Trường doanh nhân HBR ×

ELON MUSK CHO RẰNG DOANH NGHIỆP CÓ NGƯỜI QUẢN LÝ ĐANG LÀ ĐIỀU RẤT SAI LẦM

Nội dung [Hiện]

Người quản lý có vai trò điều phối, kết nối nhân sự. Nhưng theo Elon Musk, doanh nghiệp không cần phải có cấp quản lý. Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu quan điểm này của tỷ phú Elon Musk ở bài viết dưới đây.

1. Trước Elon Musk là Gore

Bill Gore, nhà đồng sáng lập của Gore-Tex, một công ty trị giá 3,3 tỷ USD. Ngay từ thuở “còn trong trứng nước”, Gore đã sớm xác định rằng công ty của mình sẽ không cần quản lý. Ông đã tạo ra những nhóm nhỏ, phòng tự trị và gạt bỏ đi vai trò của quản lý trong tổ chức. 

Tới năm 1976, ông công bố mô hình Tổ chức Lattice bằng một bản thảo ngắn mô tả rằng tất cả công ty dù lớn hay nhỏ đều có thể phát triển tốt hơn khi không có những người quản lý. Mô hình này được Gore nhận định rằng nó rất dễ thực hiện, mọi công ty đều có thể áp dụng được.

Mô hình Tổ chức Lattice của Gore không có cấp bậc hay người quản lý truyền thống. Thay vào đó, nó dựa trên việc tổ chức công ty thành các nhóm tự quản lý. Mỗi nhóm đóng vai trò tương tự như một đơn vị kinh doanh nhỏ trong công ty.

Các thành viên trong nhóm có thể trực tiếp liên hệ với nhau để thực hiện công việc hoặc giải quyết vấn đề. Trong mô hình này, không có sự phụ thuộc vào quản lý truyền thống. Thay vào đó, sự trao đổi thông tin và quyền lực được phân phối trực tiếp giữa các thành viên

Mỗi nhóm có quyền tự quyết định và tự quản lý các nhiệm vụ và dự án của mình. Điều này tạo ra một môi trường linh hoạt và khuyến khích sự sáng tạo.Tính tới thời điểm hiện tại, mô hình Tổ chức Lattice của Gore đã được áp dụng cho hàng trăm, nghìn công ty lớn nhỏ khác nhau trên toàn thế giới.

ELON MUSK CHO RẰNG DOANH NGHIỆP CÓ NGƯỜI QUẢN LÝ ĐANG LÀ ĐIỀU RẤT SAI LẦM

Trong mô hình tổ chức Lattice các thành viên trực tiếp trao đổi với nhau mà không cần thông qua quản lý

XEM THÊM: 9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

XEM THÊM: NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ LÀ GÌ? 6 CÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO

2. Sự đồng nhất trong quan điểm của Elon Musk 

Bằng sự đồng thuận sâu sắc của mình với mô hình Lattice, Elon Musk đã nhân rộng và phát triển rộng rãi mô hình này. Trong email gửi nhân sự của mình, ông đã cho toàn thể nhân viên của mình thấy được sự thật phũ phàng. Nhà quản lý chẳng mang lại giá trị đáng kể nào cho tập thể, thậm chí còn làm chậm tiến độ mọi thứ.

"Hiện tại có 2 luồng suy nghĩ về cách thức thông tin nên được chuyển đi bên trong Tesla. Cách thức phổ biến nhất đang là những chuỗi mệnh lệnh, nghĩa là thông tin luôn được chuyển đi thông qua những người quản lý, sếp. Vấn đề của cách tiếp cận này, là nó chỉ đề cao trách nhiệm của những người làm quản lý trong khi nó chẳng làm được gì để giúp công ty.

Để giải quyết vấn đề này nhanh chóng, hai người ở những bộ phận khác nhau nên nói chuyện trực tiếp và làm mọi thứ luôn. Hiện tại, mọi người có vấn đề gì thường liên hệ trực tiếp với quản lý của mình, rồi người quản lý đó lại chuyển lời lên cấp trên cao hơn, cấp trên chuyển sang bộ phận khác và rồi cứ thế chuyển tới cấp dưới. Nó rất ngốc nghếch, tất cả những người quản lý nào đang làm theo cách này hoặc cổ vũ cho nó, nên tìm việc mới dần đi là vừa.

Tất cả những người đang làm việc tại Tesla có thể và nên gửi email/nói chuyện trực tiếp với người mình cần để vấn đề được giải quyết một cách nhanh nhất, đem lại lợi ích cho cả tập thể.

Bạn có thể nói chuyện trực tiếp với cấp trên của quản lý bạn mà không cần xin phép ai cả, bạn có thể nói chuyện với phó giám đốc ở một phân mảng khác, bạn có thể nói chuyện với tôi, bạn có thể nói chuyện với bất kỳ ai mà chẳng phải xin phép ai cả. Thêm vào đó, bạn nên thực hiện nó nhiều vào cho tới khi những điều đúng xuất hiện. Điểm mấu chốt là chúng ta phải thực hiện mọi thứ thật nhanh, thật tốt. Chúng ta không thể cạnh tranh với những công ty sản xuất xe khác về kích thước nhân sự, mô hình, chính vì thế chúng ta phải thực hiện nó với sự thông minh, linh hoạt.

Và điểm cuối cùng là những người đang làm quản lý hãy nỗ lực hơn nữa, đừng tạo ra lối tư duy "sếp cạnh tranh với nhân viên" hay cản trở giao tiếp trong công việc. Đây là lối tư duy khá tự nhiên và cần được đẩy lùi. Chúng ta có thể khiến Tesla tốt hơn ra sao nếu ta tự tạo rào cản bên trong chúng ta?

Chúng ta đang trên cùng một con thuyền. Hãy luôn định hình rằng mình đang làm điều tốt cho tập thể chứ không phải là một gánh nặng.

Cám ơn, Elon."

ELON MUSK CHO RẰNG DOANH NGHIỆP CÓ NGƯỜI QUẢN LÝ ĐANG LÀ ĐIỀU RẤT SAI LẦM

Quan điểm quản lý của Elon Musk

Bằng cách loại bỏ cấu trúc quản lý truyền thống, mô hình Tổ chức Lattice cũng giúp giảm bớt sự trì trệ và tăng cường sự linh hoạt trong quyết định và thực hiện dự án của Tesla. Điều này hoàn toàn phù hợp với triết lý của Elon Musk, người thường muốn đưa ra quyết định nhanh chóng và thực hiện các dự án một cách hiệu quả.

3. Ưu và nhược điểm của mô hình Tổ chức Lattice 

Tuy nhiên, Trường Doanh Nhân HBR lưu ý rằng mô hình Tổ chức Lattice không phải là một phương pháp phù hợp cho tất cả các tổ chức. Bởi nó yêu cầu một mức độ cao về trách nhiệm cá nhân, tự quản lý và khả năng làm việc nhóm. Dưới đây là một vài ưu và nhược điểm của mô hình này.

3.1. Ưu điểm của mô hình tổ chức Lattice

  • Tính linh hoạt: Mô hình Tổ chức Lattice cho phép mọi thành viên của công ty được tự do lựa chọn và tham gia vào các dự án theo sở thích và năng lực của mình, thay vì phải tuân thủ theo cấu trúc quản lý truyền thống. Điều này tạo ra sự linh hoạt và khả năng thích ứng với các thay đổi và yêu cầu của công việc.

  • Khuyến khích sáng tạo và đổi mới: Mô hình này khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới bởi việc cho phép các thành viên tự quyết định và tận dụng tối đa năng lực và ý tưởng của mình. Góp phần vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, nhằm đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường.

  • Tăng khả năng phát triển cá nhân: Mô hình Tổ chức Lattice tạo ra một môi trường cho phép các nhân viên phát triển các kỹ năng và kiến thức của họ thông qua việc làm việc trên nhiều dự án và lĩnh vực khác nhau. Điều này có thể giúp họ trở nên đa năng và có khả năng tiến xa trong sự nghiệp.

3.2. Nhược điểm của mô hình tổ chức Lattice

  • Thiếu sự hướng dẫn rõ ràng: Với mô hình Tổ chức Lattice, không có cấu trúc quản lý cụ thể và sự hướng dẫn rõ ràng. Điều này có thể dẫn đến sự mơ hồ và mất đi sự định hướng trong công việc. Một số nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc tự quản lý và tổ chức công việc của mình.

  • Đánh giá hiệu suất khó khăn: Vì không có cấu trúc quản lý rõ ràng, việc đánh giá hiệu suất của các thành viên trong mô hình Tổ chức Lattice có thể trở nên khó khăn. Thiếu sự công bằng trong việc xác định đóng góp cá nhân và là nguyên nhân chính dẫn đến sự bất đồng với tổ chức

  • Mất khả năng kiểm soát: Trong mô hình này, mọi thành viên đều có quyền tự quyết định và tham gia các dự án, điều này có thể dẫn đến việc mất kiểm soát và không hiệu quả trong việc tổ chức và quản lý công việc. Sự tự do tuyệt đối có thể gây ra sự mất đồng thuận và mất định hướng chung trong công ty.

ELON MUSK CHO RẰNG DOANH NGHIỆP CÓ NGƯỜI QUẢN LÝ ĐANG LÀ ĐIỀU RẤT SAI LẦM

Doanh nghiệp cần cân nhắc khi áp dụng mô hình tổ chức Lattice

Quan điểm quản lý của tỷ phú Elon Musk quả thực là một quan điểm mới mẻ và hiện đại. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần lưu ý những ưu nhược điểm của mô hình này để áp dụng với một mức độ phù hợp. Vừa đảm bảo hiệu suất và kỷ luật , vừa đảm bảo quyền tự do ngôn luận và khả năng phát triển của nhân viên. Chúc các bạn thành công.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger