Trường doanh nhân HBR ×

CEO AMAZON: THÀNH CÔNG KHÔNG DÀNH CHO "CHỦ NGHĨA AN TOÀN"

Nội dung [Hiện]

Trở thành trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon với tiền thân chỉ là trang web bán lẻ sách, ông chủ Jeff Bezos đã không ít lần gặp chướng ngại vật và thất bại trên con đường đi đến thành công. Câu nói: “Thành công không dành cho những người theo chủ nghĩa an toàn” theo Jeff Bezos nó hoàn toàn đúng với các doanh nhân đang có ý định khởi nghiệp và theo đuổi đam mê kinh doanh.

1. Sẵn sàng đón nhận rủi ro và thất bại lớn
 

Khi muốn xây dựng sự nghiệp bạn nên biết rằng, con đường làm giàu không hề bằng phẳng và dễ dàng. Thông điệp mà nhà sáng lập và CEO Amazon dành cho các nhà khởi nghiệp đó là: Hãy sẵn sàng đón nhận những rủi ro và thất bại lớn.

Bezos đã phát biểu thông điệp này tại hội nghị Amazon’s re:Mars vào thứ Năm ở Las Vegas, sau khi được hỏi về khuyên dành cho những ai đang xem xét bắt đầu sự nghiệp của riêng mình.

"Hãy mạo hiểm. Bạn phải sẵn sàng mạo hiểm. Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh mà không có rủi ro, nó có thể đã được thực hiện rồi", ông nói, theo một bản ghi chép của Amazon. "Bạn phải có thứ gì đó không vận hành. Trên nhiều phương diện, nó sẽ là một sự thử nghiệm".

Ông nói rằng sẽ có nhiều thử nghiệm như vậy thất bại, nhưng những "thất bại lớn" là một phần quan trọng của hành trình đến với thành công.

"Chúng tôi luôn chấp nhận rủi ro, chúng tôi nói về thất bại", Bezos chia sẻ. "Chúng tôi cần những thất bại lớn để thúc đẩy sự thay đổi. Nếu không, bạn sẽ không đủ linh hoạt. Bạn thực sự nên xoay sở tích cực, và bạn có thể sẽ thất bại, nhưng điều đó là không sao cả."

Bezos thành lập Amazon vào năm 1995 chỉ với 10 nhân viên. Kể từ đó ông đã biến nó trở thành một trong những công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới, với vốn hóa thị trường gần 860 tỷ USD.

Ông cho rằng ngoài chấp nhận rủi ro và thất bại, các doanh nhân cũng phải đam mê. "Bạn sẽ phải cạnh tranh với những người đam mê."

CEO AMAZON: THÀNH CÔNG KHÔNG DÀNH CHO "CHỦ NGHĨA AN TOÀN"

Jeff Bezos - Người sáng lập, CEO của Amazon (Ảnh: Internet)

2. Liều lĩnh và mạo hiểm
 

Jeff Bezos được cho là người liều lĩnh nhất trong giới kinh doanh. Điều đặc biệt so với các ông chủ khác, thành lập một doanh nghiệp để lấy lãi để làm giàu thì không ít người bất ngờ rằng trong vòng suốt 8 năm thành lập, Amazon không hề đem lại một đồng lãi nào. Jeff Bezos còn chi tiền để mua hơn 1 triệu đầu sách để sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Đây là một quyết định quá liều lĩnh và dại dột. Thay vì tìm cách nào để kiếm lời nhanh nhất, Jeff Bezos lại tung ra chiến lược đánh trúng tâm lý và lợi ích khách hàng bằng cách ông đưa ra những ưu đãi như mơ, gửi sản phẩm miễn phí và giao hàng tận nhà và đúng hạn cho tất cả các khách hàng. “Sự hào phóng” của Jeff Bezos không phải CEO nào trên thế giới cũng dám làm.

Không phụ lòng của ông chủ tài ba và đầy tham vọng này, năm 2003 doanh thu của Amazon đạt 5 tỷ USD tăng 34% và tiếp tục tăng mạnh vào những năm sau đó. Đúng như cái tên mà ông đã đặt cho trang web của mình Amazon – con sông lớn nhất thế giới – trang web đã vươn ra toàn cầu và đang chiếm lĩnh một vị trí không thể thay thế trong kinh doanh bán hàng online.

3. Thành công không dành cho người theo đuổi “chủ nghĩa an toàn”
 

Sự an toàn trong kinh doanh là điều cần thiết, sai một ly đi một dặm nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta cứ mãi đứng trong vùng an toàn không dám bước chân ra để đón nhận những thách thức mới. Nếu không chấp nhận rủi ro, thất bại, đánh đổi, thì mọi kế hoạch dù có được lập trình hoàn hảo đến đâu, nó vẫn chỉ là ảo tưởng.

Trong kinh tế học, có hai nguyên lý rất thú vị và nổi tiếng là "đánh đổi" và "chi phí cơ hội". Điều đó có nghĩa là để đạt được một mục tiêu nào đó, con người phải từ bỏ một mục tiêu khác và "chi phí cơ hội" chính là cái giá của việc đánh đổi đó. Chỉ vậy thôi, chúng ta cũng hiểu được rằng quá trình quyết định luôn là những tính toán, mà ở đó, người ta phải sẵn sàng mạo hiểm và chấp nhận cái giá phải trả, dù là đắt hay rẻ.

Có thể thành công chưa chắc dành cho những người tài giỏi nhất hay máu liều nhất nhưng chắc chắn một điều rằng, thành công không dành cho người theo đuổi chủ nghĩa an toàn. Nếu không có sự bứt phá, không có sự thay đổi chẳng mấy chốc bạn chỉ là người chạy đuổi theo sau chứ chưa nói đến là cán đích vinh quang.

 

*Tổng hợp và biên soạn

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger