Trường doanh nhân HBR ×

KHÁM PHÁ 7 CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG GIÚP DOANH NGHIỆP LỰA NHÂN TÀI

Nội dung [Hiện]

Gia Cát Lượng hay Khổng Minh là một vị thừa tướng xuất sắc sống ở thời Tam quốc. Gia Cát Lượng nắm giữ nhiều chức danh lớn như nhà chính trị, nhà giáo, nhà chỉ huy quân sự, nhà ngoại giao. Sở hữu vốn kiến thức sâu rộng và trí thông minh, ông đã đưa ra các bí quyết giúp nhà lãnh đạo có thể tuyển chọn được nhân tài. Cho tới ngày nay, những bí quyết nhìn người, lựa nhân tài của Gia Cát Lượng vẫn được áp dụng mạnh mẽ trong các doanh nghiệp. Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu 7 cách nhìn người của Gia Cát Lượng trong bài viết sau!

KHÁM PHÁ 7 CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG GIÚP DOANH NGHIỆP LỰA NHÂN TÀI

1. Cách nhìn người qua việc hỏi đúng sai nhằm xem xét chí hướng

Cách nhìn người đầu tiên của Gia Cát Lượng đó là: “Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ Chí” - hỏi về điều phải lẽ trái để xem xét chí hướng. 

Điều đầu tiên giúp nhà lãnh đạo có thể nhìn đúng người đó là thông qua việc nhận định đúng sai. Qua các sự việc đúng sai hiện hữu, người lãnh đạo có thể đánh giá chính xác phẩm chất của một người là tốt hay xấu.

Nhà lãnh đạo khi tuyển dụng nhân tài, trước tiên có thể đưa ra các sự việc có tính phân định đúng hoặc sai và yêu cầu khéo léo đối phương việc đưa ra những quan điểm cá nhân cũng như nhận định riêng của họ. Câu trả lời nhận định này sẽ nói lên được phẩm chất, bản tính của họ.

Nếu như đối phương có thể đưa ra đúng sai, phải trái dứt khoát thì đó là người chính trực và phân minh. Tuy nhiên nếu đối phương “gió chiều nào che chiều ấy” thì nhà tuyển dụng cần xem xét lại nghiêm túc về nhân phẩm của họ. Bởi rõ ràng người không có chính kiến riêng thì khó có thể làm được việc lớn. Hãy ưu tiên lựa chọn người có lập trường riêng, có phong thái làm việc nghiêm túc trong tuyển dụng để làm việc lâu dài.

KHÁM PHÁ 7 CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG GIÚP DOANH NGHIỆP LỰA NHÂN TÀI

Cách nhìn người qua việc hỏi đúng sai để xem xét chí hướng

XEM THÊM: QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CHUẨN ĐỂ NHẬN DIỆN ĐÚNG NGƯỜI TÀI

2. Nhìn người qua câu hỏi tình huống nhằm xem xét khả năng ứng biến của đối phương

Tiêu chí nhìn người thứ 2 của Gia Cát Lượng đó là: “Cùng chi dĩ từ biện nhi quan kỳ Biến”. 

Theo bí kíp nhìn người này của Gia Cát Lượng, những câu hỏi tình huống rất đắt giá khi đánh giá khả năng ứng biến của 1 người. Trong tuyển dụng, khả năng ứng biến của nhân viên trong quá trình làm việc là rất quan trọng. Khi dùng người, doanh nghiệp nên hiểu để nhận biết 1 người có phải nhân tài để mình tin tưởng hay không, hãy thử dồn họ vào thế bí và quan sát cách làm việc của họ, cách họ tìm hướng giải quyết tình huống. Thông thường những người hoạt ngôn sẽ là người có bộ óc nhanh nhạy và làm việc hiệu quả. Vì thế, hãy thử áp dụng bí quyết này trong việc đánh giá và tuyển dụng nhân sự nhé!

5 Yếu tố cốt tử trong tuyển dụng nhân sự hiện đại | Trường doanh nhân HBR - Mr. Tony Dzung

3. Dùng mưu kế để đánh giá năng lực của đối phương

“Tư chi dĩ kế mưu nhi quan kỳ Thức” - là cách Gia Cát Lượng dùng mưu kế của mình để xem mưu kế, sách lược của đối phương. 

Những người tài giỏi là người có nhiều mưu kế, mưu kế không thể thiếu trong con người họ - Gia Cát Lượng đã nhận xét như vậy. Vậy, làm cách nào để có thể thấy được điều đó? 

Gia Cát Lượng đã chia sẻ cách rất đơn giản đó là đưa đối phương vào tình huống cụ thể, nói cho họ về kết cục thảm hại nếu như không có phương án, hướng giải quyết. Sau đó, hãy cho họ thời gian và chờ đợi kết quả. 

Ở thời Gia Cát Lượng, ông đã đưa ra tình huống triều đình bị giặc tấc công và các quân thần không ai có kế sách gì để dẹp trận chiến, vua và dân giơ tay đầu hàng chịu trói. Trong tình huống này, những người thực sự muốn cống hiến sẽ có kế sách chiến lược làm thay đổi cục diện. Đặc biệt là ở tình thế cấp bách, người tài giỏi sẽ càng bộc lộ được khả năng vận dụng trí óc của mình để cứu vãn đại cục.

Đúng với câu nói cổ nhân dạy cách nhìn người xưa: "Tuế bất hàn vô dĩ tri tùng bách, sự bất nan vô dĩ tri quân tử" (Đại ý là nếu sự việc không khó khăn thì sẽ không biết được ai là quân tử.)

Áp dụng vào tuyển dụng nhân tài ngày nay, các nhà tuyển dụng nên đưa ra tình huống xấu nhất trong kinh doanh, đưa ra tình hình kinh doanh tụt dốc để nhân sự có thể đề xuất hướng giải quyết. Đó là cách đánh giá chính xác khả năng của 1 người trong bối cảnh khó khăn nhất.

KHÁM PHÁ 7 CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG GIÚP DOANH NGHIỆP LỰA NHÂN TÀI

Cách nhìn người sử dụng mưu kế để đánh giá năng lực của một người 

4. Cách nhìn người qua việc dùng tình huống nguy khốn để kiểm tra dũng khí của đối phương

“Cáo chi dĩ nan nhi quan kỳ Dũng” - là cách nhìn người bằng việc đặt ra tình huống gian nguy để đánh giá sự dũng cảm của một người. 

Để có thể đánh giá chính xác khả năng của một người, cần phải nhìn nhận cách họ vượt qua tình huống nguy khốn. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” - khó khăn gian nan là công cụ để đo lòng quân tử. Đối với Gia Cát Lượng, người quân tử là người không ngại khó, ngại khổ, chỉ cần họ gặp bất bình sẽ sẵn sàng đối diện.

Trong tuyển dụng ngày nay, để có thể thử lòng nhân sự, nhà tuyển dụng nên nói rõ về những khó khăn, gian nan phía trước và nói với đối phương rằng họ là người chịu ảnh hưởng trong khó khăn ấy. Sau đó, nhà tuyển dụng có thể xem thái độ của nhân sự khi đối mặt với khó khăn, cách họ tìm hướng giải quyết để đánh giá chính xác năng lực và tinh thần của họ trong công việc.

XEM THÊM: TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ THỜI 4.0

5. Cổ nhân dạy cách nhìn người qua rượu để xem tính tình

Một cách nhìn người có thể hơi khác biệt nhưng lại rất hiệu quả mà Gia Cát Lượng và cổ nhân xưa đã dạy đó chính là “nhìn người qua rượu” - “Túy chi dĩ tửu nhi quan kỳ Tính”. Bản tính thực sự của một con người sẽ được bộc lộ khi họ say, “rượu vào lời ra”. 

Mỗi người trong cuộc sống đều đang đeo 1 chiếc mặt nạ và ẩn sâu bên trong mới thực sự là tính cách thật. Vậy, để đánh giá người khác, để hiểu được bản tính thật của họ, hãy mời rượu. 

Tuy đây là cách nghe có vẻ vô lý nhưng khi áp dụng vào thực tiễn lại rất hiệu quả. Năm xưa, trong lịch sử Trung Hoa, Gia Cát Lượng cũng đã sử dụng kế sách này và nhờ nó mà các triều đình cổ đại đã phát hiện được quan tham và chém đầu bao văn thần, võ tướng. Ở thời Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận cũng đã áp dụng thành công bí quyết “dùng rượu tước binh quyền” này. 

6. Dùng công danh lợi lộc nhằm thử lòng liêm chính

“Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ Liêm” - Để thử lòng đối phương, nhà lãnh đạo có thể nhìn vào thái độ của họ trước những lợi lộc công danh hào nhoáng trước mắt. Từ thái độ với công danh, có thể đánh giá được ai là người liêm chính, ai là quan tham. 

Những người có phẩm chất tốt đẹp, cao quý sẽ không vì lợi ích cá nhân mà làm điều sai trái, ngược lại với đạo đức. Những người không thể kháng cự được sự mê hoặc và cám dỗ của công danh, tiền tài là kẻ tiểu nhân, có thể làm ảnh hưởng đến cả tập thể lớn. Trong tuyển dụng ngày nay, đặc biệt là tuyển dụng vị trí cấp cao, người có nhiều quyền hành, nhà tuyển dụng cần phải cẩn trọng trong việc nhìn người bằng cách dùng công danh soi chiếu này. 

KHÁM PHÁ 7 CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG GIÚP DOANH NGHIỆP LỰA NHÂN TÀI

Cách nhìn người dùng công danh

7. Nhìn người qua cách giao việc để biết chữ tín

Trong 7 cách nhìn người của Gia Cát Lượng, chữ Tín rất quan trọng. Để chọn lọc người tài, hãy nhìn vào bằng chứng chứng minh năng lực thực tế của họ. Quan trọng nhất, hãy giao công việc cụ thể cho đối phương và đánh giá về chất lượng, thời hạn hoàn thành công việc của họ.

Những người chỉ nói mà không làm, hãy cẩn trọng và xem xét kỹ lưỡng. Người nói được, làm được, giữ lời hứa, giữ chữ tín mới đáng tin cậy và giao phó cho họ  nhiệm vụ quan trọng. 

“Nhân vô tín bất lập” câu nói này của Gia Cát Lượng chỉ việc làm người quan trọng nhất chữ tín, nếu không có chữ tín, ắt bạn sẽ khó có chỗ đứng trong xã hội. Hãy nhìn vào điều này mà tuyển dụng nhân sự dù ở bất cứ thời đại nào.

6 yếu tố thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân sự | Tony Dzung - Trường Doanh Nhân HBR

Trên đây là 7 cách nhìn người của Gia Cát Lượng giúp doanh nghiệp có thể áp dụng vào việc lựa chọn nhân tài. Mong rằng, các doanh nghiệp có thể áp dụng để thực hiện quy trình tuyển dụng thông minh và giữ chân được người tài nhé!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger