàn.

Những nhân sự giỏi góp phần quan trọng vào sự thành công của công ty
Những nhân sự giỏi góp phần quan trọng vào sự thành công của công ty

XEM THÊM: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP

5. Lãnh đạo quản trị bản thân là sức mạnh của doanh nghiệp

Khi lãnh đạo làm chủ được  chính bản thân mình, họ sẽ đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân và thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Điều này dẫn đến sự tinh chỉnh và nâng cao hiệu suất làm việc. Lãnh đạo bản thân mạnh mẽ giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực và xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và nhân viên. 

Tuy nhiên để lãnh đạo được bản thân đòi hỏi một tinh thần tự giác, kỷ luật cao và sự kiên trì không ngừng nghỉ. Một số kỹ năng cần luyện tập để lãnh đạo bản thân phải kể đến như:

  • Kỹ năng quản lý thời gian: Nếu bạn đang ở cương vị là một nhà lãnh đạo, nếu không biết cách quản lý thời gian hiệu quả, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo cần nắm rõ các việc cần làm và phân bổ chúng một cách trơn tru.

  • Kỹ năng quản lý cảm xúc: Là một nhà lãnh đạo, bạn không nên để cảm xúc lấn át lý trí, điều này sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm nguy hiểm cho doanh nghiệp của bạn.

  • Kỹ năng tự kỷ luật: Càng là người có sức ảnh hưởng lớn, bạn càng phải có tính kỷ luật bản thân cao vì bạn chính là tấm gương phản chiếu và làm mẫu cho các nhân viên cấp dưới noi theo.

Timothy Donald Cook (Tim Cook - CEO của Apple) là tấm gương sáng về một nhà lãnh đạo tài ba. Trước khi trở thành CEO của Apple, Tim Cook là Phó Chủ tịch và Giám đốc điều hành phụ trách hoạt động toàn cầu của Apple. Tim Cook được biết đến với đức tính kỷ luật cao và khả năng tổ chức công việc xuất sắc. Ông thường xuyên theo dõi tiến độ công việc và đảm bảo rằng mọi người trong công ty đều có sự phân công và hướng dẫn rõ ràng. Điều này giúp duy trì sự hiệu quả và giảm thiểu sai sót trong quá trình làm việc.

Dưới sự lãnh đạo của Tim Cook, Apple đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng. Ông đã tiếp tục phát triển và mang ra thị trường các sản phẩm đột phá như iPhone, iPad, Apple Watch và AirPods,

Quan điểm lãnh đạo đúng đắn của Tim Cook - CEO Apple
Quan điểm lãnh đạo đúng đắn của Tim Cook - CEO Apple

đồng thời mở rộng hệ sinh thái dịch vụ của Apple. Apple dưới thời của Tim Cook những năm 2010, là một trong những kì lân công nghệ khi cho ra đời sản phẩm và công nghệ tiên tiến như Face ID, công nghệ màn hình Retina, chip A-series và hệ điều hành iOS. Nhờ đó, Apple đã trở thành một trong những công ty giá trị nhất và có doanh thu hàng đầu trên thế giới. 

“Khả năng lãnh đạo bản thân là nền tảng để phát triển doanh nghiệp. Khả năng lãnh đạo bắt đầu từ chính bản thân mình và bằng cách làm chủ hành động, cảm xúc và suy nghĩ của chính mình, chúng ta có thể lãnh đạo và truyền cảm hứng cho người khác một cách hiệu quả” - Tony Dzung, CEO HBR.

XEM THÊM: LÃNH ĐẠO BẢN THÂN - GỐC RỄ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ DOANH NGHIỆP 

6. Dám đối diện với sự thật phũ phàng một cách tích cực

Dám đối diện với sự thật phũ phàng một cách tích cực là một bài học quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp nhận biết và xử lý các vấn đề, thách thức hoặc sai lầm một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

Năm 2016, Samsung Electronics đã phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông liên quan đến điện thoại Galaxy Note 7 của họ. Các thiết bị này đã gặp vấn đề về pin và gây ra nguy cơ cháy nổ cao. Ban đầu, Samsung không đối mặt trực diện với vấn đề này và thậm chí cố gắng thu hồi và phát hành lại các phiên bản sửa đổi mà không giải quyết triệt để vấn đề gốc rễ.

Kết quả là, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi người dùng tiếp tục báo cáo về các trường hợp cháy nổ. Cuối cùng, Samsung đã phải thu hồi toàn bộ dòng điện thoại Galaxy Note 7 và chịu thiệt hại về uy tín và tài chính lớn. Sự trốn tránh, không dám đối mặt trực diện với sự thật phũ phàng trong trường hợp này đã khiến Samsung mất đi sự tin tưởng của khách hàng và gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh của họ trong ngành công nghiệp di động.

Trốn tránh lỗi lầm khiến Samsung bị ảnh hưởng uy tín nặng nề
Trốn tránh lỗi lầm khiến Samsung bị ảnh hưởng uy tín nặng nề

7. Kiên trì và hành động quyết liệt dựa trên số liệu thực

Kiên trì và hành động quyết liệt dựa trên số liệu thực là một bài học kinh doanh quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả dựa trên dữ liệu và thông tin xác thực. Thay vì dựa vào cảm tính hoặc giả định, doanh nghiệp có thể sử dụng số liệu để đánh giá tình hình thực tế và điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách nhanh chóng và linh hoạt.

Số liệu thực cung cấp cho doanh nghiệp cơ sở để đánh giá hiệu suất và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh. Bằng cách theo dõi và phân tích số liệu liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, chi phí và các chỉ số khác, doanh nghiệp có thể xác định các lĩnh vực cần cải thiện và đưa ra các biện pháp tối ưu hoá để nâng cao hiệu suất và lợi nhuận.

Blockbuster là một chuỗi cửa hàng cho thuê phim nổi tiếng trước khi bị đánh bại bởi Netflix. Blockbuster đã mắc sai lầm khi không nhìn nhận đúng xu hướng điện tử và sự phát triển của dịch vụ xem phim trực tuyến. Họ không sử dụng số liệu thực và không hành động quyết liệt để thích nghi với thị trường thay đổi.

Thay vì đầu tư vào mô hình kinh doanh trực tuyến và dựa vào số liệu thực tế về sự tăng trưởng của dịch vụ xem phim trực tuyến, Blockbuster tiếp tục tập trung vào mô hình thuê đĩa DVD truyền thống. Kết quả là, họ đã mất hoàn toàn khách hàng và thị phần cho Netflix, một công ty có tầm nhìn sáng tạo dựa trên số liệu thực và hiểu biết sâu sắc về thị trường.

Bài học kinh doanh Kiên trì và hành động quyết liệt dựa trên số liệu thực
Bài học kinh doanh Kiên trì và hành động quyết liệt dựa trên số liệu thực

XEM THÊM: KHOÁ HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH

Khóa học cung cấp cho các doanh nghiệp kiến thức về: cách xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, xây dựng các giải pháp giá trị cho khách hàng, quy trình khởi nghiệp tinh gọn hiệu quả, cách đánh giá và đo lường các ý tưởng sản phẩm mới, xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng, thấu hiểu các mô hình ra quyết định chiến lược… Bên cạnh đó, quý chủ doanh nghiệp tham gia khoá học được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia để giải quyết các vấn đề kinh doanh, nhân sự của doanh nghiệp. 

Kinh doanh là một cuộc chiến không ngừng nghỉ, và để đạt được sự bứt phá, chúng ta cần học hỏi từ những bài học kinh doanh quý giá của những doanh nhân thành công trước đây. Mong rằng với bài viết này, HBR sẽ mang đến cho bạn những bài học bổ ích và giúp doanh nghiệp của bạn vươn lên cạnh tranh trên thị trường đầy khắc nghiệt.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger