Trường doanh nhân HBR ×

CÁC MARKETER NÊN CÂN NHẮC SỬ DỤNG MARKETING 5P TRONG CHIẾN LƯỢC SẮP TỚI

Nội dung [Hiện]

Trong một môi trường kinh doanh đầy khắc nghiệt, việc xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Và trong hành trình đó, sự kết hợp hoàn hảo của Marketing 5P đã trở thành một cú hích quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Vì sao Marketing 5P được sử dụng rộng rãi những năm trở lại đây, tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Marketing 5P là gì?

Marketing 5P là một mô hình được doanh nghiệp sử dụng để nghiên cứu, phân tích và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách toàn diện. 

Được mở rộng từ mô hình gốc 4P, Marketing 5P tập trung không chỉ vào sản phẩm (product), giá cả (price), điểm bán và nhà phân phối (place) và quảng cáo, tiếp thị (promotion), mà còn bổ sung yếu tố con người (people). Với yếu tố con người này, người làm marketing có thể hiểu sâu hơn về tâm lý và hành vi mua sắm của khách hàng. Đồng thời tạo mối quan hệ gắn kết mạnh mẽ giữa khách hàng và thương hiệu. 

Việc giải mã yếu tố thứ 5 trong Marketing 5P cho phép người làm marketing có công thức toàn diện để nắm bắt tâm lý khách hàng.

Mô hình 5P trong Marketing có thêm yếu tố People so với 4P
Mô hình 5P trong Marketing có thêm yếu tố People so với 4P

2. Mối quan hệ giữa mô hình 5P và tháp nhu cầu Maslow

Nhìn chung, marketing là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông qua các hoạt động cụ thể. Bởi vậy, nhu cầu của khách hàng luôn được lấy làm “tâm” để nhà quản trị triển khai lên nhiều chiến dịch thành công. Trong đó, tháp nhu cầu Maslow là khái niệm được sử dụng để xác định từng tầng, từng cấp độ mong muốn của mỗi cá nhân. Nếu kết hợp với mô hình 5P thì việc phân tích và nằm lòng tâm lý khách hàng là chuyện không khó khăn đến thế. 

  • Purpose (Mục đích): Doanh nghiệp cần làm cho khách hàng cảm thấy được hỗ trợ giải quyết vấn đề, nỗi đau của họ một cách triệt để

  • Pride (Niềm tự hào): Doanh nghiệp cần làm cho khách hàng cảm thấy tự hào, được hãnh diện khi được cầm trên tay và sử dụng sản phẩm của bạn

  • Partnership (Đối tác): Doanh nghiệp cần làm cho khách hàng cảm thấy gần gũi, thân thiện và có một môi trường hợp tác tốt với bạn. Điều này có thể đạt được thông qua việc xây dựng một sự tương tác chân thành, lắng nghe khách hàng và đáp ứng vào nhu cầu của họ

  • Protection (Bảo vệ): Khách hàng cần cảm thấy an tâm và tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của bạn. Điều này có thể được đảm bảo bằng cách cung cấp chất lượng cao, đáng tin cậy và hỗ trợ sau bán hàng tốt

  • Personalization (Cá nhân hóa): Cuối cùng, cá nhân hóa là một yếu tố quan trọng để khách hàng cảm thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra đặc biệt dành riêng cho họ. Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của từng khách hàng và đáp ứng chúng một cách linh hoạt và phù hợp

4P trong marketing thì coi trọng sản phẩm nhưng 5P lại đề cao lợi ích và nhu cầu khách hàng. Chính vì thế chiến lược 5P dần trở nên tốt hơn trong thời điểm hiện tại

Doanh nghiệp có thể sử dụng tháp nhu cầu Maslow để xây dựng mô hình Marketing 5P
Doanh nghiệp có thể sử dụng tháp nhu cầu Maslow để xây dựng mô hình Marketing 5P

3. Vì sao nên áp dụng Marketing 5P trong doanh nghiệp

Mô hình Marketing 5P và đặc biệt với sự kết hợp với tháp nhu cầu Maslow đang nhân được đánh giá cao nhất từ các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay bởi

Khách hàng đang “làm chủ” hơn quá trình mua sắm của mình. Họ có thể tìm kiếm và tiếp cận các thông tin về sản phẩm một cách dễ dàng. Chính vì vậy, họ càng trở nên nhạy cảm với các nội dung quảng cáo trên mạng xã hội. Mỗi doanh nghiệp cần có một giải pháp dài hạn, nghiên cứu chi tiết, mang tính cá nhân hóa cho từng khách hàng. 

Với mô hình Marketing 5P kết hợp cùng với tháp nhu cầu Maslow đã phân tích chuyên sâu từng khía cạnh, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra những giải pháp trong việc giải quyết được nỗi đau của khách hàng một cách triệt để. 

4. Cách xây dựng mô hình Marketing 5P

Cách xây dựng mô hình Marketing 5P cũng tương tự như xây dựng mô hình Marketing 4P tuy nhiên sẽ có một vài điểm cải tiến hơn so với những mô hình Marketing 4P.

4.1. Product (Sản phẩm)

Để xây dựng được chiến lược sản phẩm trong mô hình Marketing 5P doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi như:

  • Doanh nghiệp đang bán cái gì?

  • Sản phẩm của doanh nghiệp có gì nổi bật so với đối thủ? Điều gì khiến khách hàng sẵn sàng chi chi tiền để mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn?

  • Giá trị cốt lõi, giá trị khác biệt mà doanh nghiệp đem đến cho khách hàng là gì? 

Sau khi xác định được những câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ bắt tay vào xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược sản phẩm bao gồm các yếu tố như: 

Chiến lược

Mô tả

Nhãn hiệu

- Xây dựng và quản lý nhãn hiệu của sản phẩm.

- Tạo dựng hình ảnh, giá trị và sự nhận diện đặc trưng cho nhãn hiệu. 

- Tạo lòng tin và niềm tin vào nhãn hiệu.

Tập hợp sản phẩm

- Đa dạng hóa dòng sản phẩm của một doanh nghiệp. 

- Mở rộng thị trường tiềm năng và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Dòng sản phẩm

- Phát triển và quản lý một dòng sản phẩm cụ thể. 

- Tập trung nguồn lực và nỗ lực tiếp thị vào một lĩnh vực cụ thể. 

- Tối ưu hóa giá trị của dòng sản phẩm đó.

Sản phẩm riêng lẻ

- Quản lý và phát triển các sản phẩm riêng lẻ.

- Thiết kế, chất lượng, tính năng và giá cả. 

- Tạo ra giá trị độc đáo và tăng cường sự cạnh tranh.

Vòng đời sản phẩm

- Quản lý sản phẩm trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời. 

- Giai đoạn giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. 

- Định hướng chiến lược phù hợp với từng giai đoạn.

- Tối ưu hóa lợi nhuận và sự tồn tại của sản phẩm.

Chiến lược sản phẩm trong Marketing 5P

4.2. Price (Giá)

Chiến lược về giá cũng tương tự như sản phẩm, bạn cần đưa ra những câu dẫn, lời kêu gọi đánh đúng vào tâm lý khách hàng như:

  • Sản phẩm, dịch vụ của bạn có mức giá bao nhiêu?

  • Giá trị như thế nào so với tầm giá đó?

  • Khách hàng nhận được gì so với số tiền bỏ ra?

Tùy vào đặc điểm sản phẩm, giá thành sản phẩm chung trên thị trường mà doanh nghiệp cần chọn cho sản phẩm, dịch vụ của mình một chiến lược giá phù hợp. Lưu ý cần cân bằng giữa giá cả và chi phí sản phẩm để doanh nghiệp có chỉ số tăng trưởng dương.

Chiến lược giá

Mô tả

Chiến lược giá thâm nhập thị trường

Đặt giá sản phẩm ở mức thấp hơn so với các đối thủ trong thị trường để thu hút khách hàng mới và tạo lợi thế cạnh tranh.

Chiến lược giá hớt váng

Ban đầu đưa ra mức giá rất thấp để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Sau đó, tăng giá dần khi đã có lượng khách hàng đủ để tạo lợi nhuận.

Chiến lược giá theo dòng sản phẩm

Đặt các mức giá khác nhau cho các sản phẩm trong cùng một dòng sản phẩm, tùy thuộc vào đặc điểm và giá trị của từng sản phẩm.

Chiến lược giá theo tâm lý

Đặt giá sản phẩm để tạo ra sự ảnh hưởng tâm lý đối với khách hàng, ví dụ như sử dụng giá kết thúc bằng số 9 để tạo cảm giác giá rẻ hơn.

Chiến lược giá theo combo

Kết hợp nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ lại với một mức giá ưu đãi hơn so với việc mua từng sản phẩm một, nhằm khuyến khích khách hàng mua nhiều.

Chiến lược giá cạnh tranh

Đặt giá sản phẩm cạnh tranh hoặc thấp hơn so với các đối thủ để thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường.

Chiến lược giá khuyến mãi

Áp dụng giá ưu đãi, giảm giá hoặc các chương trình khuyến mãi nhằm tạo sự hấp dẫn và khuyến khích khách hàng mua hàng.

Chiến lược giá theo phân khúc

Đặt giá sản phẩm khác nhau cho từng phân khúc thị trường, dựa trên yếu tố như thu nhập, độ tuổi, vị trí địa lý, nhu cầu đặc biệt…

Chiến lược giá tùy theo khu vực

Đặt giá sản phẩm khác nhau cho từng khu vực địa lý, phản ánh sự khác biệt trong chi phí vận chuyển, thuế và yếu tố địa phương khác.

Chiến lược định giá động

Đặt giá sản phẩm dựa trên yếu tố động, như sự biến động của cung cầu, giá thành nguyên vật liệu, chi phí sản xuất…

Chiến lược về giá trong Marketing 5P

4.3. Place (Địa điểm)

Trong Chiến lược Marketing 4P, thành phần "Place" (địa điểm) đề cập đến cách thức và nơi mà khách hàng có thể mua sản phẩm hoặc tiếp cận dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là yếu tố liên quan đến việc định vị và phân phối sản phẩm đến khách hàng mục tiêu. Dưới đây là một số phương thức phân phối sản phẩm phổ biến như:

Chiến lược

Mô tả

Phân phối đại trà

- Tập trung vào việc phân phối sản phẩm đến nhiều kênh phân phối rộng lớn. 

- Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng.

Phân phối độc quyền

- Phân phối độc quyền sản phẩm cho một số đối tác phân phối. 

- Tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách đặc biệt.

Phân phối chuyên sâu

- Tập trung xây dựng hệ thống phân phối mạnh mẽ và sâu rộng cho khu vực, thị trường hoặc ngành công nghiệp cụ thể.

Phân phối chọn lọc

- Lựa chọn kênh phân phối chất lượng cao và phù hợp. 

- Tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách tối ưu.

Nhượng quyền

- Chuyển giao quyền phân phối cho các đối tác nhượng quyền. 

- Sử dụng thương hiệu và hệ thống phân phối của doanh nghiệp để tiếp cận khách hàng trên khu vực hoặc ngành công nghiệp cụ thể.

Chiến lược về địa điểm trong Marketing 5P

4.4. Promotion (Xúc tiến)

Trong chiến lược Marketing 5P, thành phần Promotion (Xúc tiến) là một phần quan trọng để xây dựng và duy trì nhận diện thương hiệu, tăng cường sự nhận biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp. Một số công cụ xúc tiến được sử dụng phổ biến hiện nay phải kể đến như:

Phương pháp tiếp thị

Mô tả

Quảng cáo

Sử dụng các kênh truyền thông để thông báo và quảng bá về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu.

Khuyến mãi

Áp dụng các hoạt động khuyến mãi, chiết khấu, quà tặng và chương trình giảm giá để kích thích sự mua hàng và tăng doanh số bán hàng.

Quan hệ công chúng

Xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng, khách hàng và các bên liên quan khác thông qua viết bài báo, tổ chức sự kiện, tài trợ và công tác từ thiện.

Bán hàng cá nhân

Sử dụng các nhân viên bán hàng chuyên nghiệp để tư vấn và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua gặp gỡ trực tiếp và thuyết trình.

Marketing trực tiếp

Sử dụng các phương pháp truyền thông trực tiếp như email marketing, tin nhắn SMS, cuộc gọi điện thoại và thư trực tiếp để tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng mục tiêu.

Các công cụ về xúc tiến trong Marketing 5P

4.5. People (Con người)

Có hai điều bạn cần phải đảm bảo ở chữ P cuối cùng này, thứ nhất phân tích và xác định rõ khách hàng của mình là ai. Thứ hai, nhân lực đảm bảo các công việc có đầy đủ không. Hãy phân bổ các đầu công việc đến từng cá nhân một.

Trước tiên về chân dung khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Một vài yếu tố cần lưu ý phải kể đến như

1 - Khách hàng 

Yếu tố

Mô tả

Độ tuổi

Phạm vi độ tuổi của khách hàng mục tiêu (ví dụ: 18 - 24, 25 - 34, 35 - 44...)

Giới tính

Giới tính của khách hàng (nam, nữ, giới tính khác)

Vị trí địa lý

Địa lý hoặc khu vực mà khách hàng đang sinh sống hoặc hoạt động (ví dụ: thành phố, quốc gia, vùng)

Thu nhập

Mức thu nhập ước tính hoặc phân khúc thu nhập của khách hàng (ví dụ: dưới 30 triệu đồng/tháng, 30 - 50 triệu đồng/tháng...)

Sở thích và sở trường

Các sở thích, sở trường hoặc lĩnh vực quan tâm của khách hàng (ví dụ: thể thao, âm nhạc, công nghệ, nghệ thuật...)

Hành vi tiêu dùng

Các hành vi mua hàng, thói quen tiêu dùng hoặc quyết định mua hàng của khách hàng (ví dụ: mua hàng trực tuyến, mua hàng từ cửa hàng vật lý, mua theo xu hướng...)

Nhu cầu và vấn đề

Nhu cầu, mong muốn hoặc vấn đề mà khách hàng muốn giải quyết thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp

Mục tiêu và giá trị

Mục tiêu cá nhân hoặc giá trị quan trọng đối với khách hàng (ví dụ: tiết kiệm thời gian, chất lượng sản phẩm, trải nghiệm tốt, giá cả hợp lý...)

Kênh tiếp cận

Các kênh mà khách hàng thường sử dụng để tìm kiếm thông tin hoặc mua hàng (ví dụ: mạng xã hội, trang web, cửa hàng, trang thương mại điện tử...)

Thông tin demographics

Thông tin đặc trưng về khách hàng như trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, gia đình...

Thông tin hành vi online

Hành vi trực tuyến của khách hàng như quyết định mua hàng dựa trên đánh giá, hoạt động trên mạng xã hội, tìm kiếm thông tin trực tuyến...

Chân dung khách hàng trong Marketing 5P

2 - Nhân sự trong tổ chức

Nhân sự là những người tạo ra doanh số cũng như giao tiếp với khách hàng. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nhân sự của mình có thể đáp ứng công việc một cách hoàn hảo. Để làm được như vậy, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu suất nhân viên thường xuyên dựa trên các yếu tố như:

Yếu tố

Mô tả

Kiến thức và kỹ năng

Mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc.

Hiệu suất công việc

Mức độ hoàn thành công việc và đạt được mục tiêu đề ra trong thời gian nhất định.

Sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề

Khả năng nghĩ ra ý tưởng mới, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và tìm ra các phương pháp hiệu quả để vượt qua khó khăn.

Tinh thần làm việc nhóm

Khả năng làm việc cùng đồng nghiệp, hỗ trợ và góp phần vào thành công của đội nhóm.

Tương tác và giao tiếp

Khả năng giao tiếp hiệu quả, lắng nghe và tương tác với khách hàng và đồng nghiệp.

Đạo đức nghề nghiệp

Tuân thủ quy định và nguyên tắc nghề nghiệp, có ý thức về trách nhiệm và đạo đức trong công việc.

Tự chủ và quản lý thời gian

Khả năng tổ chức công việc, quản lý thời gian và hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.

Sự phát triển cá nhân

Sự khao khát học hỏi, phát triển bản thân và nỗ lực để nâng cao kỹ năng và hiệu suất làm việc.

Tinh thần cống hiến

Sự cam kết và tận tụy trong công việc, sẵn lòng làm việc thêm giờ và đóng góp tích cực cho sự phát triển của tổ chức.

Đánh giá từ đồng nghiệp

Phản hồi và đánh giá từ đồng nghiệp về hiệu suất và tương tác của nhân viên trong công việc.

Đánh giá từ cấp quản lý

Phản hồi và đánh giá từ cấp trên về hiệu suất và đóng góp của nhân viên trong công việc.

Bảng đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có phương án đào tạo nhân sự nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ, xây dựng văn hóa học tập đổi mới không ngừng trong tổ chức bằng cách tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, hội thảo, khóa học trao đổi chuyên môn giữa các thành viên trong tổ chức.

5. Những lưu ý khi chuyển đổi chiến lược marketing

Nếu bạn đang có ý định áp dụng chiến lược marketing 5P thì đây là 3 yếu tố cơ bản cần quan tâm

5.1. Bước ra khỏi vùng an toàn

Để chuyển đổi chiến lược marketing, các công ty cần dám bước ra khỏi vùng an toàn của mô hình marketing 4P truyền thống, mà nhiều công ty đã sử dụng trong nhiều thập kỷ và đạt được thành công. Yoplait, một thương hiệu yogurt toàn cầu thuộc sở hữu của General Mills, đã thành công bằng cách áp dụng một chiến lược marketing khác. Thay vì tiếp tục sản xuất hàng loạt, Yoplait đã tập trung vào chiến lược content marketing và dòng sản phẩm yogurt truyền thống, kết nối với văn hóa địa phương.

Trong chiến lược marketing 5P, cá nhân hóa là yếu tố quan trọng. Yoplait - một hãng sữa chua nổi tiếng hàng đầu, nhận ra rằng người tiêu dùng thường tự hào khi sử dụng các sản phẩm liên quan đến ẩm thực truyền thống của từng quốc gia. Do đó, Yoplait đã tạo ra dòng sản phẩm yogurt theo cách truyền thống của Pháp, đựng trong lọ thủy tinh và có tên gọi bằng tiếng Pháp. Để tăng thêm cảm giác tự hào cho người tiêu dùng, dòng sản phẩm yogurt Pháp "Oui" của General Mills được quảng bá là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không chứa GMO với danh sách nguyên liệu đơn giản.

5.2. Thời điểm là tất cả

Cấp độ cá nhân hóa theo cùng cả thời điểm hiện nay không có nhiều doanh nghiệp đạt được, nhưng đây lại chính mà một nguyên tắc quan trọng giúp bạn chuyển đổi mô hình 5P thành công. Điều này được thể hiện ở ngay ví dụ sau đây, bạn gửi các thông tin về các chương trình ưu đãi, khuyến mại đến cho khách hàng. Nếu đúng thời điểm họ đang có nhu cầu thì đương nhiên họ sẽ bị thu hút ngay lập tức và thậm chí là đưa ra quyết định mua sắm của mình luôn. Nhưng ngược lại, thông tin này lại được đưa ra khi họ vừa mua xong thì tất nhiên nó lại không còn giá trị gì đối với cá nhân họ.

5.3. Chuyển hướng từ sản phẩm sang platform

Ban đầu, Tiki.vn được thành lập như một trang web thương mại điện tử bán sản phẩm trực tuyến, tập trung chủ yếu vào bán sách và các sản phẩm điện tử. Tuy nhiên, sau đó, họ đã mở rộng và phát triển trở thành một sàn thương mại mua sắm trực tuyến đa dạng.

Tiki.vn đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình để bao gồm nhiều ngành hàng khác nhau như thời trang, điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm, đồ chơi và nhiều hơn nữa. Họ cũng tạo ra một hệ thống đối tác và nhà cung cấp để cung cấp các sản phẩm đa dạng cho người dùng. Ngoài ra, Tiki.vn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy để mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng.

Những lưu ý khi chuyển đổi chiến lược Marketing 5P
Những lưu ý khi chuyển đổi chiến lược Marketing 5P

Trong việc xây dựng chiến lược marketing, việc hiểu rõ khách hàng và nhu cầu của họ là yếu tố quan trọng. Marketing 5P cung cấp khung nhìn toàn diện về cách khách hàng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Mong rằng với bài viết trên, doanh nghiệp sẽ có thể áp dụng chiến lược Marketing 5P để giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger