Trường doanh nhân HBR ×

8 BÀI HỌC KINH DOANH PHẢI LUÔN KHẮC CỐT GHI TÂM ĐỂ THÀNH CÔNG BỀN VỮNG

Nội dung [Hiện]

Trong cuộc hành trình phát triển kinh doanh, việc rút ra bài học kinh doanh quý giá từ những thất bại và thành công là một yếu tố vô cùng quan trọng. Kinh doanh không chỉ đơn thuần là về việc tạo ra lợi nhuận, mà còn là về việc xây dựng một sự thành công bền vững và mang lại giá trị cho cộng đồng. Và để đạt được điều này, có những nguyên tắc kinh doanh cốt lõi mà doanh nghiệp nên khắc cốt ghi tâm.

1. Luôn tập trung vào khách hàng mục tiêu

"Nếu chỉ chăm chăm nhìn đối thủ cạnh tranh, bạn luôn phải đợi đến khi đối thủ làm gì đó. Còn nếu tập trung vào khách hàng, bạn sẽ là người đi tiên phong", Jeff Bezos - CEO Amazon.

Xây dựng văn hóa tập trung vào khách hàng chính là bài học kinh doanh quan trọng với tất cả doanh nghiệp. Để làm được điều này, chủ doanh nghiệp, giám đốc, trưởng phòng các bộ phận phải luôn ám ảnh vào nỗi đau của khách hàng. Những người đứng đầu phải luôn đặt ra câu hỏi: “Làm sao để giải quyết các vấn đề để mang lại nhiều giá trị nhất của khách hàng". Sau đó, sự tập trung vào khách hàng cần được truyền thông mạnh mẽ trong nội bộ để trở thành giá trị cốt lõi của tổ chức.

Từ việc thấu hiểu nỗi đau và mong muốn của khách hàng mục tiêu, phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm R&D cùng phòng kinh doanh sẽ sáng tạo ra những sản phẩm/ dịch vụ phù hợp nhất với khách hàng. Phòng Marketing và Sales sẽ biết cách truyền thông, chăm sóc khách hàng tốt nhất để mang lại doanh thu “khủng" cho doanh nghiệp. 

Xây dựng văn hóa tập trung vào khách hàng cho tổ chức | Trường doanh nhân HBR

Không phải tự nhiên Amazon được gọi với danh xưng “Gã khổng lồ ngành thương mại điện tử” với hơn 200 triệu người dùng trên toàn cầu. Tất cả đều nhờ vào quá trình học hỏi, nghiên cứu về hành vi của khách hàng nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt nhất. 

Amazon luôn đi đầu trong việc “chiều lòng” khách hàng, ông lớn này chính là người tiên phong trong việc sử dụng dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. Amazon gợi ý sản phẩm dựa trên lịch sử mua hàng và sở thích cá nhân của khách hàng, từ đó tạo ra một trải nghiệm mua sắm cá nhân hơn và thuận tiện hơn.

XEM THÊM: HƯỚNG DẪN CÁCH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU TỪ A - Z

2. Định hình giá trị cốt lõi của tổ chức

Giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp là những nguyên tắc, niềm tin và tiêu chí mà doanh nghiệp xây dựng và tuân thủ để tạo ra môi trường làm việc văn minh, kỷ luật, năng động.

Giá trị cốt lõi (còn gọi là văn hoá doanh nghiệp) có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp, nhân viên và khách hàng. 

  • Đối với nhà quản trị: Văn hoá doanh nghiệp giúp lãnh đạo định hình giá trị cốt lõi và mục tiêu chung của tổ chức.

  • Đối với nhân sự: Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân sự nắm bắt mục tiêu của doanh nghiệp, phong cách làm việc của lãnh đạo, giúp gắn kết tinh thần đoàn kết hướng về mục tiêu chung của tổ chức.

  • Đối với khách hàng: Nếu doanh nghiệp có văn hoá tập trung vào khách hàng, tính cam kết và trách nhiệm thì khách hàng sẽ tin tưởng với doanh nghiệp hơn.

Văn hoá của Google được coi là một trong những yếu tố quan trọng vào sự thành công của công ty đa quốc gia này. “Tự do và sáng tạo" là văn hoá nổi bật nhất của Google. Công ty công nghệ này tạo ra một môi trường làm việc tự do, khuyến khích nhân viên đề xuất ý tưởng mới. Điều này thúc đẩy sự sáng tạo và khám phá, giúp Google trở thành một trung tâm đổi mới liên tục và thu hút rất nhiều nhân tài trên thế giới. 

3. Chọn người đồng hành phù hợp hơn người giỏi

Cổ nhân xưa đã có câu: "Người đồng hành phù hợp như một hòn đá đỡ đằng sau, vững chắc và ủng hộ ta bước qua khó khăn. Còn người giỏi chỉ là một cánh chim bay lượn trên đầu, không thể đồng hành cùng ta trong mọi thử thách"

Chính vì thế, ngay từ khâu tuyển dụng, nhà quản trị cần xác định niềm tin, giá trị, văn hóa của nhân sự đó xem có tương đồng với công ty hay không, có làm việc được lâu dài hay không. Nếu chưa tìm được người phù hợp hoàn toàn, doanh nghiệp có thể cân nhắc người phù hợp nhất sau đó đào tạo và định hướng leader theo mục tiêu chung của tổ chức.

Pixar Animation Studios là một trong những nhà làm phim hoạt hình nổi tiếng thế với những series đình đám như "Monsters, Inc.," "Up," và "Inside Out”... Cha đẻ của những tác phẩm này đó chính là Peter Docter - nhà biên kịch gắn bó với Pixar hơn 30 năm. Lý do để ông cam kết và cống hiến đó chính là nhờ sự tương đồng trong quan điểm làm phim của cả hai: Hoạt hình hoạt hình không chỉ là một thể loại giải trí dành cho trẻ em mà còn là một phương tiện mạnh mẽ để khám phá và truyền tải những tình cảm và ý nghĩa sâu sắc hướng con người đến cái thiện. 

Bài học kinh doanh chọn người phù hợp hơn người giỏi
Bài học kinh doanh chọn người phù hợp hơn người giỏi

4. Học tập, sáng tạo không ngừng và đừng ngủ quên trên chiến thắng

Văn hóa học tập trong doanh nghiệp như một chiếc thuyền đưa tổ chức đi lên phía trước. Khi có tinh thần học tập, đổi mới sáng tạo không ngừng, doanh nghiệp sẽ tiếp thu được những kiến thức mới mẻ, hữu ích. Không ngừng cập nhật những xu hướng, thông tin mới sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. 

Có một sự thật rằng, một doanh nghiệp dành nhiều thời gian, tiền bạc đầu tư vào nhân sự như: mua sách, mua khóa học đào tạo, tổ chức các cuộc thi bổ ích sẽ thành công sớm hơn so với những doanh nghiệp chỉ tập trung vào cách gia tăng lợi nhuận. 

"Hãy xây dựng một văn hóa học tập và đổi mới trong tổ chức. Điều này khuyến khích sự sáng tạo, khám phá và khả năng thích ứng với sự thay đổi." -  CEO Amazon ,Jeff Bezos

5. Xây dựng thái độ, thói quen sống tích cực

Bài học kinh doanh luôn rèn luyện thói quen tích cực vô cùng cần thiết trong doanh nghiệp. Nhưng khi người lãnh đạo trong doanh nghiệp thực sự tốt mới làm gương tốt cho nhân viên của mình được. 

Một người lãnh đạo tốt là một người biết chịu trách nhiệm về hành động của mình, không đổ lỗi cho bất kỳ lý do ngoại cảnh nào. Ngược lại, nếu một người lãnh đạo chỉ biết đổ lỗi cho nhân sự kém, do thiếu nguồn lực, do thị trường khốc liệt… mà không đưa ra giải pháp thì doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng, mất phương hướng.

Doanh nghiệp thành hay bại đều phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo của những người đứng đầu tổ chức

6. Xây dựng mạng lưới liên kết chất lượng

Trong kinh doanh, mối quan hệ, mạng lưới kinh doanh là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các công ty Logistic. Việc thiết lập mối quan hệ Win - win với các đối tác B2B, B2C là điều tất yếu để giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần. 

Tất cả sự hợp tác đều dựa trên giá trị và lợi ích. Vì vậy khi hợp tác doanh nghiệp cần cố gắng mang lại giá trị cho đối tác và tận dụng tối đa nguồn lực để giúp doanh nghiệp phát triển. 

Mối quan hệ hợp tác của Gemadept Corporation (Gemadept) và  Vietnam Airlines  là bài học kinh doanh về mạng lưới liên kết chất lượng. Gemadept Corporation kí hợp đồng vận chuyển định kỳ hàng năm với Vietnam Airlines, ngược lại Vietnam Airlines cũng đưa Gemadept vào khách hàng ưu tiên với nhiều chiết khấu hấp dẫn.

7. Kiên trì, kỷ luật là cây cầu nối giữa mục tiêu và kết quả

Indra Nooyi, cựu CEO của PepsiCo đã từng nói: "Kiên trì và kỷ luật là hai yếu tố không thể thiếu để chúng ta vượt qua những thách thức và đạt được thành công. Hãy luôn nhớ rằng mục tiêu chỉ là một khát vọng, nhưng chỉ thông qua sự kiên nhẫn và kỷ luật chúng ta mới biến khát vọng thành hiện thực”. 

Sự kiên trì và kỷ luật trong mọi trường hợp là cách giúp đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong tổ chức tuân thủ các quy trình và quy định được đặt ra. Điều này tạo ra một môi trường làm việc có trật tự và công bằng, tránh sự mơ hồ và thiên vị trong công việc. 

Để xây dựng văn hóa kiên trì, kỷ luật trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo trước tiên cần có ý thức tự lãnh đạo chính bản thân mình, tuân thủ nội quy của công ty một cách nghiêm túc như: đi làm đúng giờ, thưởng phạt phân minh và tự đo lường hiệu suất công việc của mình. 

XEM THÊM: KỶ LUẬT TỰ GIÁC - THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG

8. Nắm bắt công nghệ

Bài học kinh doanh nắm bắt công nghệ là một yếu tố quan trọng để làm nên thành công của doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tăng cường độ cạnh tranh, sáng tạo và tối ưu hóa hiệu suất, mà còn mở ra những cơ hội mới và thay đổi cách thức hoạt động của một ngành công nghiệp.

  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Các doanh nghiệp nắm bắt công nghệ sớm và sử dụng nó để tối ưu hóa quy trình, cải thiện sản phẩm và dịch vụ, sẽ có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình

  • Tối ưu hóa hiệu suất: Việc áp dụng công nghệ thông minh, tự động hóa quy trình và sử dụng phân tích dữ liệu giúp cải thiện hiệu quả vận hành, tiết kiệm thời gian và tài nguyên

  • Tiếp cận khách hàng: Việc sử dụng các kênh truyền thông số, mạng xã hội, ứng dụng di động và khai thác dữ liệu khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tạo ra trải nghiệm tốt hơn và tăng cường sự tương tác

Amazon đã phát triển AWS (Amazon Web Services), một dịch vụ đám mây hàng đầu thế giới, cho phép doanh nghiệp và cá nhân thuê tài nguyên máy chủ và lưu trữ trực tuyến. AWS đã thay đổi cách thức triển khai và quản lý hạ tầng công nghệ thông tin, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng cường linh hoạt và mở rộng khả năng xử lý. Có nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới đã áp dụng AWS để nâng cao khả năng công nghệ và quản lý doanh nghiệp như: Netflix, Spotify, Adobe, BMW… 

Bài học kinh doanh nắm bắt công nghệ
Bài học kinh doanh nắm bắt công nghệ

Kinh doanh là một hành trình đầy thử thách và không ngừng học hỏi. Có những bài học kinh doanh quan trọng mà mỗi doanh nhân nên ghi nhớ và áp dụng liên tục để đạt được thành công bền vững. Mong rằng với bài viết này, Trường doanh nhân HBR đã cung cấp cho nhà quản trị những kinh nghiệm và bài học hay để doanh nghiệp lớn mạnh hơn nữa !

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger