Trường doanh nhân HBR ×

COI CÔNG SỞ LÀ "TRIỀU ĐÌNH" - PHÂN BỔ NHÂN VIÊN HỢP LÝ?

Nội dung [Hiện]

Nếu coi công sở làm việc là một “triều đình” thu nhỏ, ngoại trừ người đứng đầu là vua chúa thì trong 4 loại: trọng thần, thái giám, quan lại thông thường, dũng tướng, bạn sẽ phân bổ nhân viên của mình vào vị trí như thế nào cho hợp lý?

1. Trọng thần
 

“Trọng thần” chính là kiểu người được trọng dụng và tin tưởng nhất tại công ty. Họ là những người có năng lực tốt có chuyên môn tốt, trung thành và sẵn sàng cống hiến hết mình vì công việc. Các trọng thần được xem như cánh tay phải đắc lực của các nhà lãnh đạo và thường được giữ các vị trí nòng cốt trong công ty. Lịch sử tiêu biểu có 2 cái tên là Chu Du và gia Cát Lượng.

2. Thái giám
 

Khi xem các bộ phim cổ trang, ta có thể thấy thái giám là kiểu nhìn lên thì được yêu thích mà nhìn xuống thì đầy người ghét. Họ thường nịnh nọt và cố làm hài lòng người lãnh đạo. Thậm chí rất ba phải có thể thân thiết với người này hôm nay vì họ ở vị trí cao nhưng có thể quay lưng lại ngay lập tức nếu người này ngày mai bị giáng chức.

Trên thực tế, các thái giám cũng có những “nỗi khổ’ riêng và cũng khá đáng thương. Thay vì  nói sự thăng tiến của họ là vì tâng bốc thì có lẽ là vì chủ công cần họ nhiều hơn. Chẳng hạn như trợ lý giám đốc, tài vụ, quản lý nhân lực, đây là những vị trí rất hợp với chức vụ thái giám. Thực ra người quản lý cũng biết năng lực của các thái giám là có hạn, nhưng năng lực có hạn cũng là một loại năng lực cạnh tranh. Và cũng không có người lãnh đạo nào muốn có một tài vụ hay quản lý nhân sự đầy dã tâm ở bên mình cả.

COI CÔNG SỞ LÀ "TRIỀU ĐÌNH" - PHÂN BỔ NHÂN VIÊN HỢP LÝ?

3. Quan lại thông thường 
 

Đây là kiểu người phổ biến nơi công sở. Họ có thành tích bình thường, không bon chen hay tranh giành đố kị với ai. Việc của họ là nghĩ xem làm thế nào để làm tốt việc của mình.

4. Dũng tướng
 

Đây là tầng lớp thú vị nhất trong công ty. Họ có chiến tích nhiều, khả năng chiến đấu mạnh mẽ, rảnh rỗi còn học hỏi để tích lũy kinh nghiệm, vấn đề là yêu cầu về vật chất của họ không nhiều, lòng chính nghĩa tỷ lệ thuận với năng lực, gay go hơn là năng lực quá giỏi và không dễ nắm bắt hay kiểm soát. Đối với kiểu nhân viên này, các doanh nghiệp luôn có thái độ vừa yêu vừa hận. Yêu là bởi khi cần ra một chiêu gì đó thật lớn đều sẽ cần đến mấy vị anh hùng này, hận ở chỗ nếu không đối đãi tử tế họ sẽ chạy sang công ty đối thủ. Điều này có nghĩa là bạn khó khăn lắm mới đào tạo được một dũng tướng, chiêu lớn còn chưa kịp ra, nói không chừng bản thân còn phải tiếp chiêu của người khác. Đứng giữa việc ra chiêu và tiếp chiêu, nhiều doanh nghiệp sẽ lựa chọn để các dũng tướng tránh xa khỏi các vị trí nòng cốt. Ở các vị trí nòng cốt, quan lại thông thường vẫn tốt hơn là các dũng tướng.

Tại nơi làm việc ngày nay, dũng tướng xung phong giết giặc, trọng thần cố thủ tại tổng bộ, thái giám ở trong triển khai hoạt động nhân lực, tài chính, quan lại thông thường thì đi lăn lộn khắp nơi. Bố cục như vậy trông có vẻ không thỏa đáng, nhưng nó thực sự là cơ chế tối ưu để tối đa hóa hiệu quả của các hoạt động nội bộ trong doanh nghiệp, thay vì nói đó là một chiến thuật, tốt hơn nên nói rằng đó là một chế ước giúp đảm bảo sự cân bằng trong công ty.

*Biên soạn theo Trí thức trẻ

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger