Trường doanh nhân HBR ×

HỌC HỎI TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Nội dung [Hiện]

Triết lý kinh doanh của những ông lớn hàng đầu thế giới là những bài học đắt giá cho các doanh nghiệp học tập theo. Ngay dưới đây hãy cùng phân tích chi tiết triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và Việt Nam để tự rút ra những bài học đắt giá nhé!

HỌC HỎI TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1. Triết lý kinh doanh của Vinamilk

Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk được biết đến là “ông lớn” trong ngành sữa dinh dưỡng tại Việt Nam với hơn 30 năm hoạt động. Vinamilk không chỉ dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm sữa trong nước mà còn khẳng định được thế mạnh của mình khi đã xâm nhập thị trường nước ngoài tại nhiều quốc gia Châu Á, Châu Âu. 

Triết lý kinh doanh nổi bật của Vinamilk:

“Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế, chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng"

1 - Cam kết chất lượng sản phẩm tốt nhất 

Từ những năm 2000 đến nay, Vinamilk luôn dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Cho đến hiện tại, Vinamilk vẫn luôn đầu tư mạnh mẽ vào dây chuyền sản xuất. Đầu tư vào nguyên liệu, đặc biệt là việc mở rộng các trang trại nuôi bò sữa tại Mộc Châu. 

2 - Luôn đảm bảo giá cả ổn định

Vinamilk luôn là thương hiệu duy trì mức giá ổn định từ năm 2008 cho tới hiện tại. Đúng như triết lý kinh doanh của mình, Vinamilk khẳng định sẽ trở thành người bạn đồng hành, luôn đảm bảo sức khỏe luôn cùng khách hàng chia sẻ mọi khó khăn. Công ty hướng tới mở rộng các chương trình thúc đẩy tiêu thụ tuy nhiên vẫn luôn giữ được chất lượng sản phẩm chứ không chạy đua theo lợi nhuận mà quên đi giá trị cốt lõi.

3 - Mạng lưới phân phối rộng khắp 

Để có thể thực hiện được mục tiêu “sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ”. Vinamilk luôn hướng tới triển khai mở rộng kênh phân phối cả trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp đã triển khai bán sản phẩm tại các kênh siêu thị, đại lý, bán lẻ, tại các cửa hàng phân phối, thông qua các kênh truyền thông… Từ đó, Vinamilk đã đem sản phẩm có mặt rộng khắp cả nước và thành công thâm nhập vào thị trường quốc tế ở khắp 40 quốc gia, từ khu vực Đông Nam Á cho tới Châu Âu. 

4 - Coi trọng việc chăm sóc khách hàng

Trong triết lý kinh doanh của mình, Vinamilk luôn đề cao và nhấn mạnh yếu tố khách hàng là trung tâm. Vì thế, doanh nghiệp luôn nỗ lực đầu đào tạo nhân sự chỉn chu trong khâu tư vấn và chăm sóc khách hàng. Vinamilk có quy trình giải đáp thắc mắc của khách hàng siêu nhanh chóng, phản hồi và xử lý mọi vấn đề khách hàng gặp phải tận tình và rõ ràng. 

HỌC HỎI TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Triết lý kinh doanh của Vinamilk 

XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAMILK - BÀI HỌC LỚN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT

XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINAMILK - ĐIỀU LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY SỮA VIỆT

2. Triết lý kinh doanh của Vingroup

Vingroup được biết đến là tập đoàn kinh tế tư nhân số 1 tại Việt Nam, với giá trị vốn hóa thị trường là 16 tỷ đô la Mỹ. Vingroup trở thành một biểu tượng doanh nghiệp trường kỳ tại Việt Nam, có độ tăng trưởng siêu nhanh chóng. Trong vòng 10 năm, với xuất phát điểm trong lĩnh vực bất động sản, hiện nay Vingroup đã phát triển rộng khắp và chiếm lĩnh toàn bộ thị trường từ giáo dục, du lịch, cho đến công nghiệp ô tô.

Triết lý kinh doanh của Vingroup:

“Mục tiêu của tôi là làm đẹp cho đời. Không quan trọng mình có bao nhiêu tài sản mà quan trọng là làm sao cho đẹp, góp phần thay đổi bộ mặt đất nước một chút. Dĩ nhiên, trong chiến lược ấy là thêm lợi nhuận để có thể tiếp tục xây dựng. Cho nên bất kỳ bất động sản nào được giá tốt là mình bán ngay, để có tiền xây cái khác"

Triết lý kinh doanh nổi tiếng này được thể hiện rõ nét trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhất. Khi Covid-19 bùng phát, các lĩnh vực đều bị đình trệ và ảnh hưởng. Trong thời điểm đó, ông Phạm Nhật Vượng đã chọn phương án tạm ngưng bán sản phẩm bất động sản để tránh tạo áp lực chung cho thị trường.

Quan điểm của ông Phạm Nhật Vượng trong kinh doanh là: “Quan điểm của tôi là nhất định không làm loãng giá. Tôi thà đi vay tiền, thậm chí bán những tài sản khác để cấp dòng tiền, hoặc chấp nhận bán cổ phần. Tôi chấp nhận thiệt hại về mình để không gây thiệt hại cho khách hàng đã mua sản phẩm của mình“. 

Vingroup luôn đảm bảo bám sát triết lý kinh doanh xem trọng khách hàng, xem trọng xã hội và những giá trị đem tới cộng đồng. Hiện nay Vingroup đang hướng tới những giá trị to hơn, không chỉ riêng cho người dân Việt mà còn hướng tới tạo dựng thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, có danh trên toàn thế giới. Điều mà doanh nghiệp Vingroup hướng đến không chỉ là những giá trị về mặt vật chất mà còn phát triển giá trị tinh thần cho dân tộc và bộ mặt của Việt Nam. 

HỌC HỎI TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Triết lý kinh doanh của Vingroup

3. Triết lý kinh doanh của Viettel

Viettel có giá trị thương hiệu lên đến hơn 8 tỷ USD, thuộc top 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới và nằm trong top 30 thương hiệu viễn thông có giá trị lớn nhất thế giới. Viettel được biết đến là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, cung cấp các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin, viễn thông, bưu chính… 

Triết lý kinh doanh nổi bật của Viettel: “Cộng hưởng đế tạo nên sự khác biệt"

Đối với Viettel, sự cộng hưởng chính là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp mở rộng thêm cơ hội đổi mới và khẳng định vị thế của mình. Viettel đã khẳng định được sự hiện đại, đa dạng và quy mô, mang trọng trách quốc gia vươn tầm quốc tế. 

Viettel nhấn mạnh: Mỗi khách hàng là một con người - một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo"

Viettel đã không ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo, đem đến cho khách hàng những giá trị chất lượng hơn trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Chính vì thế, khách hàng trung thành vẫn luôn ở lại và cho tới ngày nay họ vẫn ưu tiên sử dụng dịch vụ, sản phẩm của Viettel.

 HỌC HỎI TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Triết lý kinh doanh của Viettel

4. Triết lý kinh doanh của FPT

FPT được biết đến là công ty công nghệ viễn thông đi đầu trong chuyển đổi số. Cho tới hiện nay, FPT đã cung cấp dịch vụ tới 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Với sứ mệnh tiên phong đem kết nối đến với mọi người dân, mọi gia đình Việt Nam, FPT luôn nỗ lực thực thi và theo đuổi chiến lược: “Mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, “lấy khách hàng làm trọng tâm”

FPT có 3 triết lý kinh doanh: “Hài hòa - Nhất quán - Con người là giá trị cốt lõi" với mục tiêu trở thành tập đoàn công nghệ toàn cầu.

Sự hài hòa thể hiện trong việc tích hợp mọi dịch vụ với nhau trên 1 kết nối duy nhất, giúp khách hàng có thể tận hưởng toàn bộ dịch vụ kết nối băng thông rộng rãi trong cuộc sống. 

Đồng thời con người (nhân viên và khách hàng) là giá trị cốt lõi mà FPT luôn hướng tới xây dựng. Tập trung đầu tư vào tay nghề nhân viên, hướng tới giá trị cao cho khách hàng, đem đến sự hài lòng và giữ chân khách hàng. 

HỌC HỎI TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Triết lý kinh doanh của FPT 

5. Triết lý kinh doanh của Starbuck

Starbucks ra đời từ năm 1971. Mục đích kinh doanh ban đầu của Starbucks là bán hạt cafe rang sẵn với những thiết bị pha chế. Tuy nhiên, cho tới năm 1986, Howard Schultz đã mua lại Starbucks và hợp nhất với sữa hàng của mình. Từ đây, Starbucks đã chuyển mình và trở thành một trong những thương hiệu cafe lớn trên thế giới. Tại Việt Nam năm 2013, Starbucks cũng đã bước chân vào và gây sốt thị trường. 

Triết lý kinh doanh của Starbucks nhấn mạnh vào không gian và địa điểm tiếp cận khách hàng:

“Chúng tôi muốn cung cấp mọi thứ thoải mái nhất như ở nhà và cơ quan của bạn. Tại đây, bạn hoàn toàn có thể ngồi vào một cái ghế đẹp, nói chuyện tán mgẫu với bạn bè, ngắm nhìn đường phố qua những khung cửa sổ, lướt web… và thưởng thức một ly cafe tuyệt hảo"

Không những thế, Starbucks luôn nỗ lực để trở thành công ty có trách nhiệm, có đạo đức kinh doanh. Mục tiêu này của Starbucks được thể hiện trong kế hoạch thu mua có trách nhiệm và hỗ trợ khoản vay cho người nông dân cũng như các chương trình bảo tồn rừng. Ngoài ra, Starbucks cũng tạo cơ hội về giáo dục, đào tạo việc làm cho người trẻ. 

XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA STARBUCKS - BÀI HỌC NÀO CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH CAFE

6. Triết lý kinh doanh của Nike

Nike ra đời năm 1971 trên danh nghĩa chính thức. Tuy nhiên, sự khởi nguồn bắt đầu từ năm 1957 trong cuộc hội ngộ giữa 2 con người ở trường đại học Tổng hợp Oregon Mỹ đó là Bill Bowerman và Phil Knight. Họ đã giúp Nike trở thành thương hiệu nổi tiếng và có giá nhất trên lĩnh vực sản phẩm thể thao. 

Triết lý kinh doanh của Nike:

“Không nên tin những ai quả quất rằng không thể cải tiến được những gì đã được coi là hoàn hảo. Hoàn hảo không phải là hằng số và bất biến. Một khi đã có cái hoàn hảo thì sẽ có cái còn hoàn hảo và không bao giờ có cái hoàn hảo vĩnh viễn"

Họ luôn hướng tới khích lệ lao động sáng tạo, luôn hướng tới nâng cấp sản phẩm và tạo ra những đổi mới. Nike luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để trở nên tốt hơn. Chính điều này đã giúp Nike luôn sở hữu những sản phẩm sáng tạo nhất thế giới và phục vụ cho người tiêu dùng trên toàn cầu. Sự đổi mới cũng chính là niềm tự hào và là dòng thủy lưu xuyên suốt của Nike từ khi mới thành lập tới giờ. 

XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA NIKE - BÁN TRIẾT LÝ SỐNG CHỨ KHÔNG BÁN SẢN PHẨM

Trên đây là những triết lý kinh doanh nổi tiếng từ các doanh nghiệp lớn trong nước và trên thế giới mà ban lãnh đạo nên học tập. Triết lý kinh doanh đúng đắn sẽ là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp vượt qua mọi thử thách và vững vàng hơn trên thị trường. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger