TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

CPA LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN BIẾT VỀ CHỨNG CHỈ CPA

Mục lục [Ẩn]

  • 1. CPA là gì?
  • 2. Tầm quan trọng của chứng chỉ CPA tại Việt Nam
  • 3. Những thông tin quan trọng về kỳ thi chứng chỉ CPA
    • 3.1. Điều kiện tham dự kỳ thi CPA
    • 3.2. Hồ sơ dự thi chứng chỉ
    • 3.3. Các môn thi trong CPA Việt Nam
    • 3.4. Yêu cầu bài thi CPA
    • 3.5. Quy trình tổ chức kỳ thi CPA
  • 4. So sánh chứng chỉ CPA Việt Nam và CPA Úc
  • 5. 8 kỹ năng cần có của một CPA thành công

CPA là một chứng chỉ danh giá trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Với yêu cầu khắt khe về kiến thức và kinh nghiệm, CPA không chỉ giúp người sở hữu nâng cao uy tín cá nhân mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bài viết của Trường doanh nhân HBR sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về chứng chỉ CPA, từ điều kiện dự thi, quá trình đào tạo đến những cơ hội mà CPA mang lại cho người hành nghề.

1. CPA là gì?

CPA là viết tắt của Certified Public Accountants, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Kế toán công chứng. Đây là một chứng chỉ chuyên nghiệp được cấp cho những người làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm được chứng nhận trên toàn cầu.

Ở Việt Nam, chứng chỉ CPA là điều kiện bắt buộc để một người được công nhận là kiểm toán viên chính thức. Người có chứng chỉ CPA mới có quyền chủ trì các cuộc kiểm toán và chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo kiểm toán. Những người chưa có chứng chỉ này thường chỉ tham gia hỗ trợ các kiểm toán viên chính trong quá trình kiểm toán.

CPA là gì?
CPA là gì?

2. Tầm quan trọng của chứng chỉ CPA tại Việt Nam

Chứng chỉ CPA tại Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khẳng định năng lực chuyên môn và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các kế toán viên. Dưới đây là những lý do giải thích vì sao chứng chỉ này lại được đánh giá cao:

1 - Khẳng định năng lực chuyên môn

Để đạt được chứng chỉ CPA, người học phải vượt qua một kỳ thi đầy thử thách, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về các nguyên tắc kế toán, kiểm toán, thuế và các quy định pháp luật liên quan. 

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo và kỳ thi CPA thường được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo rằng những người sở hữu chứng chỉ này có năng lực làm việc ở bất cứ đâu.

2 - Mở rộng cơ hội nghề nghiệp

Các công ty lớn, tổ chức tài chính, ngân hàng thường ưu tiên tuyển dụng những người có chứng chỉ CPA cho các vị trí quản lý, giám sát về tài chính, kế toán. Ngoài ra, chứng chỉ CPA là một lợi thế lớn để thăng tiến trong sự nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

3 - Có được mức lương hấp dẫn

Theo khảo sát của các công ty tuyển dụng, mức lương khởi điểm của một người có chứng chỉ CPA thường cao hơn từ 10% đến 15% so với những người không có chứng chỉ. 

Theo các diễn đàn và nhóm cộng đồng kế toán, người có chứng chỉ CPA chia sẻ rằng mức lương của họ dao động từ 400-500 USD/tháng trở lên.

4 - Nâng cao uy tín cá nhân

Chứng chỉ CPA được xã hội công nhận là một bằng chứng về năng lực chuyên môn cao. Khách hàng, đối tác thường tin tưởng hơn vào những người có chứng chỉ CPA khi làm việc liên quan đến tài chính, kế toán.

5 - Đáp ứng yêu cầu của thị trường

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc sở hữu chứng chỉ CPA giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác.

Tầm quan trọng của chứng chỉ CPA
Tầm quan trọng của chứng chỉ CPA

Tóm lại, chứng chỉ CPA không chỉ là một tấm bằng mà còn là một công cụ hữu ích để bạn khẳng định bản thân, mở rộng cơ hội nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

3. Những thông tin quan trọng về kỳ thi chứng chỉ CPA

Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi chứng chỉ CPA, bạn cần nắm vững những thông tin sau:

3.1. Điều kiện tham dự kỳ thi CPA

Theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC, điều kiện để được tham gia kỳ thi CPA bao gồm:

1 - Trình độ chuyên môn:

  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng.
  • Hoặc tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng có kiến thức chuyên sâu về kế toán (chiếm ít nhất 7% tổng số tín chỉ).
  • Hoặc có chứng chỉ chuyên môn quốc tế về kế toán, kiểm toán.

2 - Kinh nghiệm thực tế: Ít nhất 5 năm làm việc trong lĩnh vực kế toán hoặc tài chính.

3 - Đạo đức nghề nghiệp: Đảm bảo tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

Điều kiện tham dự kỳ thi CPA
Điều kiện tham dự kỳ thi CPA

3.2. Hồ sơ dự thi chứng chỉ

Thông thường, hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Phiếu đăng ký dự thi: Đây là mẫu đơn do hội đồng thi cung cấp, bạn cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân.
  • Sơ yếu lý lịch: Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và được chứng thực theo quy định.
  • Bản sao công chứng các bằng cấp, chứng chỉ: Bằng tốt nghiệp đại học, các chứng chỉ chuyên môn (nếu có) và giấy chứng nhận hoàn thành các khóa học liên quan (nếu có).
  • Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc: Giấy xác nhận này do đơn vị công tác cấp, ghi rõ thời gian làm việc, vị trí công tác và xác nhận kinh nghiệm làm việc liên quan đến kế toán, kiểm toán.
  • Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước: Bản sao công chứng.
  • Các giấy tờ khác: Có thể có thêm các giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của hội đồng thi, ví dụ như giấy khám sức khỏe.
Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA
Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA

3.3. Các môn thi trong CPA Việt Nam

Chứng chỉ kế toán viên và chứng chỉ kiểm toán viên yêu cầu thi đỗ một số môn thi viết, với thời gian thi mỗi môn là 180 phút. Dưới đây là chi tiết về các môn thi của từng loại chứng chỉ:

1 - Chứng chỉ Kế toán viên

Bao gồm 4 môn thi viết:

  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
  • Thuế và quản lý thuế nâng cao
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

2 - Chứng chỉ Kiểm toán viên

Bao gồm 7 môn thi viết:

  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
  • Thuế và quản lý thuế nâng cao
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
  • Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao
  • Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
  • Ngoại ngữ trình độ C của Anh/ Nga/ Pháp/ Trung Quốc/ Đức
Các môn thi trong CPA Việt Nam
Các môn thi trong CPA Việt Nam

3.4. Yêu cầu bài thi CPA

  • Để đạt chứng chỉ kế toán viên: Thí sinh cần đạt tổng điểm từ 25 điểm trở lên sau khi hoàn thành tất cả các môn thi.
  • Để đạt chứng chỉ kiểm toán viên: Yêu cầu cao hơn, thí sinh cần đạt tổng điểm từ 38 điểm trở lên.

3.5. Quy trình tổ chức kỳ thi CPA

Kỳ thi CPA thường được Bộ Tài chính tổ chức vào quý 3 hoặc quý 4 hàng năm. Thí sinh sẽ được thông báo về kỳ thi trước ít nhất 36 ngày để có thời gian chuẩn bị. 

Kết quả thi sẽ được công bố nhanh chóng, thường không quá 36 ngày kể từ khi kết thúc kỳ thi.

4. So sánh chứng chỉ CPA Việt Nam và CPA Úc

Khi cân nhắc thi chứng chỉ CPA, nhiều người tại Việt Nam lựa chọn CPA Việt Nam và CPA Úc thay vì CPA Mỹ hay Anh. Điều này do sự hợp tác giáo dục, chi phí hợp lý và chiến lược tiếp cận hiệu quả của CPA Việt Nam và Úc. Dưới đây là bảng so sánh giữa chứng chỉ CPA Việt Nam và CPA Úc:

Tiêu chí

CPA Việt Nam

CPA Úc

Tổ chức cấp chứng chỉ

Bộ Tài chính Việt Nam

CPA Australia

Điều kiện dự thi

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính hoặc có chứng chỉ tương đương

- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính

- Tốt nghiệp đại học (bất kỳ ngành nào)

- Hoàn thành chương trình CPA

 - Đạt yêu cầu về kinh nghiệm thực tế (3 năm kinh nghiệm làm việc có liên quan)

Số môn thi

4 môn cho kế toán viên, 7 môn cho kiểm toán viên

6 môn (4 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn)

Các môn thi

- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp  

- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

 - Thuế và quản lý thuế nâng cao

- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao (Thêm 3 môn cho kiểm toán viên)

- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao

- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao

- Ngoại ngữ trình độ C của Anh/ Nga/ Pháp/ Trung Quốc/ Đức

- Ethics and Governance

- Strategic Management Accounting

- Financial Reporting 

- Global Strategy and Leadership (2 môn tự chọn từ các môn khác)

Yêu cầu duy trì chứng chỉ

Tham gia đào tạo liên tục để duy trì kiến thức và kỹ năng

Hoàn thành các yêu cầu về đào tạo liên tục (Continuing Professional Development - CPD)

Phạm vi hành nghề

Việt Nam

Quốc tế (công nhận tại nhiều quốc gia)

Ngôn ngữ thi

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Cơ hội nghề nghiệp

Làm việc trong nước, chủ yếu tại các công ty và tổ chức Việt Nam

Làm việc quốc tế, cơ hội tại nhiều quốc gia và công ty đa quốc gia

Đặc điểm nổi bật

- Phù hợp với quy định và luật pháp của Việt Nam 

- Được công nhận trong nước và cần thiết cho các vị trí kế toán, kiểm toán tại Việt Nam

- Chương trình toàn diện, cập nhật kiến thức toàn cầu 

- Được công nhận quốc tế, mở rộng cơ hội nghề nghiệp toàn cầu

>>> XEM THÊM: CPA TRONG MARKETING LÀ GÌ? CƠ HỘI KIẾM TIỀN TỪ CPA MARKETING

5. 8 kỹ năng cần có của một CPA thành công

Để trở thành một CPA thành công, ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, bạn cần trang bị cho mình 8 kỹ năng quan trọng sau:

8 kỹ năng cần có của một CPA thành công
8 kỹ năng cần có của một CPA thành công

1 - Kỹ năng kỹ thuật

Một CPA thành công không chỉ dừng lại ở việc sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán truyền thống mà còn phải là người tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới. 

Việc nắm vững các công cụ phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, và blockchain giúp CPA đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt, dựa trên cơ sở dữ liệu chính xác và đầy đủ. Ngoài ra, việc liên tục cập nhật kiến thức về các phần mềm kế toán mới nhất cũng là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả làm việc.

2 - Kỹ năng tổ chức

Để quản lý khối lượng công việc lớn và đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau, một CPA cần có khả năng tổ chức công việc một cách khoa học. 

Việc lập kế hoạch chi tiết, ưu tiên công việc và sử dụng các công cụ quản lý dự án như Trello, Asana sẽ giúp CPA kiểm soát công việc hiệu quả. Bên cạnh đó, việc xây dựng một hệ thống lưu trữ tài liệu khoa học cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo thông tin luôn được bảo mật và dễ dàng truy cập.

3 - Tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một kỹ năng không thể thiếu đối với một CPA. Thay vì chỉ tập trung vào việc xử lý các con số, một CPA cần có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đặt ra những câu hỏi sâu sắc để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. 

Việc phân tích xu hướng, so sánh dữ liệu và đưa ra những giả thuyết hợp lý giúp CPA đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.

4 - Giải quyết vấn đề

Trong quá trình làm việc, CPA thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề phức tạp và không có sẵn lời giải. Vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề là vô cùng quan trọng. Một CPA giỏi cần có khả năng tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, linh hoạt và thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

>>> XEM THÊM: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LÀ GÌ? 7 BƯỚC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ

5 - Kỹ năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp hiệu quả giúp CPA truyền đạt thông tin tài chính một cách rõ ràng và dễ hiểu đến các đối tượng khác nhau, từ ban lãnh đạo đến khách hàng. 

Việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản, minh họa bằng các biểu đồ, sơ đồ sẽ giúp người nghe dễ dàng nắm bắt thông tin và đưa ra quyết định.

>>> XEM THÊM: 10 CÁCH CẢI THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC

6 - Chú ý đến chi tiết

Mỗi con số, mỗi báo cáo tài chính đều có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, một CPA cần có sự tỉ mỉ và cẩn trọng trong công việc. Việc kiểm tra lại các tính toán, đối chiếu số liệu là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính chính xác của báo cáo.

7 - Tư duy phân tích

Kỹ năng phân tích giúp CPA phát hiện ra những điểm bất thường trong dữ liệu tài chính, từ đó đưa ra những cảnh báo sớm về các vấn đề tiềm ẩn. 

Việc so sánh dữ liệu theo chu kỳ, phân tích xu hướng giúp CPA có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

8 - Sự nhạy bén trong kinh doanh

Một CPA không chỉ là người làm việc với con số mà còn là một người tư vấn đáng tin cậy cho doanh nghiệp. Việc hiểu rõ ngành nghề, mô hình kinh doanh và các chiến lược của doanh nghiệp giúp CPA đưa ra những lời khuyên hữu ích cho ban lãnh đạo.

Bài viết của Trường doanh nhân HBR đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về chứng chỉ CPA. Chứng chỉ này là một minh chứng cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn vượt trội trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Vì vậy, đầu tư vào việc đạt được chứng chỉ CPA là một bước đi đúng đắn giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp của bạn.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger