Trường doanh nhân HBR ×

MÔ HÌNH KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG DÀNH CHO CÁC STARTUP

Nội dung [Hiện]

Theo báo Nhân Dân, Việt Nam hiện có khoảng 3.800 startup đang hoạt động, 84 vườn ươm, 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Nhưng cũng có đến 212 công ty khởi nghiệp phải đóng cửa trong quý 3/2023, phần lớn nguyên nhân đều do mô hình khởi nghiệp chưa phù hợp. Vậy làm thế nào để các startup lựa chọn mô hình khởi nghiệp đúng đắn, đạt được thành công tình hình khó khăn hiện nay?

1. Mô hình khởi nghiệp là gì?

Mô hình khởi nghiệp có thể được xem như một kế hoạch tổ chức để tạo ra doanh số và lợi nhuận. Nó không chỉ xác định các yếu tố tiềm năng mà còn giúp tổ chức vượt qua những thách thức ban đầu.

Mô hình này bao gồm mọi khía cạnh mà những nhà đầu tư dự định phát triển trong tương lai, như đối tượng khách hàng, tài nguyên chính, giá trị cốt lõi, nguồn doanh thu... Từ đó, tất cả các thành viên trong công ty có thể chia sẻ cùng một mục tiêu và hành động hướng tới mục tiêu chung đó.

Khái niệm mô hình khởi nghiệp là gì
Khái niệm mô hình khởi nghiệp là gì

2. Các yếu tố tạo nên một mô hình khởi nghiệp hiệu quả

Đánh giá các yếu tố tạo nên một mô hình khởi nghiệp hiệu quả rất quan trọng với các doanh nghiệp. Bởi các yếu tố này giúp giúp xác định khả năng thành công và tìm ra các điểm mạnh và yếu của mô hình khởi nghiệp. 5 yếu tố chính để tạo nên một mô hình khởi nghiệp hiệu quả phải kể đến như:

5 yếu tố chính để tạo nên một mô hình khởi nghiệp hiệu quả
5 yếu tố chính để tạo nên một mô hình khởi nghiệp hiệu quả

2.1. Hiểu rõ thị trường và phân khúc khách hàng 

Một mô hình khởi nghiệp kinh doanh cần có khả năng đánh giá chính xác thị trường và xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo:

  • Tối ưu hóa nguồn lực: Khi hiểu rõ thị trường và khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào các hoạt động marketing và phát triển sản phẩm hiệu quả nhất, giảm thiểu lãng phí.
  • Tăng hiệu quả chiến lược marketing: Đối tượng khách hàng rõ ràng giúp doanh nghiệp thiết kế các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị chính xác, đạt được sự thu hút cao từ nhóm khách hàng tiềm năng.
  • Cải thiện sản phẩm/dịch vụ: Thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng giúp doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ cho phù hợp hơn, từ đó tăng cơ hội thành công trên thị trường.

2.2. Sản phẩm có tiềm năng kinh doanh và phát triển 

Một sản phẩm có tiềm năng kinh doanh và phát triển cần đáp ứng nhu cầu, mong muốn, sở thích và giải quyết vấn đề của khách hàng. Nó cần thể hiện sự phù hợp và giá trị đối với khách hàng mục tiêu.

Việc đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, có mẫu mã hấp dẫn, chất lượng đáng tin cậy và giá cả cạnh tranh sẽ giúp thu hút khách hàng và thuyết phục họ chọn sản phẩm của doanh nghiệp thay vì các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

2.3. Cần có chiến lược tiếp thị

Để tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần triển khai một chiến lược tiếp thị toàn diện, kết hợp hiệu quả giữa các phương thức truyền thông trực tuyến và ngoại tuyến. Các công cụ tiếp thị hiện đại bao gồm:

  • Digital Marketing: Sử dụng các nền tảng như mạng xã hội, website và email để tạo dựng mối quan hệ và tương tác với khách hàng.
  • Thương mại điện tử: Tận dụng các sàn giao dịch trực tuyến như Shopee, Lazada và Tiki để mở rộng kênh bán hàng và tăng khả năng tiếp cận.
  • Sự kiện giới thiệu sản phẩm: Tổ chức các sự kiện để giới thiệu sản phẩm mới, tạo dấu ấn và gây chú ý trong cộng đồng.
  • Quảng cáo truyền thống: Phân phối tờ rơi và lắp đặt banner tại các vị trí chiến lược nhằm thu hút sự chú ý và tạo nhận thức về thương hiệu.

2.4. Đảm bảo quản lý mối quan hệ khách hàng

Để duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp cần xây dựng một chính sách quản lý mối quan hệ khách hàng chất lượng, bao gồm việc xây dựng hệ thống CRM, chương trình khuyến mãi, bảo hành…

Mục tiêu là không chỉ giữ chân khách hàng hiện có mà còn thu hút thêm khách hàng mới, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô và tăng cường sự trung thành của khách hàng với nhãn hàng.

2.5. Đảm bảo doanh thu

Để tạo ra một mô hình kinh doanh khởi nghiệp hiệu quả,  một trong những yếu tố cần xem xét đó là đảm bảo doanh thu. Dưới đây là một số biện pháp để đảm bảo doanh thu trong mô hình khởi nghiệp: 

  • Lập kế hoạch tài chính: Kế hoạch tài chính giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có sự kiểm soát tốt về tài chính và có khả năng dự đoán và điều chỉnh mục tiêu doanh thu theo thực tế.
  • Quản lý nguồn vốn: Quản lý nguồn vốn đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ tài nguyên để triển khai hoạt động kinh doanh và đạt được mục tiêu doanh thu.
  • Xác định nguồn doanh thu: Hiểu rõ và tận dụng các nguồn doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường lợi nhuận và đạt được sự bền vững.

3. Tổng hợp 7 mô hình khởi nghiệp hiệu quả và thành công nhất hiện nay

Mô hình khởi nghiệp đúng tạo ra một nền tảng để phát triển và mở rộng doanh nghiệp trong tương lai. Nó cho phép bạn dễ dàng mở rộng sản phẩm, dịch vụ hoặc thị trường mới và đạt được tăng trưởng bền vững. Hiện nay, có 7 mô hình khởi nghiệp hiệu quả và có tỷ lệ thành công cao nhất hiện nay.

3.1. Mô hình khởi nghiệp trên sàn thương mại điện tử

Hiện nay, các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki... đã trở thành những mô hình kinh doanh rất thành công. Chúng đã tạo ra một cơ hội kết nối hiệu quả giữa người mua và người bán, đồng thời mang lại sự thuận tiện đáng kể cho việc giao dịch trực tuyến.

Với sự phát triển nhanh chóng, thương mại điện tử đã trở thành một kênh bán hàng mạnh mẽ trong năm 2023. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng mà còn cho phép người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm, mua sắm và thanh toán một cách tiện lợi. 

Chìa khóa để thành công của mô hình khởi nghiệp này là bạn phải phân tích các yếu tố sau: 

  • Chọn mô hình kinh doanh phù hợp như B2C (Business to Consumer), B2B (Business to Business) hoặc C2C (Consumer to Consumer)
  • Xác định cách bạn sẽ kiếm lợi nhuận: bán hàng trực tiếp, dropshipping hoặc thông qua quảng cáo và Affiliate
Ưu và nhược điểm mô hình khởi nghiệp trên sàn thương mại điện tử
Ưu và nhược điểm mô hình khởi nghiệp trên sàn thương mại điện tử

3.2. Mô hình khởi nghiệp kinh doanh vận chuyển

Mô hình này tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận chuyển, bao gồm sự hoạt động của đội ngũ người giao hàng (shipper) và quản lý kho bãi. Qua mô hình này, các doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tin cậy cho khách hàng của mình.

Với sự gia tăng của mua sắm trực tuyến, nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua đã tăng lên đáng kể. Các công ty vận chuyển có thể tận dụng cơ hội này bằng cách xây dựng một hệ thống vận chuyển hiệu quả và linh hoạt. Đồng thời, việc quản lý kho bãi cũng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hàng hóa được lưu trữ và phân phối một cách chính xác và hiệu quả.

Ưu và nhược điểm mô hình khởi nghiệp kinh doanh vận chuyển
Ưu và nhược điểm mô hình khởi nghiệp kinh doanh vận chuyển

3.3. Mô hình kinh doanh Affiliate Marketing

Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là một hình thức tiếp thị dựa trên hiệu suất, trong đó nhà cung cấp trả hoa hồng cho cộng tác viên khi họ giới thiệu hoặc phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp đến người dùng.

Các thành phần của mô hình tiếp thị liên kết bao gồm:

  • Nhà cung cấp: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Cộng tác viên: Những người tham gia mô hình và nhận hoa hồng.
  • Người dùng: Những người mua sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua liên kết của cộng tác viên.
  • Mạng Affiliate Marketing: Nền tảng trung gian giữa nhà cung cấp và cộng tác viên.
Ưu và nhược điểm mô hình kinh doanh Affiliate Marketing
Ưu và nhược điểm mô hình kinh doanh Affiliate Marketing

>>> XEM THÊM: Affiliate marketing là gì? Cách làm hiệu quả cho cá nhân và doanh nghiệp

3.4. Mô hình “Freemium” bán trả phí

Mô hình khởi nghiệp "Freemium" là một chiến lược kinh doanh mà trong đó, doanh nghiệp cung cấp một phiên bản cơ bản của sản phẩm hoặc dịch vụ của họ miễn phí, nhưng đồng thời cũng cung cấp các phiên bản cao cấp hoặc tính năng bổ sung với chi phí. 

  • "Free" (miễn phí) đại diện cho sản phẩm hoặc dịch vụ cơ bản không tính phí, giúp thu hút một lượng lớn người dùng.
  • “Premium" (trả phí) đại diện cho các gói dịch vụ cao cấp, tính năng nâng cao hoặc trải nghiệm người dùng được cải thiện mà người dùng có thể chọn mua. 

 3.5. Mô hình khởi nghiệp Agency

Mô hình Agency ngày càng phát triển trong thời gian gần đây. Mô hình khởi nghiệp này cung cấp dịch vụ tư vấn và giải pháp Marketing cho các doanh nghiệp và tổ chức. Các agency này quy tụ đội ngũ chuyên gia với kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm phong phú trong ngành Marketing, đồng thời sở hữu khả năng sáng tạo để phát triển và thực thi các chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả.

3.6. Mô hình nhượng quyền chuỗi cửa hàng

Mô hình nhượng quyền chuỗi cửa hàng là một cách kinh doanh mà ở đó, bên nhượng quyền cung cấp công nghệ, thương hiệu và sản phẩm hoặc dịch vụ cho bên nhận quyền. 

Đây là một phương thức được nhiều doanh nhân mới nổi ưa thích vì nó cho phép họ khai thác các lợi thế sẵn có như sự nhận biết thương hiệu và quy trình sản xuất đã được thiết lập, giúp họ mở rộng kinh doanh một cách nhanh chóng.

3.7. Mô hình kinh doanh online

Trong kỷ nguyên Công nghệ 4.0, kinh doanh online trở thành mô hình ưu tiên cho nhiều doanh nghiệp. Sử dụng hiệu quả các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội như Facebook, TikTok, các doanh nghiệp có thể tiếp cận đông đảo khách hàng. Quy trình mua sắm trực tuyến giúp khách hàng dễ dàng tìm hiểu và đặt mua sản phẩm một cách thuận tiện.

Để áp dụng hiệu quả mô hình kinh doanh online. Doanh nghiệp cần thiết kế nhiều điểm chạm, nhằm đánh vào “Insight” khách hàng, thúc đẩy nhanh quyết định mua hàng.

4. 4 câu hỏi giúp xác lập mô hình khởi nghiệp phù hợp 

Để xác định một mô hình kinh doanh khởi nghiệp phù hợp, hãy đặt cho mình những câu hỏi sau:

  • Ai là khách hàng của bạn? Tìm hiểu về đặc điểm và nhu cầu của khách hàng, và xác định những vấn đề chưa được giải quyết hoặc những nhu cầu chưa được đáp ứng một cách tối ưu.
  • Bạn hướng đến phân ngành nào? Xác định một phân ngành cụ thể mà doanh nghiệp của bạn nhắm đến. Bạn có thể nhìn từ góc nhìn hẹp hoặc rộng, tùy thuộc vào mục tiêu và phạm vi của dự án.
  • Sự khác biệt của bạn so với đối thủ là gì? Xác định những điểm mạnh và lợi thế của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều gì làm cho bạn nổi bật và có thể duy trì lợi thế trong thời gian dài trên thị trường?
  • Giá trị mà bạn mang đến cho khách hàng là gì? Xác định những lợi ích và giá trị độc đáo mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang đến cho khách hàng. Điều gì làm cho bạn khác biệt và hấp dẫn đối với khách hàng?

Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn có thể xác lập được một mô hình kinh doanh khởi nghiệp phù hợp và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Một yếu tố quan trọng để phát triển một doanh nghiệp bền vững trên thị trường là xác định một mô hình khởi nghiệp phù hợp. Với bài viết trên hy vọng rằng bạn có thể tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Từ đó, bạn sẽ có thể xây dựng những chiến lược kinh doanh hiệu quả và đạt được lợi nhuận cao.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger